5 loại rau được ví là “thuốc làm tan cục máu đông”, bảo vệ mạch máu vượt trội, tất cả đều bán rất nhiều ở Việt Nam
Ngoài việc kiêng ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường và nhiều gia vị, mọi người nên ăn nhiều rau củ quả.
Đặc biệt là 5 loại rau quen thuộc dưới đây.
Ngày nay, có rất nhiều người gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạch máu do hình thành huyết khối.
Huyết khối là cục máu đông trong mạch máu, xảy ra do tiểu cầu lắng đọng và fibrin không hòa tan. Một khi huyết khối xuất hiện, tốc độ lưu thông máu trong cơ thể sẽ gặp trục trặc. Từ đó, lượng máu cung cấp cho các mô và cơ quan sẽ giảm, gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu phổi, nhồi máu não, đột quỵ. Trong trường hợp nặng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, đối với những người bị bệnh huyết khối phải được cấp cứu kịp thời, hơn nữa cần làm tốt việc điều độ chế độ ăn uống.
Ngoài việc kiêng ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường và nhiều gia vị, mọi người nên ăn nhiều rau củ quả. Đặc biệt, những loại rau quả đã được công nhận là “thuốc làm tan huyết khối” dưới đây thì lại càng nên tăng cường.
5 loại rau giúp bảo vệ mạch máu, làm tan cục máu đông
1. Bí đao
Bí đao là một loại thực phẩm ít calo, nhiều kali và ít natri, có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp rất tốt. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong bí đao rất cao, có thể làm giảm lipid và cholestrerol trong ruột và máu, bảo vệ sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Những người có cục máu đông, cao huyết áp, đường huyết và mỡ máu cao, hoặc một số bệnh tim mạch và mạch máu não nên tăng cường bổ sung bí đao trong khẩu phần ăn của mình.
2. Măng tây
Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K… cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người. Đặc biệt, măng tây có chứa axit folic và selen, có tác dụng bảo vệ sức khỏe mạch máu.
Ngoài ra, thành phần axit nucleic và axit lưu huỳnh trong măng tây đặc biệt cao, chúng có thể loại bỏ cholesterol trong mạch máu và thúc đẩy quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể, từ đó giúp đào thải cục máu đông hiệu quả.
Hơn nữa, măng tây còn là một loại thực phẩm giàu chất xơ, những chất xơ này sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết chất béo trung tính và một số chất chuyển hóa trong mạch máu, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu tổng thể.
Video đang HOT
3. Rau diếp
Rau diếp là một loại thực phẩm giàu vitamin, nhiều chất xơ và nó cũng chứa nhiều canxi, phốt pho và magiê. Loại rau này không chỉ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các thành phần lipid trong cơ thể mà còn ngăn ngừa sự tích tụ quá mức của một số cholesterol trong mạch máu.
Ngoài ra, chất mannitol có trong rau diếp còn có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy tuần hoàn máu, oại bỏ cục máu đông và giảm lipid máu.
4. Hành tây
Hành tây không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất mà còn chứa các axit amin lưu huỳnh. Những thành phần này tác dụng làm tan huyết khối rất mạnh, giảm mỡ máu, làm sạch mạch máu.
Ngoài ra, chất prostaglandin có trong hành tây có thể làm giãn mạch máu, không chỉ có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp mà còn có thể thải nhanh một số chất thải chuyển hóa trong mạch máu.
5. Cà tím
Cà tím là thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân mắc chứng “ba cao”, hàm lượng đường trong cà tím đặc biệt thấp, trong khi đó hàm lượng chất xơ trong chúng rất cao. Ăn cà tím đều đặn không chỉ có thể giúp giảm huyết áp và ổn định lượng đường trong máu mà còn tăng cường độ đàn hồi của các mạch máu. Ngoài ra, thành phần vitamin C và saponin trong cà tím có tác dụng hạ cholesterol trong mạch máu. Thành phần vitamin P có trong cà tím có thể ngăn chặn quá trình xơ cứng của mạch máu.
5 loại rau trên đều có tác dụng làm tan huyết khối rất tốt, nhất định có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, hạ lipid máu và hạ đường huyết.
Ngoài 5 loại rau này, các chất dinh dưỡng trong cần tây, nấm đông cô, cà rốt, đậu bắp, nấm hương, nấm mỡ gà cũng có tác dụng ngăn ngừa huyết khối và giúp loại bỏ cục máu đông.
Ngoài ra, chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày để kích thích mạch máu hoạt động trơn tru và hỗ trợ làm tan huyết khối.
3 nhóm thực phẩm là "thủ phạm" hàng đầu gây bệnh tim mạch, hại mạch máu não, rất tiếc nhiều người vẫn hay ăn
Nói đến bệnh tim mạch và mạch máu não, nhiều người cảm thấy nó không đáng sợ bằng bệnh ung thư nên là vẫn chưa thực sự quan tâm đến căn bệnh này một cách đúng mức.
