5 loài cá tiến Vua dành cho thực khách sành ăn
Với hương vị độc đáo, thơm ngon và quý hiếm, cá Anh Vũ, cá Lăng, cá Dầm Xanh, cá Chiên, cá Bò Hòm được nhiều thực khách sành ăn săn tìm. Đây cũng chính là những loài cá tiến Vua danh bất hư truyền thời xưa.
1. Cá Anh Vũ
Phần ngon nhất ở con cá là phần sụn môi (ảnh: Dulichvietnam).
Loài cá quý hiếm này chỉ ăn rêu tảo và sống ở nước trong, trong những hang đá sâu và khi nước lạnh mới mò ra tìm mồi. Vì vậy, việc bắt được một con Anh Vũ là cả một kỳ công, có khi phải đổi cả tính mạng bởi cá chỉ ra kiếm ăn vào mùa lạnh, nhiều người dân phải nín thở lặn để bắt cá.
Tuy nhiên thịt cá Anh Vũ lại ngon nức tiếng, xưa kia đã dùng để tiến vua. Theo sử sách, một ngư dân vào thời Hùng Vương thứ 3 đã bắt được một con cá lạ, mình vảy xanh óng ánh, bụng vẩy trắng, vây đỏ, môi giống môi lợn ở khu vực ngã ba sông Việt Trì, nên đã đem tiến vua. Khi ăn, nhà vua thấy thịt ngọn đậm, thơm nên chỉ dụ người dân khi bắt được cá phải đem tiến vua. Ngày nay, do bị đánh bắt quá mức nên hầu như cá tự nhiên bị tuyệt chủng. Nhiều thực khách nhà giàu phải bỏ ra số tiền lớn để thưởng thức loại cá này.
2. Cá dầm xanh
Cá dầm (ảnh: nongnghiep.vn)
Cá dầm xanh từng được sử sách chép lại dùng để tiến vua, rất ngon, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Thường cá sống ở sống ở tầng đáy của sông ở những dải đá ngầm, ăn các loại tảo, mùn bã hữu cơ, động vật không xương sống cỡ nhỏ ở đáy sông. Cá di cư theo mùa, theo độ trong của nước, khi nước đục cá thường ở trong hang.
Đây là một loài cá quý có xương mềm, thịt ngọt, đặc biệt bộ trứng bùi ngầy ngậy rất hấp dẫn. Không như nhiều loại cá khác thường chỉ ngon khi có kích cỡ lớn, thịt rầm xanh ngon từ lúc con cá nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi có trọng lượng trung bình 6-7kg. Cá có thể chế biến thành rất nhiều món ngon, được dân sành ăn khắp nơi săn tìm.
3. Cá Lăng
Là một loài cá không có xương dăm, thịt rất ngon nên rất được ưa chuộng. Chả cá Lã Vọng ở Hà Nội trở nên nổi tiếng cũng nhờ làm từ loài cá này. Ở vùng Phú Thọ cá lăng hiện diện ở hầu hết các nhà hàng cá sông, nhiều nhà hàng chỉ bán độc nhất các món ăn chế biến từ cá lăng. Cá lăng miệng có râu, thường sống ở tầng đáy của sông, nơi có nhiều phù sa. Cá ăn côn trùng, tôm, tép, cua, cá con. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon.
Từ xa xưa loài cá này đã trở thành đặc sản tiến vua bởi mùi vị rất đặc trưng của nó. Thịt cá thơm, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng. Cá Lăng khi ẩn mình trong hang thường nhẩn nha ăn rêu bám trên vách đá. Đó cũng là lý do để thịt cá săn chắc thơm ngọt.
Video đang HOT
Cho đến nay thịt cá đã trở thành loại đặc sản quí hiếm có giá trị cao. Người đi câu, đi đánh lưới quăng nếu được cá Lăng thường dành để biếu cha mẹ hoặc đãi khách quí. Thịt cá Lăng ngon nên chế biến kiểu gì cũng ngon và độc đáo.
