5 loài thú “hóa thạch sống” – cả triệu năm chẳng hề thay đổi
Mặc dù động vật có vú là lớp sinh vật bậc cao, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả chúng đều thuộc về thời “hiện đại”.
Trong khi phần lớn các chi, nhánh của nhà thú đều nỗ lực tiến hóa để ngày càng thích nghi và phát triển, một bộ phận nhỏ lại “đánh lẻ”, chọn giữ nếp cũ.
Chúng có thể đang mai một, cũng có thể “con đàn cháu đống”. Duy có một điều không hề đổi khác, đó là tất cả vẫn y hệt như tổ tiên từ hàng chục triệu năm về trước.
1. Thú mỏ vịt – không bị bệnh tật phiền hà
Thú mỏ vịt (Ornithorhynchus anatinus) là động vật đặc hữu của Đông Úc. Chúng thuộc dạng sống được cả trên cạn lẫn dưới nước, khoái ăn sâu bọ, giun và các loài giáp xác nhỏ.
Đây là một loài vật hết sức đặc biệt. Chúng thuộc bộ thú, nhưng lại đẻ trứng, rồi nuôi con bằng sữa mẹ.
Đặc biệt hơn nữa là chúng còn có độc. Tuy nhiên, chỉ con đực mới có độc, ở cựa chân sau, và có thể gây đau nhức khủng khiếp khi bị đâm trúng.
Và điều đặc biệt nhất, đó là thời gian chúng tồn tại trên Trái đất này. Nghiên cứu hóa thạch chỉ ra rằng thú mỏ vịt có mặt trên quả đất từ khoảng 19 – 48 triệu năm về trước. Chúng phân thành nhiều nhánh, một số phân loài đã tuyệt chủng, nhưng về cơ bản không mấy khác với thú mỏ vịt ngày nay.
Nguyên nhân một phần cũng vì chúng hiếm khi bị bệnh, nên chẳng cần thiết phải nhọc sức tiến hóa làm gì cho… mệt.
2. Hải ly núi – tàn lụi nhưng vẫn không đổi thay
Dù được gọi là hải ly, hải ly núi (Aplodontia rufa) không hẳn là hải ly. Chúng là loài gặm nhấm vẫn thuộc về quá khứ những 25 triệu năm về trước. Tính ra, hải ly núi chỉ tương đồng với hải ly bình thường ngày nay ở chỗ cũng ưa gặm vỏ cây.
Hải ly núi ăn đủ thứ lá cây nhưng thích nhất là lá dương xỉ. Chúng có thói quen tha thức ăn về cửa hang để dành.
Không như loài hải ly “hiện đại” tối ngày lội lặm tha cành để đắp đập ngăn nước làm nhà, hải ly núi đào hang sâu trong lòng đất. Chúng cũng đầu tư khoảng 10 lối thoát hiểm cho mỗi hang.
Đáng tiếc là việc mở rộng đất nông nghiệp của con người đang ngày càng khiến địa bàn sinh sống của hải ly núi bị thu hẹp. Thêm vào đó, chúng cũng là loài dễ bị các loại động vật ăn mồi săn bắt. Bởi vậy, số lượng hải ly núi cứ mỗi lúc một ít dần.
Khả năng thích nghi của chúng với môi trường thực sự kém, chưa kể việc bị các loài ký sinh như bọ chét tấn công. Vậy mà những 25 triệu năm trôi qua, chúng chẳng hề thay đổi để sinh tồn cho tốt hơn.
Video đang HOT
3. Chồn Opossum – giả chết thành thần
Khác với hải ly núi, chồn Opossum (Didelphimorphia) nguyên thủy thật đấy – vẫn như 60 triệu năm trước – nhưng không suy tàn. Chúng đông đảo đến nỗi đếm sơ sơ cũng được khoảng 100 loài, loài nào loài nấy đông như quân Nguyên.
Điểm độc đáo nhất của chồn Opossum là khả năng giả chết. Thực ra, chồn Opossum không “giả chết” mà chết ngất thật, mỗi khi bị hoảng hốt tột độ.
Trong trạng thái chết giả, mõm chồn Opossum còn chảy ra nước dãi màu xanh lá cây. Nó hôi thối đến nỗi mọi động vật khác đều phải thất kinh mà lùi lại.
