5 loại cây bị cấm trồng trên đường phố TP.HCM
UBND TP.HCM vừa ra quyết định ban hành danh mục các loài cây cấm trồng và hạn chế trồng trên đường phố thuộc địa bàn thành phố.
Trúc đào – một trong 5 loại cây bị cấm trồng trên đường phố TPHCM (Ảnh minh họa)
Cụ thể, có 5 loài cây bị cấm trồng trên vỉa hè và dải phân cách đường phố vì có độc tố gây nguy hiểm cho người là bả đậu (mủ và hạt độc), cô ca cảnh (lá có chất cocaine gây nghiện), mã tiền (hạt có chất strychnine gây độc), thông thiên (hạt, lá, hoa, vỏ cây đều chứa chất độc) và trúc đào (thân và lá có chất độc).
Video đang HOT
Thành phố cũng quy định hạn chế trồng các loài cây ăn quả trên vỉa hè và dải phân cách vì tránh tình trạng trẻ em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố.
Ngoài ra, còn có hơn 20 loại cây khác cũng bị đưa vào danh mục hạn chế trồng trên đường phố TP.HCM vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường, có rễ phụ dễ làm hư hại công trình, nhánh giòn dễ gãy. Gồm các cây bàng, bồ kết, cao su, da, sung, dừa, điệp phèo heo, đủng đỉnh, gáo trắng, gáo tròn, gòn, keo lá tram, keo lai, keo tai tượng, lọ nồi, đại phong tử, lòng mức, lòng mức lông, me keo, mò cua, sữa, sọ khỉ, xà cừ, trôm hôi, trứng cá và xiro.
Theo Khampha
Đề phòng cây cảnh độc
Thú trồng cây xanh trong nhà, phòng làm việc đang được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, ít ai biết một số loại cây cảnh có thể gây độc cho con người, nhẹ thì chóng mặt, buồn nôn, nặng có thể tử vong.
Một số loại cây cảnh như đỗ quyên, trúc đào, thông thiên, hồng môn, thủy tiên... được nhiều người chọn làm cây cảnh. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội, ít người biết rằng chúng có hại cho sức khỏe nếu chẳng may dính phải mủ, hoặc ăn một bộ phận nào đó trên cây. Chẳng hạn, cây trúc đào được trồng nhiều ở công viên, bồn hoa, trên các tuyến đường với sắc hoa hồng rực rỡ, nhưng toàn thân cây này chứa chất cực độc là oleandrin và neriin, nhiễm chất này ở mức nhẹ gây ói mửa, rối loạn nhịp tim, nặng có thể dẫn tới tử vong nếu ăn phải và không xử lý kịp thời. Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Thủy tiên cũng chứa nhiều ancaloit, gây ra triệu chứng ngứa, chóng mặt, nhức đầu. Hồng môn lại chứa độc tố calcium oxalate, gây ngứa, bỏng rát vùng miệng, cổ họng, dạ dày và ruột, gây tiêu chảy nếu ăn phải. Với giống cẩm tú cầu, lá và củ của cây này có chất hydragin-cyanogenic glycoside, gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp...
Được đánh giá là có độc tính cao như cây lá ngón, những bộ phận trên cây trúc đào như hoa, lá, vỏ cây... đều gây nguy hiểm cho con người và động vật
Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, còn rất nhiều loại cây cảnh chứa chất độc, có thể nguy hại cho người và động vật nếu vô tình bị dính nhựa hay ăn lá và hít phải phấn hoa như hoa thơm ổi, cây chuỗi ngọc, anh thảo, dạ lan, xương rồng bát tiên...
BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khuyên: những loại cây cảnh gây độc được ưa thích vì thường có hoa đẹp, dễ trồng. Tùy cơ địa của mỗi người mà mức độ gây độc nặng hay nhẹ. Để đảm bảo sức khỏe, người chơi cây cảnh nên chọn những cây lành tính. Với những cây đã được cảnh báo, nếu chơi nên đề phòng, không nên cho trẻ nhỏ và thú cưng tới gần, đặc biệt với trẻ ở độ tuổi có thói quen nhét các vật lạ vào miệng. Không nên trồng những cây cảnh độc cạnh nguồn nước sinh hoạt. Trong trường hợp có biểu hiện ngộ độc, cần đưa đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời.
Bác sĩ Hướng khuyến cáo người chơi cây cảnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính của những loại hoa, cây cảnh trong nhà để tránh hậu quả đáng tiếc.
Theo PNO
Bạ đâu vẽ đó, chỉ có học sinh! Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò. Các cô cậu học sinh luôn luôn sáng tạo không ngừng nghỉ mọi chỗ mọi nơi kể cả là sách vở. Theo Datviet