5 loại dung dịch trên ô tô tài xế cần kiểm tra, thay thế định kỳ
Ngoài nhiên liệu, trên ô tô còn có các loại dung dịch góp phần duy trì hoạt động của động cơ, hộp số, hệ thống phanh… theo thời gian sử dụng, các dung dịch này cần được được bổ sung, thay thế định kỳ.
Nước làm mát động cơ ô tô cần được kiểm tra, thay thế định kỳ Ảnh: Trần Hoàng
Thông thường sau một thời gian sử dụng, các loại dung dịch trên ô tô thường bị hao hụt, xuống cấp và cần được bổ sung thay thế. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng nắm rõ thời gian, cách thức kiểm tra, thay thế, khiến xe vận hành thiếu ổn định và thường xuyên gặp trục trặc ở hệ thống động cơ, trợ lực lái hay cản trở tầm nhìn của người lái.
Ngoài nhiên liệu, trên ô tô còn có các loại dung dịch góp phần duy trì hoạt động của động cơ, hộp số, hệ thống phanh…
Theo lời khuyên của các chuyên gia, tùy thuộc vào điều kiện, thời gian sử dụng ô tô, tài xế nên thường xuyên kiểm tra dầu nhớt động cơ, nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái hay kể cả nước rửa kính… để kịp thời bổ sung, thay thế góp phần giúp xe vận hành ổn định.
Dầu nhớt động cơ
Dầu nhớt máy đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thống động cơ. Dung dịch này có tác dụng bôi trơn, làm giảm ma sát và làm sạch các chi biết bên trong động cơ. Mỗi khi động cơ hoạt động, quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiêu liệu sẽ tạo ra nhiều muội than, cặn bẩn… những thành phần phụ gia trong dầu động cơ sẽ làm sạch bề mặt các bộ phận và lưu giữ trong dầu. Chính vì vậy, sau một thời gian sử dụng, dầu nhớt động cơ thường bị biến sắc, xuống cấp làm giảm khả năng bôi trơn.
Rút que thăm dầu có tay nắm màu vàng, nằm trên động cơ để kiểm tra mức dầu, màu dầu
Với những xe mới sử dụng lần đầu, các chuyên gia khuyến cáo nên thay dầu nhớt sau 1.000 km đầu tiên, để loại bỏ mạt kim loại, cặn bẩn xót lại trong động cơ sau khi gia công. Sau đó, thay thế dầu động cơ định sau khi xe vận hành khoảng 5.000km. Ngoài ra, tùy vào điều kiện sử dụng, tài xế nên thường xuyên kiểm tra thông que thăm dầu để nắm tình trạng cũng như mức dầu trong động cơ.
Nếu dầu chuyển màu đen đặc hoặc màu cà phê đặc là dấu hiệu để nhận biết cần phải thay
Thông thường que thăm dầu có tay nắm màu vàng, nằm trên phần động cơ, khi mở nắp capô xe sẽ dễ dàng tìm thấy. Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, mức dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Theo kinh nghiệm của những người dùng ô tô, cách kiểm tra dầu máy chính xác nhất khi động cơ nguội, mức dầu không thấp hơn “min” và khi động cơ nóng dầu không được cao hơn mức “max”. Bên cạnh đó, hãy quan sát màu sắc dầu bám trên đầu que thăm dầu. Nếu dầu vẫn giữ màu vàng mật hay màu hổ phách là dấu hiệu tốt. Nếu dầu chuyển màu đen đặc hoặc màu cà phê đặc là dấu hiệu để nhận biết cần phải thay dầu nhớt động cơ.
Nước làm mát
Đúng như tên gọi “nước làm mát” đóng vai trò giải nhiệt cho động cơ trong quá trình hoạt động. Quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiêu liệu trong xi lanh động cơ sẽ toả ra một lượng nhiệt lớn, một phần chuyển thành công, một phần còn lại tỏa ra ngoài không khí và các chi tiết tiếp xúc như xi lanh, piston, thân máy… Nước làm mát sẽ trung chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát.
