5 loại phí phải nộp khi mua ôtô có thể bạn chưa biết?
Ngoài giá xe ôtô niêm yết của hãng, người mua ôtô sẽ phải đóng một số loại phí, lệ phí nhất định.
Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe ôtô tham gia giao thông bắt buộc phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hạn. Mức phí bảo hiểm xe ôtô dao động từ 437.000 đồng đến 4.813.000 đồng/tùy phương tiện.
Phí đăng kiểm ôtô, lệ phí cấp giấy đăng kiểm xe
Thông tư 238/2016/TT-BTC quy định phí đăng kiểm xe lần đầu rất rõ. Ví dụ, phí đăng kiểm xe ôtô tải trên 20 tấn, xe ôtô đầu kéo trên 20 tấn và các loại xe ôtô chuyên dùng là 560.000 đồng; xe ôtô chở người từ 25 đến 40 chỗ (kể cả lái xe), phí đăng kiểm là 320.000 đồng…
Theo Thông tư 199/2016/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy đăng kiểm mà chủ xe phải trả như sau: Ôtô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 100.000 đồng/giấy; các loại ôtô khác: 50.000 đồng/giấy.
Tuy nhiên, Thông tư 120/2021/TT-BTC, từ ngày 1.1.2022 đến hết 30.6.2022, các phương tiện khi đi đăng kiểm chỉ phải trả 50% mức phí nói trên.
Lệ phí đăng ký, cấp biển số xe
Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định chi tiết lệ phí đăng ký xe, cấp biển số xe. Ví dụ, xe ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống, khu vực I là 2.000.000 đồng -20.000.000 đồng; khu vực II là 1.000.000 đồng; khu vực III là 200.000 đồng.
Video đang HOT
Ôtô, trừ xe ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống, lệ phí đăng ký xe từ 150.000 đồng – 500.000 đồng tuỳ khu vực…
Lệ phí trước bạ mua ôtô
Điều 6 và Điểm b Khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ khi sang tên xe ôtô như sau: Lệ phí trước bạ = giá tính lệ phí trước bạ x mức thu lệ phí trước bạ.
Phí bảo trì đường bộ
Phí bảo trì đường bộ hay còn gọi là phí sử dụng đường bộ, chủ xe ôtô phải nộp để phục vụ mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ.
Theo quy định tại Thông tư 70/2021/TT-BTC và Thông tư 120/2021/TT-BTC, phí bảo trì đường bộ áp dụng cho mỗi loại xe khác nhau.
Ví dụ, xe chở người dưới 10 chỗ, đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh, phí bảo trì đường bộ từ 130.000 đồng – 3.660.000 đồng; xe chở dưới 10 người (trừ trường hợp trên); xe tải, xe ôtô chuyên dùng có khối lượng dưới 4.000kg, các loại xe bus vận tải hành khách công cộng… phí đường bộ từ 180.000 đồng 5.070.000 đồng.
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên, xe tải, xe ôtô chuyên dùng có khối lượng từ 13.000 – 19.000kg; xe đầu kéo có khối lượng dưới 19.000kg, phí đường bộ từ 590.000 đồng – 16.660.000 đồng….
Ngoài ra, một số xe đang trong giai đoạn dược giảm mức thu thuế bảo trì đường bộ từ 1.1.2022 – 30.6.2022 như: Ôtô kinh doanh vận tải hành khách (xe ôtô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng), nộp 70% mức phí; xe tải, xe ôtô chuyên dùng, xe đầu kéo:
Chỉ phải nộp 90% mức phí nói trên; xe tập lái, xe sát hạch của các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, nộp 70% mức phí bảo trì đường bộ theo Thông tư 70/2021/TT-BTC và Thông tư 120/2021/TT-BTC.
Điểm khác giữa đăng kiểm ôtô điện và ôtô chạy bằng xăng dầu
Đăng kiểm ôtô điện và ôtô chạy bằng xăng, dầu có khác nhau không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhu cầu dùng xe điện tăng lên.
Đăng kiểm là gì?
Đăng kiểm được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát, xác nhận chất lượng xe về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định hay không? Đồng thời, giúp Nhà nước giám sát được số lượng, chất lượng các phương tiện hiện hành.
Việc đăng kiểm xe đúng kỳ hạn giúp tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người.
Đăng kiểm ôtô điện, ôtô xăng dầu là quy định bắt buộc
Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định rất rõ về việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, gồm: Ôtô xăng và ôtô điện. Thủ tục đăng kiểm xe ôtô điện, ôtô xăng dầu được thực hiện định kỳ, đồng thời, chủ phương tiện cần chuẩn bị hồ sơ và đóng đầy đủ các khoản phí theo quy định của pháp luật.
Điểm khác nhau giữa đăng kiểm ôtô điện, ôtô xăng dầu
Điểm khác cơ bản nhất giữa đăng kiểm ôtô điện, ôtô xăng dầu đó là đăng kiểm ôtô điện sẽ được bỏ qua công đoạn số 4 - kiểm tra hệ thống khí thải, bảo vệ môi trường. Theo đó, đăng kiểm ôtô điện, đơn vị kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra thêm các bộ phận như: Hệ thống lưu trữ pin; hệ thống quản lý RESS (nếu được trang bị); bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối; động cơ kéo; hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị yêu cầu; bộ phận kết nối đầu sạc trên xe.
Đăng kiểm ôtô điện và ôtô chạy bằng xăng, dầu có khác nhau không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhu cầu dùng xe điện tăng lên. Đồ họa: M.H
Còn đăng kiểm ôtô xăng, dầu sẽ tiến hành 5 công đoạn: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
- Kiểm tra phần trên của phương tiện.
- Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang.
- Kiểm tra môi trường.
- Kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Ngược lại, theo Phụ lục II, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, xe ôtô điện được bổ sung thêm 6 hạng mục về kiểm tra trên dây chuyển đăng kiểm như:
- Hệ thống lưu trữ Pin (RESS).
- Hệ thống quản lý RESS nếu được trang bị, ví dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt pin.
- Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối.
- Động cơ kéo.
- Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị/ yêu cầu.
- Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe.
Còn lại, về việc đăng kiểm xe ôtô điện hay ôtô xăng, dầu vẫn có những thủ tục phải làm giống nhau như: lệ phí đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ, thời hạn đăng kiểm...
Ô tô không đạt đăng kiểm vì hoa lốp khác nhau Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đi ô tô bất ngờ nhất khi không thể vượt qua đăng kiểm nằm ở hoa lốp, xảy ra khi người dùng không sử dụng lốp giống nhau. Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin, trong 2 tháng đầu năm 2022, toàn quốc có hơn 681.200 xe ô tô vào đăng kiểm định kỳ tại...