4. Cá chiên
Cá chiên là đặc sản của sông Lô, sông Gâm (Ảnh:dulichtantrao).
Trên sông Lô, sông Gâm (chảy qua địa phận Tuyên Quang) có rất nhiều loại cá đặc sản quý hiếm. Do đặc điểm sông ở đây có độ dốc lớn, vận tốc dòng nước chảy siết qua nhiều dải đá ngầm nên để thích ứng với đặc điểm sống này, các loài cá sống ở đây thường rất khỏe, khả năng bơi, di chuyển vượt thác tốt. Cá chiên được mệnh danh là chúa tể của lòng sông bởi cá rất khỏe, miệng cứng như đá và có con to nặng tới vài chục kg.
Thịt cá chiên rất ngon, nhưng loài cá này nổi tiếng nhờ bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật, là đặc sản mà nhiều dân sành ăn săn tìm. Loài cá có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon.
5. Cá bò hòm
Với hình dạng độc đáo, cá giống như một chiếc hòm nên gọi là cá bò hòm (ảnh: DLVN)
Được gọi là cá bò hòm vì ngư dân cho rằng loại cá này cùng họ với các loại cá có da dày và nhám, như bò gù, bò da… Còn “hòm” có lẽ hình dáng nó vuông vắn trông giống chiếc thùng gỗ với lớp da lốm đốm đen và chiếc đuôi ngắn ngủn. Nhiều nơi gọi cá này là “gà nước mặn” vì thịt nó trắng hơn thịt gà; trừ xương sống, toàn thân cá là thịt không lẫn chút xương nào cả. Đây là loài cá quý hiếm sống ở các vùng biển lặng, vùng vịnh và rất khó câu hay đánh bắt.
Cá bò hòm thịt chắc nịch, ít xương dăm, hương vị rất thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta có thể chế biến thành nhiều món nhưng cá hấp là món ăn phổ biến hơn cả bởi cách chế biến đơn giản, lại chẳng cần phải thêm gia vị cầu kỳ. Đây là loài cá quý hiếm mà giới sành ăn thường săn tìm.
Thu Hà
Theo Dantri
Giá trị thật của "cây trồng tỷ đô" Maca
Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?
Theo GS.Lê Đình Khả- Hội KHKT Lâm nghiệp VN, Macadamia là cây ăn quả thân gỗ có giá trị kinh tế cao, đầu tư trồng macadamia phải sau 6-7 năm mới có lãi, song vẫn chưa đến điểm hòa vốn. Đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng.
Dân trí xin trích đăng một số thông tin từ bài viết giới thiệu toàn diện về loài cây này của ông: "Trồng Macadamia ở Việt Nam" .
Macadamia là cây gì?
Cây Macadamia (ảnh: internet)
Macadamia là tên do nhà thực vật học người Đức Ferdinand Von Muller đặt năm 1857 để tưởng nhớ người bạn là tiến sỹ John Macadam, nhà khoa học người Scotlent. Macadamia là tên chi và cũng là tên loài cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất là Macadamia integrifolia Maiden & Betche. Đây là loài cây ăn quả thân gỗ thường xanh cao 2-12 m, thuôc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân (kernel) trong hạt 30 - 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71- 80%, trong đó chủ yếu là axit béo chưa no, rất có giá trị. Nhân hạt macadamia được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, bánh hộp, mỹ phẩm, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp.
Tại Việt Nam, Macadamia được trồng thử tại Ba Vì từ năm 1994. Năm 1999 một số cây đã bắt đầu có quả. Năm 2010 cây sai quả nhất đã có 10 kg hạt. Cây đã được trồng khảo nghiệm ở nhiều nơi tại nước ta, trong đó một số nơi đã thu được kết quả rất khả quan, điển hình là vườn Macadamia trồng xen Cà phê do TTG phối hợp với gia đình ông Nguyễn Văn Cúc xây dựng từ năm 2004 ở thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng ở Đắc Lắc.