Video đang HOT
Bình nước làm mát thường được bố trí trong khoang động cơ
Nếu lượng nước làm mát không đảm bảo sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho động cơ ô tô. Vì vậy, tài xế nên thường xuyên theo dõi mực nước làm mát để bổ sung hoặc thay thế đảm bảo quá trình giải nhiệt cho động cơ.
Bình chứa nước làm mát thường được bố trí trong khoang động cơ, dưới nắp capô. Khi kiểm tra bằng mắt thường, phải đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low”, một số xe ký hiệu “Min”, “Max”. Nếu mực nước làm mát dưới mức “Low” cần bổ sung thêm. Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng ô tô cần thay thế nước làm mát động cơ sau 40.000 km để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch này. Theo các chuyên gia, nước làm mát nên được hòa trộn theo tỉ lệ 60% dung dịch làm mát với 40% nước cất. Khi kiểm tra, thay thế nước làm mát nên để động cơ nguội, sau đó mở nắp két nước làm mát để tránh bị bỏng.
Phải đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low”
Dầu phanh
Đa số các mẫu ô tô hiện nay đều sử dụng hệ thống phanh thủy lực. Trong đó, dầu phanh đóng vai trò truyền lực từ bàn đạp phanh qua bơm cao áp chứa dầu (heo dầu) đến bốn bánh xe.
Tương tự như các dung dịch khác trên ô tô, theo thời gian sử dụng dầu phanh sẽ bị hao mòn, chứa cặn bẩn trong quá trình truyền lực hay bị nhiễm nước… dẫn đến làm giảm hiệu quả, độ chính xác khi người lái đạp phanh, ảnh hưởng đến sự an toàn. Vì vậy, tài xế cần thường xuyên kiểm tra dầu phanh. Dung dịch này thường có một bình chứa riêng và chia theo các mức “Min”, “Max” để nhận biết mức dầu còn lại trong bình.
Nên thay mới dầu phanh sau 40.000 km hoặc từ 2 – 3 năm sử dụng xe
Ngoài ra, dầu phanh thường có màu trong suốt, sau một thời gian sử dụng cặn bẩn sẽ khiến dung dịch dầu chuyển sang màu vàng nhạt hay xanh rêu. Thông thường theo khuyến cáo của các hãng ô tô, nên thay mới dầu phanh sau 40.000 km hoặc từ 2 – 3 năm sử dụng xe.
Nước rửa kính
Nước rửa kính giúp làm sạch bề mặt kính lái, đảm bảo tầm quan sát cho tài xế. Trong thực tế, không ít trường hợp lái xe nhấn công tắc nhưng nước rửa kính không phun, do bình chứa dung dịch này đã cạn. Một số xe sẽ có đèn báo trên bảng đồng hồ trung tâm khi nước rửa kính không đủ mức quy định để người lái nhận biết.
Nên chú ý kiểm tra, bổ sung dung dịch nước rửa kính để đảm bảo kính lái luôn được làm sạch khi cần thiết
Trong quá trình sử dụng, nên chú ý kiểm tra, bổ sung dung dịch nước rửa kính để đảm bảo kính lái luôn được làm sạch khi cần thiết. Nhiều người dùng ô tô thường sử dụng nước lã pha với một ít nước rửa chén để tiết kiệm. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo nên nên dùng nước rửa kính chuyên dụng sẽ giúp lau sạch bề mặt kính đồng thời không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chổi gạt.
Dầu trợ lực lái
Một số dòng ô tô hiện nay sử dụng hệ thống trợ lực tay lái thủy lực, giúp tài xế đánh lái nhẹ nhàng hơn khi xe di chuyển. Hệ thống lái trợ lực tay lái bằng thuỷ lực có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như bơm thủy lực, van phân phối, xi lanh và các đường ống dẫn dầu.
