5 loại thực phẩm cần tránh để phòng dịch bệnh
Để bảo vệ sức khỏe tốt, ngoài việc phòng ngừa đeo khẩu trang, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng các bạn phải biết món ăn cần tránh trong mùa dịch COVID-19
Thưc phâm không nên ăn đê phong tranh dich bênh
Anh minh hoa
Thit đông vât hoang da
Mặc dù nguồn gốc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 chủng mới từ người động vật sang người vẫn đang tiếp tục được làm rõ, các chuyên gia cảnh báo việc tiêu thụ động vật hoang dã có nguy cơ lây nhiễm virus rât cao. Nhiều nghiên cứu mới đây cũng xếp dơi, rắn, chuột vào nhóm có khả năng là nguồn lây lan COVID-19.
WHO khuyến cáo người dân không ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là rắn, dơi, chuột vốn rất được ưa thích ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Anh minh hoa
Tiêt canh cac loai đông vât
Nhiều người không chỉ ăn tiết canh các loài gia cầm như gà, vịt,… mà còn của các loài động vật hoang dã như dơi, trũi, nhím,… vì cho rằng nó có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chữa bệnh. Nhưng thực ra, tiết canh là máu sống của các loài động vật chưa được tiêu diệt các kí sinh trùng, vi khuẩn trong cơ thể của chúng. Nếu nhiều người ăn phải máu của các loài động vật đang mang bệnh sẽ gây ra các bệnh liên cầu lợn, nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Anh minh hoa
Video đang HOT
Chắc hẳn, trứng sống hay trứng lòng đào không xa lạ gì với chúng ta. Nhưng trong thời điểm virus đang ngày lan rộng nhanh, bạn nên hạn chế với món ăn này vì đó có thể là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp cho cơ thể người. Hãy có thói quen chế biến trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng rồi hãy thưởng thức để bảo vệ sức khỏe của bạn nhé.
Anh minh hoa
Thịt tái
Chúng ta thường thấy thịt tái luôn xuất hiện trong những món phở, hủ tiếu, lẩu… mà nhiều người rất khoái khẩu. Có thể bạn chưa biết độ dinh dưỡng giữa thịt bò tái và thịt bò chín không có chênh lệch quá nhiều nhưng độ an toàn là khác nhau một trời một vực. Thịt bò có khả năng cao bị nhiễm khuẩn các loại ký sinh trùng như giun, sán,… không đảm bảo vệ sinh.
Không chỉ cần tránh trong mùa dịch COVID-19, hãy bỏ dần thói quen ăn thịt tái của mình để giữ cho sức khỏe ở trạng thái tốt nhất ở bất kỳ thời điểm nào. Để đảm bảo an toàn, bạn cần đun sô nấu chín thịt ở nhiệt độ tối thiểu 63 độ C và ăn sau đó 3 phút.
Anh minh hoa
Cac loai goi, hai san tươi sông
Trong các loại gỏi cá, đặc biệt là các loại cá nước ngọt sẽ dễ khiến người ăn bị nhiễm các loại sán như sán ruột nhỏ, sán lá gan nếu không được nấu chín.
Các món hải sản như hàu vắt chanh, sushi, sashimi và các loại hải sản có thể ăn sống như bạch tuộc, mực có thể sẽ mang theo mầm bệnh lây nhiễm cho con người nếu chỉ được chế biến với nước hoặc muối.
Đặc biệt là hàu, tuy mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Thứ nhất là vi khuẩn Norovirus sẽ gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Thứ hai là Vibrio có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Những vi khuẩn này có thể khiến sức đề kháng bị yếu đi và làm cho các loại vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh.
Lưa chon thưc phâm đam bao dinh dương, bao vê sưc khoe
Các loại vitamin tan trong nước, vitamin tan trong mỡ và các vi chất. Đặc biệt là các loại vitamin như A, C, E, Kẽm để tăng sức đề kháng và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Vitamin C có chứa nhiều trong các loại rau củ như súp lơ, dứa, cam, đu đủ, cà chua… Vitamin E có chứa nhiều trong các loại rau cải xanh, đu đủ, bơ, dầu từ các loại hạt… Vitamin A có nhiều trong gan, cà rốt, bông cải, ớt ngọt… Kẽm có chứa nhiều trong sò, đậu hà lan, đậu tương, lòng đỏ trứng…
Bên cạnh đó, cần phải ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm như nhóm đường bột như gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…, nhóm chất đạm như thịt lợn, gia cầm, cá, tôm, cua, đạm thực vật từ đậu nành…, nhóm chất béo dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành…, nhóm vitamin như các loại rau xanh, quả chín… Trước và sau khi ăn cần phải trụng nước sôi các đồ vật như bát, đũa, đĩa, thìa…
Cần phải hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo như thịt nướng, thịt hun khói, các món ăn quy, rán. Các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội. Các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các loại thức ăn bị nấm mốc vì các loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
Công ty BKAV và Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Y Tế vừa chính thức ra mắt ứng dụng Bluezone. Đây là ứng dụng sử dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp, viết tắt là BLE (Bluetooth low energy). Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau ở khoảng cách 2 mét, ghi nhận sự tiếp xúc gần, tiếp xúc vào lúc nào và trong bao lâu.
Ứng dụng này sẽ giúp người dùng biết được và kiểm soát các tiếp xúc gần nếu phát hiện ca nhiễm COVID-19 F0.