Đến nay đã có 10 giống macadamia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để phát triển vào sản xuất tại Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội). Dự án "trồng sản xuất thử nghiệm một số giống macadamia (OC, 246, 816, 849) tại Tây Nguyên" cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ cho thực hiện từ năm 2012.
Đặc điểm sinh thái, vùng trồng
Để trồng Macadamia có hiệu quả cần hiểu biết đặc điểm sinh thái, một số vấn đề về kỹ thuật trồng, kết quả khảo nghiệm giống trong thời gian qua ở nước ta
Macadamia thích hợp ở nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 20 - 25oC, không sương muối, nhiệt độ mùa đông trên 15oC, không dưới -1oC trong thời kỳ ra lá non và ra hoa, mặc dù có thể chịu được nhiệt độ 5oC trong thời gian ngắn, và không bị ẩm ướt kéo dài trong mùa xuân để không bị tàn lụi hoa (blossom blight), song cũng không quá nóng (mùa hè không quá 35oC). Vì nhiệt độ quá thấp thì cây bị chết, nhiệt độ quá cao cây sinh trưởng kém, tỷ lệ rụng quả sớm cao, kích thước hạt nhỏ, và có thể bị cháy lá.
Ngoài ra, khi bị gió mạnh cành macadamia rất dễ bị gãy, quả dễ bị rụng, vì thế cần tránh nơi có gió mạnh, đặc biệt là tránh nơi có gió lào khô nóng trong mùa xuân hè.
Macadmia có thể trồng trên các loại đất trung tính có độ dốc dưới 15o, sâu hơn 1m, không bị ngập, thoát nước tốt và giàu mùn. Trên các loại đất này Macadamia có sinh trưởng tối ưu, năng suất cao, ít bị bệnh tàn lụi cây và ít bị bệnh loét thân. Tránh trồng Macadamia trên đất glây nặng và bị ngập úng trong mùa mưa.
Từ các đặc điểm nói trên có thể thấy nơi trồng macadamia thích hợp ở nước ta là một số tỉnh ở Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Bắc bộ. Những nơi không nên trồng macadamia là những nơi quá nóng (nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25oC) như các tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ, và những nơi quá lạnh (nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 20oC, nhiệt độ trung bình tháng trong mùa đông-xuân dưới 15oC) ở vùng núi cao phía Bắc, hay những nơi có gió Lào trong mùa xuân hè.
Giống là khâu quan trọng nhất cho bất cứ một loài cây trồng nào, đặc biệt là cây lấy quả lâu năm. Trồng macadamia chỉ thành công sau khi có kết quả khảo nghiệm giống, biết được giống nào có thể trồng ở đâu. Chính vì thế từ năm 2002 -2003 đến năm 2012 một loạt khảo nghiệm giống macadamia đã được xây dựng tại một số vùng sinh thái chính ở nước ta.
Bộ NN&PTNT đã có quyết định số 2039 và 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 1 tháng 9năm 2011 công nhận các giống 695, 741, 800, 842 và 900 của Công ty CP Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến cho vùng Ba Vì (Hà Nội) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự; các giống OC, 246, 816, 849 cho vùng Krông Năng (Đắc Lắc) và Daddow (65QĐ-BNN-TCLN) cho vùng Ba Vì (Hà Nội) của Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp (QĐ65). Đây là những giống có năng suất 5 - 7 kg hạt/cây/năm sau 5 - 6 năm trồng .
Năng suất và giá hạt macadamia tại Australia và Hawai
Quả Macadamia
Tại Australia, quê hương của loài cây này, tính chung trong cả 20 năm gần đây thì giá hạt macadamia cả vỏ chưa bao giờ vượt quá 3,60 AD/kg, nghĩa là lúc thấp nhất 27.500 VND/kg, cao nhất chưa vượt quá 65.900 VND/kg.