4. Chuột chù răng khía – lợi ích từ mùi hôi cực khó ngửi
Chuột chù răng khía (Solenodon) là một loài thực sự cổ, đến mức người ta phải gọi chúng là “hóa thạch sống”.
Con chuột chù răng khía mà bạn thấy hôm nay cũng y hệt con chuột chù răng khía có mặt trên Trái đất cách đây 75 triệu năm. Chúng đều phát ra mùi hôi kinh khủng đến mức muốn nôn mửa.
Chuột chù răng khía cũng nằm trong danh sách những loài thú hiếm có độc. Nọc độc của nó nằm ở răng nanh, giống như loài rắn. Và dù hôi mù mù, chuột chù răng khía vẫn là loài ích lợi. Chúng chỉ ăn côn trùng và giun.
5. Thú lông nhím Echidna – không có núm vú vẫn nuôi con bằng sữa
Echidna (Tachossaidae chidnas) là loài thú lông nhím mỏ dài, thuộc cùng bộ với thú mỏ vịt. Vì thế, nó cũng đẻ trứng thay vì đẻ con.
Sau khi tiến hóa thành loài có khả năng sinh tồn trên đất liền cách đây chừng 20-50 triệu năm, sự phát triển của nhà Echidna cũng dừng lại luôn ở đó. Nó vẫn có cái mỏ vịt song lại chỉ ưa ăn kiến và ăn mối.
Dù rất mê ăn kiến, Echidna không dây mơ rễ má gì với nhà thú ăn kiến.
Được xếp trong họ thú có vú nhưng Echidna cái lại không hề có núm vú. Dẫu vậy, nó vẫn nuôi con non bằng sữa, bằng cách tiết sữa ra ngoài như tiết mồ hôi trên phần da ở ngực.
Echidna đực còn lạ lùng hơn nữa. Bộ phận sinh dục của nó có đến 4 đầu, mỗi cặp lại có thể thay phiên cho nhau nhằm tăng khả năng thụ tinh trong quá trình giao hợp.
Tham khảo: Mom Tastic
Theo Helino
Đây là dịch vụ tôm xỉa răng độc đáo của đại dương mà chỉ số ít khách hàng đặc biệt mới được thử!
Đây là dịch vụ tôm xỉa răng độc đáo của đại dương mà chỉ số ít khách hàng đặc biệt mới được thử!
Dịch vụ cá massage chân thì ai cũng biết, nhưng tôm vệ sinh răng miệng là thế nào nhỉ?
Nếu bạn đã nghe nhiều về mấy con quái vật biển đáng sợ hay cuộc sống khó khăn dưới đại dương thì hôm nay, hãy đổi vị với câu chuyện dễ thương giữa tôm và cá.
Cá và tôm: từ kẻ thù hóa bằng hữu
Cuộc nghiên cứu của ĐH Duke (Mỹ) do cô Eleanor Caves dẫn đầu đã tiến hành khảo sát vùng biển thuộc Curacao ở Trung Mỹ, phát hiện 199 pha chạm trán kỳ thú giữa 10 loài cá với 1 loài giáp xác địa phương - con tôm vệ sinh Pederson (tên khoa học: Ancylomenes pedersoni).
Tôm vệ sinh Pederson
Những loài cá lớn ở đây vốn ăn thịt động vật giáp xác bé nhỏ, thế nhưng lại chúng chừa tôm Pederson ra. Lí do vì cá sống dưới đáy sâu nhiễm ký sinh trùng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Nhưng may mà có tôm Pederson!
Thỉnh thoảng, tôm sẽ ló đầu ra khỏi chỗ ẩn nấp, để lộ những chiếc sọc vằn sặc sỡ cùng bộ râu ve vẩy. Đây chính là các dấu hiện cho thấy tôm Pederson đề nghị vệ sinh da và miệng cho cá bằng cách ăn lấy ký sinh trùng.
"Bà để cho xỉa chứ bà không ăn"
Đáp lại, cá cũng phải ra hiệu thật nhanh bằng cách làm sẫm màu cơ thể. Nếu không nhận được tín hiệu an toàn này, tôm Pederson sẽ lặn mất tăm.
