5 loại mặt nạ dưỡng da tốt nhất từ nha đam
Nha đam là một loại cây lành tính, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất khác nhau nên phụ nữ thường sử dụng nha đam làm mặt nạ dưỡng da vô cùng hiệu quả.
Do PH của gel nha đam gần giống với PH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ acid của da, làm săn da, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp mịn da, ngừa mụn … Các loại mặt nạ từ nha đam rất thích hợp với làn da thường, da khô và da hỗn hợp. Bạn có thể sử dụng nha đam làm một số loại mặt nạ dưỡng da sau:
Ép phần thịt bên trong của lá nha đam tươi lấy nước. Lọc qua bông để được nước nha đam nguyên chất. Nhỏ 2, 3 giọt nước nha đam với 4, 5 giọt nước sạch và thoa đều lên mặt. Có thể cắt phần thịt lá nha đam thành những lát mỏng rồi đắp vùng mặt và cổ giống như đắp mặt nạ dưa leo, cà chua. Loại mặt nạ này có tác dụng làm mát da, mau lành vết thương ở làn da, giúp se lỗ chân lông và làn da thêm bóng mượt.
Mặt nạ nha đam – mật ong
Sử dụng 100g nha đam tươi, 10g mật ong. Lấy lá nha đam rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun lửa nhỏ trong 15 phút. Chắt nước hòa với mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp dung dịch đã chế lên mặt. Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy da mặt được cải thiện đáng kể: mịn bóng, se lỗ chân lông và mượt mà hơn.
Mặt nạ nha đam – nước vo gạo
Nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong, trộn với nhựa thịt lá nha đam (tỷ lệ nước gạo và dung dịch thịt nha đam bằng nhau). Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt sạch rồi thoa đều dung dịch trên lên mặt, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Với da nhạy cảm, bạn chỉ nên sử dụng phần trắng bên trong lá nha đam, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài vì vỏ xanh của lá nha đam có thể gây ngứa, nóng và kích ứng nhẹ.
Mặt nạ nha đam không nên sử dụng chúng thường xuyên, tốt nhất là mỗi tuần chỉ đắp loại mặt nạ này từ 2-3 lần, mỗi lần đắp trong khoảng từ 15-20 phút sau đó rửa mặt sạch với nước. Khi đắp mặt nạ nên tránh các vùng quanh mẳt, lông mày và miệng.
Dùng mặt nạ nha đam, bạn cần chắc chắn da bạn không bị dị ứng với dung dịch của lá nha đam.
Ngoài da, nha đam còn có thể được dùng làm mặt nạ dưỡng tóc.
Video đang HOT
Dùng phần thịt lá nha đam ép lấy nước, hòa thêm với nước lạnh cho bớt đặc. Sau khi làm ẩm tóc thì dội dung dịch nha đam đó lên. Sau đó dùng khăn bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của nha đam. Khoảng 5 – 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm, tóc sẽ rất mềm mượt.
Mặt nạ nha đam – thầu dầu
Sử dụng tinh chất lá nha đam, thêm vài giọt dầu cây thầu dầu và 2 thìa mật ong. Trộn đều tất cả các thành phần trên với nhau. Thoa lên tóc và ủ khoảng 40 phút sau, gội sạch với lạnh sẽ giúp mái tóc của bạn luôn khỏe, giữ được độ bóng mượt và suôn mềm.
Theo tapchilamdep
Tạm biệt nhé, tóc chẻ ngọn
Tóc chẻ ngọn là một trong những vấn đề đau đầu của các bạn nữ muốn sở hữu một mái tóc dài khỏe mạnh. Cách duy nhất để làm liền ngọn tóc chẻ là dùng kéo tỉa bớt phần bị chẻ đi rồi áp dụng nhữg phương pháp chăm sóc đặc biệt dành riêng cho tóc chẻ ngọn.
Nguyên nhân tóc chẻ
Tóc chẻ ngọn là hiện tượng khá phổ biến, thường xuất hiện khi tóc phải tiếp xúc với nhiệt độ cao thường xuyên khiến lượng dầu tự nhiên không đủ để duy trì độ ẩm cho tóc.