Một vườn quả macadamia 20 ha thì 3-4 năm đầu chưa có thu nhập, phải đầu tư 28,5 triệu đồng/ha, đến năm thứ 7 có thể thu lãi 2,6 triệu đồng/ha (chưa phải điểm hòa vốn), năm thứ 15 có thể thu lãi 78,2 triệu đồng/ha. Một số nơi có thể có lãi trước 7 tuổi, song nhìn chung phải sau 8 - 10 năm mới có thu nhập ổn định.
Giá hạt macadamia trên thế giới tuy có thay đổi, song tương đối ổn định giữa các năm và giữa các nước (khoảng 30.000-50.000 đồng/kg), đầu tư trồng macadamia phải sau 6-7 năm mới có lãi, song vẫn chưa đến điểm hòa vốn. Đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng.
Kết luận, Macadamia là cây ăn quả thân gỗ có giá trị kinh tế cao, đã được một số nước trồng ở quy mô sản xuất. Cây này được đưa vào nước ta từ đầu những năm 1990, đã được trồng khảo nghiệm ở nhiều nơi, trong đó tại Krông Năng (Đắc Lắc) là nơi có triển vọng nhất, sau đó là một số nơi ở miền Bắc và Bắc Trung bộ. Các tỉnh miềm Nam, Nam Trung bộ và duyên hải miền Trung, những nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25oC và những nơi có gió Lào trong mùa nở hoa, không phù hợp với Macadamia.
Trồng macadamia bằng cây hạt năng suất chỉ bằng 1/4 đến 1/2 năng suất trồng bằng cây ghép của những giống cao sản đã được đánh giá qua khảo nghiệm và đã được Bộ NN&PTNT công nhận thích hợp với từng vùng sinh thái.
Trồng macadamia phải có đầu tư thích đáng, 4-5 năm đầu chưa có thu hoạch, phải đầu tư chăm sóc là chính, sau 6 - 7 năm mới có lãi.
Trong các giống đã đưa vào nước ta, tại những nơi có điều kiện lập địa phù hợp với Macadamia cũng chỉ có một số giống thích hợp nhất, có năng suất cao. Trước khi trồng trên diện rộng cần khảo nghiệm hoặc trồng thử trên lập địa có tính đại diện và cần tìm hiểu đặc điểm sinh thái, năng suất và giá cả để tính toán đầu tư hợp lý .
GS. TS Lê Đình Khả
Hội KHKT Lâm nghiệp VN
GS.TS Lê Đình Khả là người đã trồng Macadamia từ năm 1994 tại Ba Vì, khi đó ông là giám đôc Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng, với sự giup đỡ của TS. Chris Harwood ở CSIRO của Australia (hiện vẫn còn cây).
Ông là đồng tác giả một số giống Macadamia được Bộ NN&PTNT công nhận Giống Tiến bộ kỹ thuật, ông cũng là người trực tiếp tổ chức nhập giống Macadamia về khảo nghiệm ở VN (năm 2003) và tổ chức khảo nghiệm giống ở một số nơi trong nước (trong đó có Krong Năng ở Buôn Ma Thuột, trồng năm 2004). GS Lê Đình Khả là người đã dịch quyển "Trồng Macadamia ở Australia" (Nhà XBNN, 2003, có giấy phép bản quyền và xuất bản cùng năm với lần xuất bản thứ 3 ở Australia) và có một số bài viết về cây này.
Theo Dantri
Bỏ chục triệu mua cá Anh Vũ bị "lòe" bằng cá Dầm Xanh rẻ tiền Hiện nay, khá nhiều trang mạng đăng thông tin về cá Anh Vũ nhưng không ít trang dùng ảnh cá Dầm Xanh, cá Éc cho bài viết về cá Anh Vũ khiến cho người đọc không biết đâu là cá Anh Vũ xịn. Thực tế cũng có người bỏ tiền mua cá Anh Vũ lại bị lừa ăn phải loài cá khác có...