5 lần khoa học cho động vật dùng thử…. chất kích thích và cái kết đầy ái ngại
Tác động của chất kích thích lên các loài động vật cũng tệ hại không kém gì loài người.
Nhận thấy những tác động tiêu cực của các chất gây nghiện lên đời sống con người, giới khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên động vật với hi vọng sẽ phát hiện điều gì đó giúp chúng ta làm giảm ảnh hưởng xấu của thuốc. Dưới đây là 6 cuộc thí nghiệm tiêu biểu và những gì họ đã học được.
1. Bạch tuộc: bỗng dưng thích kết bạn
Khoa học từng chứng minh rằng: các thiên tài thì thường cô độc, và bạch tuộc có lẽ cũng là một ví dụ điển hình cho điều này. Chúng rất thông minh và có khả năng học tập khá xuất sắc nhưng quả thực các cá thể loài này đều thích sống một mình, chỉ chủ động giao tiếp với đồng loại vào mùa sinh sản mà thôi.
Tuy nhiên, khi được dùng thử thuốc lắc, bạch tuộc đột nhiên… trở nên thân thiện, thích kết giao và dành nhiều thời gian hơn ở cạnh đồng loại. Một số còn được ghi nhận là đã ôm những con bạch tuộc mà chúng chơi cùng.
Hóa ra, cơ chế tiếp nhận thuốc lắc của người và bạch tuộc khá giống nhau. Thuốc lắc kích thích cơ thể giải phóng hormone serotonin – còn được biết đến với cái tên hormone “hạnh phúc”. Hormone này ảnh hưởng đến tâm trạng và cách chúng ta tương tác với nhau.
Tuy không rõ bạch tuộc ra sao, nhưng ở người thì sau những phút giây vui vẻ, thuốc lắc sẽ để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, bởi vậy nên nhiều quốc gia đã liệt nó vào chất cấm.
2. Ong: “sa ngã”, bỏ làm đi tìm thuốc
Trong một thời gian rất dài, các nhà khoa học từng tin rằng phần lớn côn trùng không thể bị nghiện. Bởi lẽ, các loài thực vật được dùng để chiết xuất chất kích thích chứa nhiều chất hóa học được ví như thuốc trừ sâu tự nhiên nên thường không bị sâu bọ phá hại. Khi côn trùng ăn vào, chúng sẽ mất kiểm soát và “ngã” khỏi cây.
Thế nhưng khi thí nghiệm về tác động của cocaine trên ong, kết quả khác xa những điều ta dự đoán. Ong khi được bôi một lượng nhỏ cocaine trên thân có xu hướng trở nên “tăng động”và phấn khích quá mức.
Video đang HOT
Thông thường, ong sẽ lúc lắc phần thân để báo hiệu về chất lượng mật hoa với đồng loại. Mật càng tốt thì lắc càng nhiệt. Tuy nhiên khi đang “phê pha”, bất chấp loại mật đó ra sao, ít hay nhiều, chúng vẫn lắc ác chiến nhất có thể, nhiều khi báo hại cả tổ phải chạy theo vô ích.
Sau một tuần bay bổng, các nhà nghiên cứu quyết định cho chúng dừng thuốc. Ong biểu hiện nhiều triệu chứng tương tự như con người: mệt mỏi, thiếu nhiệt tình trong công việc và khả năng nhận thức – ghi nhớ bị suy giảm. Một số ít nghiện nặng còn được ghi nhận rằng chúng không chỉ tập trung tìm mỗi mật hoa nữa mà còn tìm cách để có thuốc.
3. Ruồi giấm: trầm cảm cô đơn thích uống rượu
Chúng ta xưa nay vẫn biết rằng mọi thức uống có cồn đều ít nhiều gây ra sự phấn khích nhất định cho não bộ. Nó kích hoạt cơ thể giải phóng dopamine làm chúng ta cảm thấy thích thú, vui vẻ và yêu đời. Vì vậy trước khi làm thí nghiệm, các nhà khoa học cho rằng ruồi nào cũng như ruồi nào thôi, đều sẽ chết mê chết mệt vì rượu cho mà xem.
Sai bét! Thì ra, những con ruồi đã được giao phối dường như không mấy hứng thú với đồ ăn có trộn với rượu, chúng thích loại bình thường hơn. Trái lại, những con bị đồng loại từ chối có xu hướng nạp vào cơ thể lượng rượu nhiều gấp 4 lần.
