5 loài cá tiến vua huyền thoại của Việt Nam
Những loài cá quý hiếm, thịt tuyệt ngon này từng “vinh dự” được hiện diện trên bàn tiệc của các vua chúa Việt Nam thời xưa.
Cá rầm xanh là một loài cá thuộc họ cá chép xuất hiện nhiều tại các sông ngòi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là một loài cá quý từng được ghi nhận trong sử sách như một sản vật tiến vua nhiều thế kỷ trước.
Loài cá này có xương mềm, thịt ngọt, đặc biệt bộ trứng bùi ngầy ngậy rất hấp dẫn. Không như nhiều loại cá tầm thường chỉ ngon khi có kích cỡ lớn, thịt rầm xanh ngon từ lúc con cá nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi “to như quả bom”.
Người dân tại một số bản làng ở miền núi phía Bắc vẫn nuôi cá rầm xanh trong ao nhà như một thói quen truyền thống. Trong khi đó, Nhà nước cũng đã có chương trình bảo tồn và phát triển loài cá này như một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Ảnh: NNVN.
Cá tràu là loài cá thuộc họ cá quả, có khá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên cá tràu ở vùng núi đá vôi Hoa Lư Ninh Bình lại gắn thêm một mỹ danh trong tên gọi, đó là cá tràu tiến vua. Tương truyền, từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng, người Ninh Bình đã bắt cá tràu như một sản vật quý để dâng lên đức Tiên Hoàng đế.
Cá tràu tiến vua cón có tên gọi khác là cá trèo đồi, vì chúng rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn, như khe nước ven lưng chừng đồi, hồ trên núi, thậm chí là những nguồn nước ven các khe đá cheo leo. Có lẽ do những điểm đặc trưng về môi trường sống mà thịt cá tràu tiến vua rất khác cá tràu thường, ăn rất chắc và thơm.
Video đang HOT
Hiện tại cá tràu tiến vua đang được bảo tồn và nhân nuôi rộng rãi ở Ninh Bình. Chúng đã trở thành đặc sản ẩm thực mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư văn hiến.
Cá rô Tổng Trường là loại cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Gọi là cá rô Tổng Trường vì loài cá này được phát hiện thấy ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư. Chúng có hình thái giống cá rô đồng, song do sống lâu năm ở vùng đầm lầy, hang động Hoa Lư nên có một số biến dị nhỏ về màu sắc.
Cá rô Tổng Trường có thịt béo, thơm, dai, ngon, nên được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình từ cách đây trên 1.000 năm. Cùng với cá tràu, cá vua Tổng Trường là “bộ đôi” cá tiến vua nổi tiếng từ thời Đinh – Tiền Lê, đã đi vào văn hóa dân gian với câu khẩu ngữ “Cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua”.
Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 đã chính thức đưa giống cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua vào chương trình bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch.
Theo sử tích, cá anh vũ đã được dùng để tiến vua từ thời Hùng Vương thứ ba. Loài cá này, phân bố tại các sông lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm. Chúng có điểm đặc trưng dễ nhận ra là phần miệng loe ra như mũi lợn. Ảnh: Diễn đàn câu cá.
Thịt cá anh vũ trắng, quánh chắc và có hương vị thơm ngon đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, thịt loài cá này tính mát, có thể chữa một số loại bệnh tính nhiệt. Cặp môi cũng là phần ngon nhất của cá anh vũ vì được cấu tạo từ sụn, tạo cảm giác giòn sần sật khi nhai.
Ngày nay, do bị đánh bắt quá mức nên cá anh vũ gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tuy vậy, chúng được nuôi sinh sản thành công ở Việt Nam. Dù đã được nuôi nhân tạo nhưng thịt cá anh vũ vẫn rất đắt, khoảng 700.000-1 triệu đồng/kg, vì việc nuôi rất kỳ công, tốn kém và phải mất trên 2 năm mới đạt đủ trọng lượng để thịt.
Cá chiên, một loài cá da trơn phân bố chủ yếu tại các dòng sông ở miền núi phía bắc Việt Nam thường được mệnh danh là chúa tể lòng sông vì bản tính hung dữ, khát máu và có thể đạt tới kích thước 70-80kg khi trưởng thành.
