5 loài cây sắp tuyệt chủng ở Khánh Hòa
Chai lá cong, sao lá tim, gõ biển, dầu Côn Đảo và cóc đỏ là 5 loại cây sinh trưởng tại vùng bán đảo Cam Ranh đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ngày 22-11, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp các sở, ngành liên quan để triển khai các biện pháp bảo tồn, tránh nguy cơ tuyệt chủng 5 loại cây đặc hữu, quý hiếm trên.
Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp, cây chai lá cong (Shorea falcata) là loại cây đặc hữu củaViệt Nam và quần thể tự nhiên chỉ còn tìm thấy ở Khánh Hòa. Cây này được xếp ở mức Rất nguy cấp (CR) theo Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ của thế giới (IUCN).
Cây chai lá cong
Cây sao lá tim (Hopea cordata) cũng là cây thuộc mức CR, ở nước ta chỉ có tại bán đảo Cam Ranh, xuất hiện rải rác ở dạng gỗ nhỏ.
Cây dầu Côn Đảo (Dipterocarpus condorensis) đây là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bổ chính ở Côn Đảo, rải rác ở Bình Thuận, còn ở Khánh Hòa chỉ tìm thấy ở thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm) khoảng 30 cá thể.
Cây gõ biển (Sindora maritima) phân bố ở một số tỉnh miền Trung, đang bị thu hẹp vùng phân bố và đang được đề nghị xếp hạng Ít nguy cấp (LC).
Cây gõ biển
Video đang HOT
Cây cóc đỏ
Cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loại cây ngập mặn được xếp vào mức sẽ nguy cấp (VU).
Theo TTXVN, để bảo tồn những loại cây trên, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Ban quản lý Các dự án khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh phối hợp với chủ đầu tư cam kết bảo tồn các loài cây quý hiếm trên. Các công viên thuộc dự án khu du lịch này phải thực hiện theo hướng trở thành nơi bảo tồn, phát triển các loại cây quý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp điều tra, đánh giá tình trạng phân bố, nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen, có kế hoạch nhân giống, trồng thử nghiệm… Các địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân, tránh tình trạng chặt phá bừa bãi.
Theo 24h
Ngắm bàng vuông Trường Sa nở hoa trên đường Hoàng Sa
Trong những ngày đầu tháng 11 này, cây bàng vuông được đem từ Trường Sa về trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phía đường Hoàng Sa từ hơn 10 năm trước, đang vào mùa trổ hoa rực rỡ.
Cây bàng vuông Trường Sa dưới chân cầu Thị Nghè
Theo thông tin từ Hội Nông dân TPHCM, bàng vuông còn được gọi là bàng bí, chiếc bàng, thuốc độc biển, cây thuốc cá tên khoa học là Barringtonia asiatica, là thực vật bản địa rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo. Cây bàng vuông xếp loại ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Ngoài giá trị là 1 loài cây quý hiếm, bàng vuông còn có 1 giá trị tinh thần lớn lao đối với người dân Việt Nam vì đó là loài cây đặc hữu của Trường Sa, một trong hai huyện đảo xa xôi nằm giữa biển Đông của Việt Nam.
Ở Trường Sa, bàng vuông vẫn sinh sôi nảy nở dù sóng gió khắc nghiệt, giống như người chiến sĩ kiên cường bám trụ Trường Sa, hứng chịu phong ba để canh giữ biển trời Tổ quốc. Bàng vuông trở thành biểu tượng của Trường Sa, biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của chiến sĩ Trường Sa, của dân tộc Việt Nam.
Do đó, cây bàng vuông được xem là món quà đầy ý nghĩa mà quân dân Trường Sa gửi tặng đồng bào đất liền. Cây bàng vuông bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè này cũng là một món quà quân dân Trường Sa tặng TPHCM hơn 10 năm trước, được đích thân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (lúc đó là Bí thư Thành ủy TPHCM) và Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (lúc đó là Chủ tịch UBND TPHCM) trồng.
"Hoa Trường Sa" nở giữa Sài Gòn
Hơn 10 năm đã qua, cây bàng vuông nhỏ bé năm nào nay đã vươn cao trưởng thành, đơm hoa kết trái giữa trung tâm thành phố mang tên Bác, trên con đường mang tên Hoàng Sa.
TPHCM đang dự định sẽ chọn những vị trí đẹp trên 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa vừa khánh thành để trồng thêm cây bàng vuông và cây phong ba, để Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi nằm trong tim thành phố.
Cùng ngắm những đóa hoa bàng vuông Trường Sa đầy sức sống giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh:
Trổ nụ
Đơm bông
Sau khi cánh nhụy rơi xuống...
... bàng vuông kết trái
Cây bàng vuông Trường Sa trên đường Hoàng Sa chi chít trái
Khi trái bàng vuông già...
... rụng xuống đất, sẽ ươm mầm một cây non mới.
Theo Dantri
Măng tre, cá biển nhiễm nhiều chất độc Trong khi nỗi lo rau quả nhập khẩu tồn dư hóa chất còn chưa lắng thì người tiêu dùng lại phải gánh thêm nhiều nỗi lo khác trong thực phẩm. Bò khô chứa Sudan, măng tre có Cyanua hay cá biển có Histamin... là những loại chất kịch độc, có khả năng gây ngộ độc cao và ung thư. Măng chứa nhiều độc...