5 loại nước cấm uống khi bị sốt ai cũng cần biết
Khi bị sốt bạn nên tránh xa những thức uống dưới đây để không gây hại thêm cho sức khỏe, bạn nên lưu ý nhé!
Bị sốt không có nghĩa là bạn đang gặp một vấn đề gì đó nghiêm trọng. Nếu bị sốt nhẹ và không có vấn đề gì khác, bạn không cần điều trị, chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều là ổn.
Khi bị sốt, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên.
Nếu bị sốt bạn nên lưu ý với các thực phẩm không nên dùng vì có thể hại sức khỏe.
Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Vì thế, cách hữu hiệu nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bằng cách tránh nơi nóng nực, nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và không ăn uống.
Trong đó, có những loại nước bạn không nên sử dụng khi đang bị sốt, bạn nên lưu ý để biết!
Mật ong
Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Các loại nước nhiều đường
Khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Video đang HOT
Uống nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể không giảm mà còn sốt cao hơn. Trong trường hợp, nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Uống trà
Trong trà có chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Uống rượu bia
Rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh, vì chúng là thủ phạm khiến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị sốt, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi vì cơ thể mệt mỏi.
Theo khoevadep
Lý do "ngã ngửa" khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Đây là những nguyên nhân gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó thường không được chú ý hay bỏ quả khi chăm con.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến "ai cũng biết" như trẻ lười ăn, bị sốt...thì còn có những lý do sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó không được chú ý hoặc thường hay bị bỏ qua trong các tình huống chăm con trong thực tế.
Tắm ngay sau khi ăn
Mẹ có tắm cho em bé ngay sau khi ăn?Nếu có, bây giờ là lúc để thay đổi thói quen đó. Khi đứa trẻ được cho ăn, dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa giống như cơ thể của một người trưởng thành.
Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn ở trẻ sơ sinh.Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn.
Việc này đã dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.Tắm cho em bé trước và sau đó mới cho ăn sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hay tiêu hóa tốt hơn.
Mới ăn xong đã tắm ngay làm chậm quá trình trao đổi chất của trẻ khiến trẻ chậm tăng cân (ảnh minh hoạ)
Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài
Đây là một trong những lý do chính cho việc giảm cân ở trẻ sơ sinh. Sự thật là: Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng trẻ càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, kết quả dinh dưỡng hấp thu ít và cuối cùng là sụt cân.
Khoảng cách quá dài giữa hai cữ ăn cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón ở trẻ sơ sinh.
Một em bé cần được cho ăn trong vòng 30 phú sau khi thức dậy và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 giờ.
Uống nước lọc trước bữa ăn
Điều này đúng trong trường hợp em bé đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì sẽ dẫn đến việc thức ăn bị kém hấp thụ. Nước cũng tương tự như vậy, nếu bé được cho uống nước trước bữa ăn chính, bụng sẽ đầy lên và do đó giảm lượng thức ăn đưa vào.
Trong nhiều trường hợp, trẻ thậm chí còn bị nôn trớ nếu nhồi nhét thức ăn.
Nước chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống vào cuối bữa ăn, cũng có thể cho con uống giữa các bữa ăn. Nhưng uống nước vào đầu các bữa ăn chính thì là nghiêm cấm.
Nhiễm giun
Giun trong ruột của bé ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu thấy con có khả năng bị nhiễm giun, mẹ nên đưa bé đi khám để có toa thuốc điều trị thích hợp. Diệt hết giun sẽ giúp bé tăng cân trở lại.
Yếu tố di truyền
ấp bé nhẹ cân cũng có thể là do di truyền. Mẹ nên cem có ai từ phía gia đình hai bên nội ngoại như bố, mẹ hay ông bà có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể sẽ như vậy.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ
Mẹ nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như mì ống nguyên hạt, gạo nâu, rau củ, khoai lang...vv khi chế biến thức ăn cho con. Các sợi chất xơ trong các thực phẩm này có thể lấp đầy bụng của trẻ trong một thời gian dài nhưng sau đó lại bị thải loại và khiến lượng thức ăn thực sự trẻ ăn được sẽ giảm.
Sụt cân sau cai sữa
Một số trẻ có thể sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa. Do vậy mẹ cần bổ sung thâm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa nguyên kem, nước, hoa quả, rau và ngũ cốc.
Theo Khampha
10 sai lầm ai làm cha mẹ cũng đều mắc phải Dưới đây là 10 sai lầm mà những người làm cha mẹ hay mắc phải trong năm đầu tiên nuôi con, kèm theo đó là những giải pháp hữu ích giúp bạn vượt qua những khó khăn này. Trải qua giai đoạn bầu bí, bạn chính thức "lên chức" cha - mẹ vào ngày con chào đời. Và cũng từ đó những khó...