Ngoài ra, việc sử dụng hoá chất như thuốc nhuộm hay keo xịt tóc cũng là nguyên nhân khiến lớp biểu bì bảo vệ tóc bị hư tổn gây rụng tóc và chẻ ngọn.
Tóc còn bị chẻ do các tác động của không khí, nắng gió khắc nghiệt và độ ẩm thay đổi liên tục.
Chế độ chăm sóc tóc thông minh
Không nên gội đầu mỗi ngày. Gội đầu không giống như rửa mặt, đó không phải là công việc bạn nên làm mỗi ngày. Những chất làm sạch trong dầu gội đầu có thể tước đi độ ẩm cần thiết cho tóc, và vì vậy, trong khi bạn cứ nghĩ rằng tóc bạn đang được sạch sẽ và đẹp đẽ hàng ngày, thì thật ra nó đang bị khô đi và chẻ thêm nhanh chóng.
Nên gội đầu bằng nước ấm. Nước nóng sẽ khiến các lớp biểu bì bảo vệ bên ngoài thân tóc bị bong tróc, sợi tóc coi như mất khả năng tự vệ.
Khi gội đầu, nên để tóc xuôi xuống lưng thay vì vò hết tóc trên đỉnh đầu. Trong quá trình xả nước, các dưỡng chất từ dầu gội và dầu xả mới có cơ hội trôi xuống chăm sóc phần ngọn tóc.
Gội đầu xong, dùng khăn bông khô quấn tóc trong khoảng 10-15 phút thay vì chà xát tóc ngay như thói quen thông thường. Sợi tóc yếu ớt nhất khi ướt, bất kỳ tác động mạnh nào cũng có thể phá vỡ sự đàn hồi của tóc.
Tận dụng các ngón tay để gỡ tóc thay vì dùng lược. Việc chải tóc ngay khi ướt sẽ kéo căng độ đàn hồi của tóc, phá vỡ kết cấu tóc. Nếu tóc quá rối, hãy dùng lược có răng lớn và thưa.
Để tóc khô tự nhiên là ổn nhất. Nhưng nếu buộc phải dùng đến máy sấy hay các dụng cụ làm xoăn, thẳng tóc... hãy nhớ rằng bạn chỉ được can thiệp khi tóc đã ở trạng thái ẩm, tức là đã dùng khăn thấm hết lượng nước dư thừa. Giữ máy sấy hoặc máy là quá lâu ở một vị trí có thể khiến phần tóc ở đó bị tổn thương. Với máy là, chỉ nên giữ yên khoảng 1-2 giây.
Với máy sấy, nhiều người có thói quen lắc máy khi sấy tóc vì nghĩ rằng cách làm đó sẽ tránh được hơi nóng tập trung. Trong khi thật ra, cách tốt nhất để hạn chế hơi nóng làm hại đến sợi tóc là bôi dầu dưỡng trước khi sấy, g iữ máy sấy cách xa tóc khoảng 15 cm và chọn chế độ nóng vừa phải.
Cứ 4-6 tuần bạn nên bấm ngọn tóc một lần. Đưa đuôi tóc ra phía ánh sáng để nhìn rõ những sợi tóc chẻ ngọn. Dùng kéo cắt khoảng 5mm phía trên ngọn tóc chẻ.
Thoa dầu dưỡng tóc thường xuyên. Bóp một lượng dầu dưỡng nhỏ ra tay, xoa đều rồi lùa các ngón tay vào tóc, bóp thật nhẹ. Dầu dưỡng vừa có tác dụng "đền bù" hư tổn cho tóc sau các khâu xử lý, vừa giữ bền nếp tóc. Bôi càng ít dầu thì tóc của bạn càng đạt được độ mềm và phồng tự nhiên.
Chọn sản phẩm dưỡng, tạo kiểu có chứa thành phần chống nắng cho tóc. Kem chống nắng cho da nhìn chung không phù hợp để dùng cho cả tóc, vì da và tóc có kết cấu khác nhau. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể pha loãng kem chống nắng SPF 20-25 với nước rồi xịt nhẹ lên tóc. Búi tóc khi đi giữa trời nắng sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc của các tia cực tím lên tóc.