Trong đó, dầu trợ lực tay lái đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của hệ thống này. Nếu mức dầu không đảm bảo, sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền lực, tay lái trở nên nặng hơn hoặc phát ra tiếng ồn khi đánh lái.
Tương tự như dầu phanh, dầu trợ lực tay lái cũng sẽ bị cáu bẩn, xuống cấp sau một thời gian sử dụng và cần được thay thế. Bình chứa dung dịch dầu trợ lực tay lái thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại và bố trí trong khoang động cơ. Với bình nhựa, tài xế có thể dễ dàng nhìn thấy mức dầu và màu sắc dầu trong bình. Trong khi đó, các bình dầu trợ lực tay lái làm bằng kim loại đều có que thăm dầu tương tự dầu máy động cơ, giúp người lái kiểm tra mức dầu còn lại trong bình.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dầu trợ lực lái có màu nâu hoặc đen, thì dầu đã bị bẩn. Nên đưa xe đến các gara để kiểm tra xem thay thế. Ngoài ra nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng xe để nắm thời gian cần thay thế dầu trợ lực lái trên xe.
Những phụ tùng cần thay thế định kỳ để bảo đảm an toàn khi sử dụng ô tô
Trong thời gian sử dụng ô tô, có nhiều phụ tùng dễ bị xuống cấp theo thời gian, cần phải được thay mới kịp thời nếu để quá sẽ ngày càng hư hỏng.
Trong một chiếc ô tô có hơn 30 nghìn chi tiết khác nhau
Một chiếc xe ô tô có tới hơn 30.000 chi tiết và tài xế nên biết trong số đó có một số những bộ phận cần phải được thay thế định kỳ, đúng lúc mới đảm bảo lái xe an toàn, tránh hỏng hóc, tai nạn. Vậy đó là những bộ phận nào?
Cao su chân máy, chân số
Động cơ và hộp số của xe ô tô cần phải được cột chặt vào khung và sàn xe thì mới có thể truyền động tới các bánh xe làm xe chuyển động. Nếu không có các cao su chân máy và chân số, xe sẽ rất rung, khoang động cơ luôn có tiếng va chạm và sinh ra hỏng hóc.
Các cao su chân máy, chân số bằng chất liệu cao su và được thiết kế khá đặc biệt để hấp thu các lực do động cơ và hộp số truyền xuống, không cho các rung động này tới sàn xe và buồng lái.
Thông thường chỉ khi hỏng thì mới cần thay cao su chân máy, chân số, tuy nhiên là phụ tùng hao mòn theo thời gian nên cũng được xếp vào phụ tùng cần thay thế định kỳ.
Chỉ một lỗ rò rỉ nhỏ trên ống dẫn dầu phanh cũng có thể khiến toàn bộ lượng dầu phanh của xe chảy hết xuống đường và làm chiếc xe bị mất phanh hoàn toàn
Thiết bị dẫn dầu phanh
Chỉ một lỗ rò rỉ nhỏ trên ống dẫn dầu phanh cũng có thể khiến toàn bộ lượng dầu phanh của xe chảy hết xuống đường và làm chiếc xe bị mất phanh hoàn toàn.
Dầu hộp số cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với xe số tự động
Dầu hộp số và dầu phanh
Dầu hộp số cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với xe số tự động. Với hộp số AT, dầu không chỉ thực hiện những vai trò cơ bản như: bôi trơn, làm sạch và làm mát, mà còn là thành phần không thể thiếu của hệ thống van và pít-tông thủy lực điều khiển hoạt động của hộp số. Thiếu dầu hộp số khiến xe yếu, tăng tốc kém, vòng tua cao mà vẫn ì và nặng nhất là hỏng cả hộp số.
Dầu phanh dùng quá lâu ngày sẽ bị ngậm nước do hút ẩm từ không khí (đặc biệt là nếu xe thường xuyên phải lội nước). Việc bị dính ẩm sẽ khiến nhiệt độ sôi giảm xuống làm cho dầu phanh sủi bọt, gây giảm khả năng truyền lực của phanh và khiến hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt ở các tình huống xe phải phanh liên tục trong thời gian dài như khi đổ đèo.