Tuy nhiên, các bệnh tim mạch và mạch máu não cũng nguy hại không kém gì ung thư. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
Nếu như trước đây người ta coi bệnh tim mạch, huyết áp là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi thì ngày nay tỉ lệ mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18-65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
Nguyên nhân thường gặp của bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành và trung niên phần lớn có liên quan đến ăn uống và lối sống sinh hoạt.
Liên quan đến ăn uống thì 3 loại thực phẩm dưới đây có thể gọi là "thủ phạm" hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não. Nếu không muốn mạch máu bị tổn thương thì bạn nên tránh xa càng nhiều càng tốt nhé!
1. Thực phẩm nhiều đường
Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người nhưng nếu ăn quá nhiều đường có thể chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể dẫn đến tăng lipid máu. Trường hợp tăng lipid máu nặng có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu và cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Do đó, nếu không muốn mạch máu bị tổn thương, bạn nên giảm ăn đường tiêu thụ, bao gồm đường nâu, sô cô la, bánh ngọt, đồ tráng miệng và đồ ngọt khác. Ngoài ra, mặc dù cơm, mì, bánh mì và các thực phẩm khác không ngọt nhưng lượng tinh bột trong chúng cũng có thể được chuyển hóa thành đường trong cơ thể. Vì vậy, với nhóm thực phẩm này, tốt nhất không nên ăn nhiều.
2. Thực phẩm giàu chất béo
Ngày nay, mức sống của người dân đã được nâng cao rất nhiều. Điều này cũng khiến nhiều người không để ý mà ăn nhiều thịt mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật và các loại thực phẩm khác trong khẩu phần ăn của mình.
Và chắc chắn, những thực phẩm này chứa nhiều chất béo, có thể làm tăng hàm lượng lipid trong máu sau khi vào cơ thể con người.
Theo thời gian, một lượng lớn chất độc hại sẽ lắng đọng trên thành mạch máu, mạch máu sẽ trở nên cứng, dễ vỡ, thậm chí hình thành huyết khối làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não.
3. Rượu bia
Tụ tập bạn bè và giao lưu thường xuyên không thể tách rời sự tồn tại của thuốc lá và rượu bia. Điều này cũng đã sinh ra thói quen nghiện rượu ở nhiều người.
Tuy nhiên, rượu bia rất có hại cho sức khỏe. Rượu bia là thức uống có tính kích thích mạnh, có thể làm tổn thương thành mạch, tăng huyết áp, tăng lipid, cuối cùng gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nhiều người uống rượu bia còn có thêm thói quen hút thuốc lá. Thói quen này cũng cực kì nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch bởi thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, không chỉ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư mà còn làm tổn thương mạch máu và gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não.
Vậy, trong cuộc sống cần làm gì để không mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não?
Đầu tiên, có chế độ ăn nhẹ
Nếu không muốn làm tổn hại đến sức khỏe mạch máu, ngoài việc tránh các thức ăn nhiều đường và nhiều chất béo, bạn cũng nên giảm ăn các thức ăn nhiều muối để tránh làm tăng huyết áp. Nên tiêu thụ nhiều rau quả tươi hàng ngày để giúp tăng cường độ đàn hồi của mạch máu, làm thông mạch máu, bảo vệ sức khỏe mạch máu.
Thứ hai, làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, tập thể dục nhiều hơn
Thức khuya có thể gây rối loạn nội tiết và khiến huyết áp, lipid máu tăng cao. Trường hợp này có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Do đó, bạn nên chú ý điều hòa làm việc và nghỉ ngơi trong cuộc sống, tránh thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ chế độ vận động hợp lý trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hao mỡ trong cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu, cũng giúp ích rất nhiều cho việc duy trì mạch máu.
Thứ ba, khám sức khỏe thường xuyên
Người trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về mạch máu, những người này nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra huyết áp, lipid máu, đường huyết và các chỉ số khác. Nếu mắc các bệnh liên quan đến mạch máu thì cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thương thêm cho các mạch máu.
Hãy nhớ, sức khỏe mạch máu là nền tảng của một sức khỏe tốt, nếu bạn muốn duy trì mạch máu của mình, bạn nên ăn ít thức ăn có hàm lượng chất béo và đường cao trong chế độ ăn uống của bạn, đồng thời bạn nên tránh xa thuốc lá và rượu trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài việc chú ý hơn đến chế độ ăn uống, bạn cũng nên tập thể dục nhiều hơn vào những lúc bình thường, tránh ngồi ít vận động, ngủ đủ giấc, lối sống lành mạnh có thể tạo ra các mạch máu khỏe mạnh.
4 dấu hiệu bất thường xảy ra trong giấc ngủ ngầm cảnh báo cục máu đông đang hình thành Bệnh huyết khối thường hình thành khi có cục máu đông xuất hiện nên bạn cần tìm ra những dấu hiệu sớm cảnh báo tình trạng này ngay. Huyết khối là hiện tượng máu lưu thông chậm lại do tăng độ nhớt trong máu, hậu quả là dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Khi một người đang ngủ, chức năng trao đổi chất...