Thịt cá chiên rất ngon, nhưng loài cá này nổi tiếng nhờ bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật, là đặc sản dùng để dâng lên các bậc vua chúa. Có khi bộ lòng cá lớn đến nỗi có thể làm được vài mâm cỗ. Ảnh: Lao động
Cũng như nhiều giống cá đặc sản khác, mặc dù đã bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên nhưng cá chiên ngày nay đã được nuôi nhân tạo tại một số địa phương ở phía Bắc.
Theo Dantri
Cả xã chen nhau ngâm mình dưới lòng sông
Bất chấp mối nguy có thể bị nước cuốn, bệnh tật đeo bám, hàng trăm con người ở xã Kroong, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum vẫn ngày ngày dầm mình dưới chân cầu Kroong, đãi vàng sa khoáng.
Những ngày này, ngược tỉnh lộ 675 nối liền từ Kon Tum - Sa Thầy, đoạn qua cầu Kroong dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm người trầm mình dưới dòng nước đục ngầu để đãi vàng sa khoáng dưới lòng sông Pô Kô
Những đứa trẻ cũng theo đi đãi vàng
Đứng trên cầu nhìn xuống, đoạn sông nước cạn để lộ ra những ụ đá lởm chởm, dưới lòng sông, hàng trăm con người đủ mọi lứa tuổi, từ những cụ già tóc bạc đến những em nhỏ mới chỉ đứng đến hông người lớn, đều đang hì hục lặn ngụp, đào cát, đãi vàng dưới dòng nước đục ngầu.
Tất cả đều làm theo phương pháp thủ công, dụng cụ đãi vàng rất thô sơ, chỉ là một cái xẻng và một chiếc nón sắt. Họ phải lặn xuống dưới lòng sông, xúc lên từng xẻng cát rồi đưa vào nón đãi tới khi chỉ còn lại một lớp cát đen, làm sạch lớp cát đen đó với hy vọng gạn được những vảy vàng.
Ông A Nun (64 tuổi, thôn 4 xã Kroong) vừa ngoi từ dưới nước lên, run cầm cập vì lạnh, lau tay châm vội điếu thuốc, vừa hút thuốc vừa cầm chai rượu mang theo uống một ngụm lớn, cho biết: "Phải mang theo rượu uống cho ấm người không chết lạnh mất. Một ngày cũng chỉ được 50-70 nghìn đồng, đủ tiền uống rượu thôi. Thanh niên khỏe lặn được sâu thì kiếm được tiền hơn".
Cũng theo ông A Nun, toàn bộ những người đãi vàng ở đây đều là người đồng bào dân tộc Rơ Ngao ở xã Kroong, họ đã đãi vàng ở đây được hơn một tuần nay.
Vợ chồng anh H'Rin (40 tuổi) và chị Y Chinh (36 tuổi) miệt mài đãi vàng từ sáng tới chiều cũng được 500-700 ngàn đồng. Anh H'Rin cho biết: "Nhà mình có rẫy nhưng đã bị ngập nước do thủy điện Pleikrong rồi, thấy mọi người trong làng đãi vàng nhiều mình cũng theo ra, buổi trưa mang cơm đi ở lại đây ăn rồi tranh thủ làm luôn, có người còn làm cả buổi tối nữa, nhưng mình phải về nhà chăm cho 4 đứa con".
Một đôi chân ngâm cả ngày dưới nước
Một người đàn ông cho biết thêm, chính quyền địa phương đã ngăn cấm nhưng không làm gắt, chỉ cảnh báo khi thủy điện xả nước khỏi bị cuốn trôi.
Trong ba ngày 7, 8, 9/5, PV đã nhiều lần tìm gặp lãnh đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Kon Tum để làm việc về vấn đề trên nhưng đều không gặp được. Riêng ngày 9/5, PV đã đặt lịch làm việc với ông Đào Duy Hà - trưởng phòng, nhưng khi tới nơi thấy phòng ông này đóng cửa, gọi điện thoại ông không bắt máy.
Theo Dantri
Tìm về nơi hoang sơ Nằm cách thành phố Hà Nội 160km về phía Đông Nam, thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định), bãi biển Thịnh Long như một nàng thiếu nữ vừa được đánh thức, vẫn còn giấu trong mình vẻ hoang sơ, vụng dại nhưng cũng đủ lãng mạn để níu chân du khách khi tìm về. Cảnh ngư dân mưu sinh...