Hạn chế dùng kẹp tóc bằng kim loại. Chúng "cắn" tóc làm góc gãy rụng và chẻ ngọn nhiều hơn. Buộc tóc bằng các dây vải nhung, cotton hoặc dây chun bản to là phương án "lành lặn" nhất.
Mặt nạ dưỡng tóc chẻ ngọn
Ngoài chế độ chăm sóc tóc đặc biệt, bạn cũng cần đắp mặt nạ dưỡng tóc thường xuyên. Dưới đây là một số cách pha chế mặt nạ tóc tại nhà.
Chuối
Cách 1: Nghiền một quả chuối chín, sau đó thêm 1 muỗng canh dầu ô liu vào hỗn hợp này. Áp dụng hỗn hợp này khi tóc bạn ẩm. Massage da đầu của bạn. Tiếp tục ủ mái tóc với một chiếc khăn tắm trong 30 phút. Gội lại đầu với nước ấm trước khi sử dụng dầu gội.
Cách 2: Nghiền một quả chuối chín, cho thêm 2 muỗng cà phê mật ong, 2 muỗng cà phê của bột mì vào. Trộn các thành phần trên với nhau để có một hỗn hợp sền sệt. Sau khi gội sạch mái tóc với dầu gội đầu như bình thường, bạn hãy thoa hỗn hợp trên cho mái tóc và để chúng khoảng 20 phút bằng cách dùng chiếc mũ cao su trùm hết tóc hoặc quấn đầu với một chiếc khăn tắm.
Đu đủ
Mặt nạ bằng đu đủ là biện pháp đơn giản, tự nhiên và độc đáo để chấm dứt tình trạng tóc thiếu sức sống này. Gọt vỏ, lấy nửa quả đu đủ chín trộn với cốc sữa chua không đường. Thoa lên tóc và ủ khăn trong nửa giờ rồi gội bằng nước mát.
Quả lê
Cách 1: Đơn giản nhất là bạn hãy xay nhuyễn một quả lê và sau đó đắp lên tóc trong vòng 20 phút. Mặt nạ bằng trái lê là một cách hữu hiệu để giữ ẩm cho tóc.
Cách 2: Trái lê dầu oliu: Bạn có thể làm mặt nạ làm từ trái lê xay nhuyễn trộn lẫn với dầu oliu đun nóng, sau đó đắp lên tóc và ủ bằng khăn mặt. Loại mặt nạ này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa tóc chẻ mà còn mang lại cho bạn một mái tóc óng mượt nhờ thành phần dầu oliu trong đó.
Quả bơ
Bơ là một loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều loại vitamin quan trọng như A, E, K, D, B và các khoáng chất magie, sắt, axit folic, amino axit, kali... Vì thế, các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn nên sử dụng quả bơ như một loại mặt nạ an toàn cho da và tóc.
Nguyên liệu:
- 1 quả bơ chín
- 1 quả trứng gà
- 2 thìa cà phê dầu ô liu (có thể thay thế bằng dầu dừa hoặc các loại tinh dầu dưỡng tóc khác)
Cách làm:
Bổ đôi quả bơ, bỏ hạt và vỏ, xay nhuyễn phần ruột thành một hỗn hợp sánh. Trộn chung hỗn hợp trên với trứng gà và dầu ô liu (có thể sử dụng cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà). Tiếp tục dùng thìa đánh đều các nguyên liệu với nhau. Xoa đều hỗn hợp trên từ ngọn tóc đến chân tóc. Quấn khăn hoặc dùng mũ chụp đầu nilon để ủ tóc trong thời gian từ 20-30 phút.Bạn nên gội đầu với nước ấm trước để loại sạch hoàn toàn lớp mặt nạ dính trên tóc. Sau đó mới sử dụng dầu gội và xả lại bằng nước lạnh.
Theo TTVN
Dưỡng tóc đẹp bằng 6 loại mặt nạ hoa quả Chuối, bơ, đu đủ, và chanh là những loại quả bạn có thể sử dụng để làm mạt nạ cho tóc. Tóc bị hư tổn bởi hóa chất Làm mặt nạ điều trị tóc hư tổn do hóa chất rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 quả chuối, một lòng đỏ trứng gà, và một thìa nước chanh tươi. Nghiền nát...