Còn nếu 2 bên đều đồng ý tiến tới? Khi ấy, tôm liền nhặt lấy ký sinh trùng cho cá, nhờ đó mà đánh chén một bữa no. Chưa hết, dịch vụ cao cấp nhất của tôm Pederson là dùng râu đảo khắp miệng và thân cá, giúp vệ sinh sạch ký sinh trùng đến 80%.
Ở một nơi khác của đại dương - vùng biển thuộc nước Úc và quốc đảo hàng xóm Vanuatu, mối quan hệ cộng sinh giữa tôm và cá cũng được khoa học phát hiện. Lần này là với loài Tôm vệ sinh Thái Bình Dương (tên khoa học: Lysmata amboinensis).
Tôm vệ sinh Thái Bình Dương
Nhìn chung, sự có mặt của tôm vệ sinh rất có ý nghĩa với cuộc đời cá.
Các nhà khoa học đặt giả thiết nếu vì lí do nào đó mà 2 loài tôm vệ sinh mất đi, cá lớn sẽ buộc phải di cư đến nơi khác, còn những loài cá nhỏ không bơi được xa sẽ chết dần chết mòn mà thôi.
Vừa kì cọ vừa chà răng thật tiện lợi
Và bạn sẽ thắc mắc: liệu tôm vệ sinh có thể "xỉa răng" cho con người không?
Có thể, nhưng không nên làm vậy! Tôm vệ sinh có tầm nhìn rất kém nên khi con người lại gần (trong trang phục lặn biển tối màu), tôm vẫn vui vẻ làm vệ sinh cho chúng ta.
Anh Benjamin Titus từ Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở New York cho biết, trên thực tế nhiều thợ lặn đã trải nghiệm cảm giác được tôm xỉa răng cho. "Nó rất nhỏ nên hầu như bạn cảm thấy vô cùng êm ái, trừ khi tôm thọc càng vào miệng thì lại... rất đã", anh nói.
Nhưng cảm giác khoan khoái ấy chưa bao lâu thì nhóm nghiên cứu của Titus phát hiện rằng, nếu con người xuất hiện thì các loài cá sẽ lảng tránh ngay.
Ước tính, ở những điểm lặn đã quen mặt du khách, số lượng cá đi đến "nha sĩ tôm" sẽ giảm 50%. Còn chỗ đáy biển nào còn hoang sơ mà đột nhiên thợ lặn xuất hiện, cá sẽ trốn đi hoàn toàn.
Đó là bản năng của loài cá. Trong lúc nhờ tôm làm vệ sinh, cá sẽ đứng yên, phơi mình dưới cột nước nên rất dễ làm mồi cho những loài lớn hơn. Và khi thấy bóng dáng của con người, cá cũng cho rằng đó là mối nguy hiểm. Mà chuyện không thể gặp mặt nhau đối với tôm hay có đều không hề tốt chút nào.
Ngoài ra, việc tôm làm vệ sinh cho người lặn biển có thể dẫn đến một mối nguy khó lường. Khi loài giáp xác này bò quanh miệng, nhiều người sẽ nín thở vì sợ hay phấn khích.
Nhưng điều này lại gây ra tai biến cơ học và nhiễm độc khí, gọi chung là "bệnh giảm áp" vì áp lực nước lên cơ thể đã thay đổi đột ngột. Nói chung cực kỳ nguy hiểm.
Vậy chúng ta nên làm gì đây? Cô Eleanor Caves nghĩ rằng tốt nhất là cứ để yên cho tôm - cá tự nhiên thoải mái với nhau.
Còn con người cứ lặng lẽ quan sát từ xa. Nếu bạn tiếp cận một cách nhẹ nhàng thì sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng đẹp đẽ này của đại dương đó!
Nguồn: NatGeo
Theo Helino
Căn bệnh lạ khiến con người mọc sừng y hệt như kỳ lân, các nhà khoa học ôm đầu không thể giải thích Trong truyện thần thoại vẫn thường xuất hiện các sinh vật huyền bí với những chiếc sừng mọc trên đầu. Tuy rằng vẫn chưa ai chứng minh được sự tồn tại của chúng nhưng ít nhất các nhà khoa học đã tìm ra được một căn bệnh kỳ lạ khiến con người và các loài động vật mọc sừng. Trong lịch sử y...