Thông thường, dầu phanh được khuyến khích thay mới sau mỗi 40.000 km còn với dầu hộp số là 80.000 km vận hành. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại dầu cụ thể.
Lọc gió khoang lái (lọc gió điều hoà) có nhiệm vụ lấy không khí trong sạch từ bên ngoài đưa vào khoang hành khách, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những người ngồi trên xe
Bộ lọc khí động cơ, lọc nhiên liệu và lọc khí khoang lái
Lọc khí động cơ (air filter) thường được chủ xe quan tâm vì bộ phận này gắn liền với động cơ, có nhiệm vụ lọc không khí sạch bơm vào trong xi lanh, giúp xe khởi động trơn tru hơn. Lọc khí bẩn sẽ khiến máy xe yếu hay tệ hơn là đề không nổ.
Lọc nhiên liệu (fuel filter) bảo vệ hệ thống bơm phun và động cơ khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, nước và các chất cặn trong nhiên liệu. Cùng với lọc khí, lọc nhiên liệu có tác dụng đảm bảo sự tinh khiết tối đa cho hỗn hợp xăng (hoặc dầu) và không khí, bơm vào xi-lanh, giúp động cơ luôn đạt hiệu suất tối đa. Lái xe cũng cần lưu ý rằng trên một xe có thể có nhiều lọc xăng khác nhau, chịu trách nhiệm lọc những thành phần khác nhau.
Trong khi đó, lọc gió khoang lái đôi khi còn được biết đến vơi tên gọi lọc gió điều hòa có nhiệm vụ lấy không khí trong sạch từ bên ngoài đưa vào khoang hành khách, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những người ngồi trên xe, nhưng lại ít được quan tâm. Lọc gió khoang lái bẩn có thể sẽ khiến xe mang mùi khó chịu hay mở máy lạnh hết cỡ mà không mát.
Trong mọi trường hợp, nếu dây đai xoắn bị đứt, nhiều bộ phận của động cơ sẽ hỏng cùng
Dây Curoa
Dây curoa là một trong những linh kiện có giá thấp nhất trên xe nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Trong mọi trường hợp, nếu dây đai xoắn bị đứt, nhiều bộ phận của động cơ sẽ hỏng cùng. Tệ hơn, nếu dây tổng bị đứt, động cơ sẽ bị đội nắp máy, buộc chủ nhân phải dỡ ra để đặt lại các trục và pít-tông, chi phí trong trường hợp này sẽ không nhỏ.
Dây đai xoắn thường hao mòn trong quá trình sử dụng, nhưng cũng có thể mục ruỗng vì hóa chất, độ ẩm không khí... Vì vậy nên thường xuyên quan tâm đến bộ phận này để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Để nhiên liệu có thể tạo ra nhiên năng thì bugi phải hoạt động và phóng tia lửa điện làm cháy chúng
Bugi đánh lửa
Để làm trục khuỷu động cơ quay được, các xy lanh cần phải hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ, và như vậy những chiếc bugi trong động cơ cũng thế, để nhiên liệu có thể tạo ra nhiên năng thì bugi phải hoạt động và phóng tia lửa điện làm cháy chúng.
Những chiếc bugi cũng cần được thay thế gần như định kỳ, nếu một trong số các bugi không hoạt động thì động cơ cũng sẽ dừng hoạt động, chúng phải làm việc đồng thời.
Theo Giaothong
10 lưu ý cần kiểm tra trên xe ô tô trước khi lái đường xa về quê ăn Tết Kiểm tra xe kỹ càng là điều cực kỳ cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như lộ trình của những chuyến đi xa hay dịp du xuân ngày Tết. Trước những chuyến đi xa dài ngày trong dịp Tết, du xuân sắp tới, bạn nên ưu kiểm tra và bảo dưỡng kỹ càng cho chiếc xe của mình, để đảm bảo...