5 loại rau, củ giúp ngừa bệnh hiệu quả
Theo ông Brian Hetrich, làm việc tại Viện Sức khỏe Hippocrates (Mỹ), thiên nhiên có tác dụng lớn giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Và không có cách nào ngừa bệnh tốt hơn là ăn rau, củ.
Tỏi tốt cho bệnh nhân cholesterol cao – Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là 5 loại rau, củ nên ăn và rất hiệu quả cho việc bảo vệ sức khỏe gia đình, theo Prevention ngày 21.7.
Tỏi
Tỏi có tính kháng khuẩn, chống nấm, giúp giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, viêm xương khớp và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Kết quả sơ bộ cho thấy nó có ích cho bệnh nhân có cholesterol cao và người huyết áp cao tiêu thụ tỏi nhiều thì tình trạng huyết áp sẽ cải thiện hơn.
Ăn tỏi thường xuyên có thể giúp bạn tránh được các chứng cảm lạnh thông thường, theo một nghiên cứu trên tạp chí American Family Physician.
Rau cải mầm chứa hợp chất sulforaphane giúp chống ung thư và ức chế sự phát triển khối u, theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Rau cải mầm cũng được chứng minh giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol thấp, giúp cơ thể ngừa bệnh tim.
Video đang HOT
Dùng rau cải mầm mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và các rối loạn hô hấp khác, theo kết quả của 2 công trình nghiên cứu riêng biệt.
Rau bạc hà
Bạc hà ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan tái phát nhờ chứa hợp chất peryllyl alcohol, cùng với carotenoid và retinoids, theo 2 nghiên cứu tiến hành năm 2012.
Các xét nghiệm ban đầu cho thấy rằng dầu bạc hà cũng có thể làm tăng hiệu quả của thuốc được dùng điều trị nhiễm trùng nấm men. Dùng lá bạc hà mỗi ngày giúp ích cho hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, giảm hội chứng ruột kích thích, theo một nghiên cứu năm 2010.
Măng tây giúp cai rượu hiệu quả – Ảnh: Shutterstock
Măng tây
Loại thân cây mảnh mai này chứa glutathione, chất giải độc giúp loại bỏ chất độc – chất gây ung thư. Măng tây giúp chống viêm, giúp ích cho bệnh nhân mạn tính gồm bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư. Măng tây cũng rất giàu vitamin B, folate, vitamin C, vitamin K, canxi, kẽm, mangan, selen và sắt.
Ăn măng tây hằng ngày giúp cay rượu hiệu quả, theo các nghiên cứu tại Hàn Quốc.
Húng quế
Húng quế chứa chất chống o xy hóa, chống vi khuẩn, và các đặc tính chống viêm, beta-carotene và magiê, giúp bảo vệ các tế bào chống lại một loạt các bệnh, bao gồm bệnh tim, hen suyễn, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, và viêm các bệnh đường ruột.
Dùng húng quế mỗi ngày giúp làm dịu cơn đau đầu nhờ chất eugenol trong húng quế.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ăn gì khi bị bệnh gút
Người bị gút cần hạn chế ăn thịt lợn và thịt bò bởi chúng làm tăng lượng axit uric. Thay vào đó, hãy ăn trứng và các loại đậu.
Ảnh: Webmd.
Bệnh gút là do nồng độ axit uric trong máu quá cao. Một người có nguy cơ bị bệnh gút khi uống quá nhiều rượu hay ăn quá nhiều cá và thịt. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh này.
Đối với bệnh gút, có chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng để giảm lượng axit uric, làm chậm tiến triển bệnh và hạn chế các cơn đau. Dưới đây là các thực phẩm nên ăn để phòng tránh và kiểm soát bệnh gút:
Các thực phẩm từ sữa ít béo
Các thực phẩm từ sữa ít béo giúp tăng cường thải axit uric qua nước tiểu. Người ăn sữa chua và sữa ít béo hàng ngày có lượng axit uric trong máu ít hơn những người khác.
Protein
Những người bị gút cần đặc biệt lưu ý đến việc hấp thụ protein, nhất là protein từ động vật. Thịt lợn và thịt bò cần phải hạn chế bởi chúng làm tăng lượng axit uric. Thay vào đó, hãy ăn trứng, ít nhất 4 quả mỗi tuần. Đậu gà và đậu phụ cũng là những nguồn protein dồi dào mà không làm tăng axit uric.
Rau củ và hoa quả
Rau củ giàu chất xơ dinh dưỡng như súp lơ xanh và rau chân vịt được khuyến khích dùng cho những người mắc bệnh gút vì chúng hạn chế lượng axit uric trong máu. Thêm vào đó, bổ sung hoa quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C, sẽ giúp bệnh nhân gút cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Sơ ri
Sơ ri được cho là có tác dụng chống lại bệnh gút. Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng người bệnh uống một thìa nước sơ ri cô đặc ít nhất 2 lần một ngày trong 4 tháng sẽ giảm 50% các cơn đau do gút so với những người không uống. Sơ ri giúp làm giảm nồng độ axit uric và kháng viêm.
Nước
Uống nhiều nước giúp kiểm soát bệnh gút. 5-8 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm 40% các cơn đau do gút so với việc chỉ uống một ly. Tuy nhiên, lượng nước nên uống là khác nhau ở từng người bởi việc sử dụng thuốc và các hoạt động thể chất. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra lượng hấp thụ nước thích hợp.
Cà phê
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút ở cả phụ nữ lẫn đàn ông. Một nghiên cứu được thực hiện trên 45.869 đàn ông hơn 40 tuổi không có tiền sử bị gút, cho thấy người uống 4 tách cà phê mỗi ngày giảm 40% nguy cơ mắc bệnh so với người không uống. Nghiên cứu khác được tiến hành trên 14.000 đàn ông và phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, đưa ra kết luận uống cà phê thường xuyên sẽ làm giảm lượng axit uric trong máu. Tuy nhiên lưu ý không nên hấp thụ quá 400 mg caffeine một ngày.
Minh Trang
Theo 1mhealthtip.com và arthritis.org
Thay đổi chế độ ăn uống để chống sâu răng Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp chống sâu răng và các bệnh về nha chu, thậm chí chữa được bệnh sâu răng tự nhiên. Bổ sung rau củ trong chế độ ăn uống giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng - Ảnh: Shutterstock Bổ sung magiê Có tác dụng tạo ra môi trường kiềm trong máu. Việc bổ sung magiê...