6 loại thực phẩm tuyệt đối đừng nên hâm nóng trong lò vi sóng nếu không nó sẽ phát nổ hoặc gây độc cho thức ăn
Lò vi sóng trong cuộc sống hiện đại mang đến rất nhiều tiện ích, tuy nhiên không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể hâm nóng trong lò vi sóng.
Lò vi sóng từ lâu đã trở thành vật dụng nhà bếp không thể thiếu trong mỗi gia đình, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như hâm nóng thực phẩm, rã đông và nấu ăn trong gia đình.
Nhưng chúng ta có thực sự hiểu lò vi sóng không? Có phải bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể được làm nóng trực tiếp trong lò vi sóng? Tất nhiên là không. Có 6 loại thực phẩm không thể hâm nóng trong lò vi sóng bởi nó có thể gây ra một vụ nổ trong căn bếp của bạn hoặc làm biến chất thức ăn khiến chúng ẩn chứa nhiều độc tố gây hại cho cơ thể.
1. Trứng
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người sẽ làm nóng trứng trong lò vi sóng, nhưng chuyển động tốc độ cao của nước sẽ tạo thành hơi nước và nhiệt. Lượng hơi nước và nhiệt này ngày một nhiều nhưng bị bó buộc trong lớp vỏ trứng, màng trứng và albumen, từ đó khiến trứng nở ra hoặc thậm chí phát nổ. Bất kể trứng có được bóc vỏ hay không, trứng chín hay trứng sống, nó cũng không thể được làm nóng trong lò vi sóng.
Tin tức buổi tối Vũ Hán đưa tin vào tháng 11/2015 ông Zhu ở Vũ Hán (Hồ Bắc) đổ đầy nước vào một cái bát nhựa, cho trứng vào bát và đun nóng bằng lò vi sóng. Hai phút sau, lò vi sóng được mở ra, trứng bắt đầu nổ tung khắp mọi nơi. Điều này khiến cho cả mí mắt và nhãn cầu của ông Zhu đều bị vỡ, khiến 2 mắt mù hoàn toàn. Đây là câu chuyện dẫn chứng cho thấy bạn không nên làm nóng trứng bằng lò vi sóng.
2. Sữa mẹ
Nhiều bà mẹ vắt sữa vào bình bú và bảo quản trong tủ lạnh, sau đó dùng lò vi sóng để hâm nóng lại sữa, điều này dễ dẫn đến việc giảm các chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ.
Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ vi khuẩn E.coli trong sữa mẹ được hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ sinh sôi cao gấp 18 lần so với các phương pháp làm nóng khác. Sau khi đọc xong thông tin này, bạn có dám cho con bú sữa được hâm nóng bằng lò vi sóng nữa không?
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh có lẽ là loại thực phẩm được nhiều người nấu nướng bằng lò vi sóng nhất, bởi vì bạn chỉ cần cho chút nước vào bát rồi thả bông cải xanh vào, bật lò vi sóng lên và thế là xong.
Tuy nhiên, nấu bông cải xanh trong lò vi sóng sẽ làm giảm 97% hàm lượng chất chống oxy hóa và gần như tất cả các chất dinh dưỡng trong bông cải xanh sẽ bị mất! Nấu ăn bông cải xanh trên một bếp gas sẽ chỉ làm giảm chất chống oxy hóa của nó bằng 11%. Vậy nên, đừng bỏ phí lượng lớn dinh dưỡng có trong loại thực phẩm bổ dưỡng này chỉ vì lười nhé!
4. Ớt khô
Chất capsaicin trong ớt khô rất dễ bay hơi và nó không ổn định, rất dễ bắt lửa khi được làm nóng bằng lò vi sóng, do đó nếu không cẩn thận, rất dễ nó có thể gây ra một vụ nổ trong căn bếp của bạn. Mặt khác, trong quá trình làm nóng trong lò vi sóng, các hóa chất phát ra từ ớt khô có thể gây kích ứng mắt và cổ họng.
5. Thịt chín tái
Nếu thịt chín tái không được sử dụng hết, bạn sẽ cho thịt vào tủ lạnh để đông lạnh, nhưng thịt rất dễ sinh ra vi khuẩn. Thịt nấu chín tái được ăn trực tiếp sau khi quay trong lò vi sóng thực sự không lành mạnh.
Điều này là bởi vì loại thịt này cần được khử trùng ở nhiệt độ cao trước khi ăn, trong khi đó lò vi sóng không thể làm điều đó.
6. Tỏi
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy, làm nóng tỏi bằng lò vi sóng trong 1 phút sẽ phá hủy các hợp chất thioallyl hoạt động, làm mất tác dụng chống ung thư của tỏi.
Ngoài ra, hầu hết các loại rau, đặc biệt là rau xanh, được làm nóng trong lò vi sóng có thể làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng bởi vì các chất dinh dưỡng như vitamin C trong rau quả rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Trong khi đó, thịt, trứng và thực phẩm giàu tinh bột được làm nóng bằng lò vi sóng, lượng dinh dưỡng mất đi là rất nhỏ.
Bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong thời điểm 'bình thường mới' Mẹ bầu nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn quán vỉa hè, rửa tay với xà phòng, củng cố hệ miễn dịch... để nâng cao sức đề kháng, phòng dịch bệnh. Theo các chuyên gia y tế, thời điểm "bình thường mới" không có nghĩa Covid-19 biến mất. Khi nguy cơ gây bệnh vẫn còn có khả năng tấn công, mẹ bầu...