Tôi lạc quan giữa đám đông nhưng khi một mình thì lại không
Trong các nghiên cứu sau đó, chúng ta phát hiện rằng điều này diễn ra tương tự ở người, đồng nghĩa với việc ta sống càng lành mạnh thì sẽ càng khó bị nghiện rượu.
4. Khỉ cái bị vô sinh khi uống quá nhiều rượu
Ngoài việc cố gắng sinh hoạt điều độ, chúng ta cũng có thể lấy những ví dụ về hậu quả của rượu làm động lực cho ta từ bỏ đấy chứ. Một thí nghiệm trên khỉ Macaca đã chỉ ra rằng những con cái bị nghiện rượu sẽ có xu hướng bị ngừng rụng trứng. Điều này có lẽ phần nào giải thích được hiện tượng vô sinh do uống nhiều rượu ở nữ giới loài người.
5. Nhện: giăng lưới bậy bạ
Lại thêm một loài côn trùng nữa không thể làm ăn đến nơi đến chốn khi sử dụng chất gây nghiện, đó là nhện.
Các dân chơi này có lẽ là những đối tượng thí nghiệm được dùng thử nhiều loại thuốc nhất. Với mỗi loại ta đều thu được một phản ứng riêng nhưng nhìn chung, nhện trở nên “lười” hơn, có xu hướng bỏ qua những đường giăng tơ dài và khó. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, thuốc được dùng càng độc đối với nhện thì lưới dệt càng xấu và méo mó.
Theo SciShow
Nghiên cứu mới: Tổ tiên của cá sấu ngày nay là loài ăn chay
Ai cũng biết cá sấu là loài bò sát ăn thịt kinh hoàng bậc nhất thế giới, nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy không phải lúc nào điều đó cũng đúng.
Hóa ra, một vài tổ tiên của loài cá sấu ngày nay từng có thói quen... ăn chay. Khó tin quá phải không?
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những loài cá sấu đã tuyệt chủng có một thói quen ăn uống vô cùng đa dạng" - tác giả chính của nghiên cứu, nhà địa chất học của Đại học Utah là Keegan Melstrom nói.
"Một số tương tự như loài cá sấu đang sống ngày nay, chủ yếu ăn thịt, số khác ăn tạp, và vẫn có những loài chuyên ăn thực vật".
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 146 mẩu răng hóa thạch từ 16 chủng loài khác nhau. Khi đối chiếu với những loài bò sát còn sống, họ phát hiện ra rằng hình dạng răng có thể cho thấy cá sấu cổ đại thích ăn thịt hay rau củ hơn.
Răng loài ăn thịt thường có một điểm sắc, nhọn, ít chi tiết phức tạp. Còn các loài ăn thực vật thường có răng nhiều chi tiết, xếp thành cụm, với các đường rãnh và các phần lồi lõm để nghiền nát thức ăn trước khi nuốt.
"Những loài ăn tạp, tức những sinh vật ăn cả thực vật lẫn động vật, nằm đâu đó ở giữa hai nhóm kia. Nghiên cứu trước đây của tôi cho thấy mô hình này vẫn còn tồn tại trên các loài bò sát sống có răng, như cá sấu và thằn lằn" - Melstron giải thích.
"Vậy nên, những kết quả đó cho chúng ta biết rằng mô hình cơ bản giữa chế độ ăn và răng hiện diện trên cả những loài động vật có vú lẫn bò sát, dù cho hình dạng răng rất khác nhau, và áp dụng với cả những loài bò sát đã tuyệt chủng"
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những loài cá sấu ăn thực vật đầu tiên sinh sôi nảy nở ở thời kỳ khởi điểm của Kỷ Jura, và từ Kỷ Jura đến Kỷ Phấn Trắng, chúng đã tiến hóa ít nhất 3 lần.
"Kết quả cho thấy loài ăn cỏ tiến hóa một cách độc lập ít nhất 3 lần, có khả năng đến 6 lần" - các nhà nghiên cứu giải thích.
"Nghiên cứu này chỉ ra rằng những loài cá sấu ăn cỏ phổ biến hơn nhiều so với chúng ta nghĩ và hiện diện xuyên suốt Đại Trung Sinh và trên hầu hết các lục địa".
Từ trên xuống dưới: loài ăn thịt, loài ăn tạp, và hai loài ăn cỏ
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy 8 loài ăn cỏ - với răng phẳng và lồi lõm - và ít nhất 1 loài ăn tạp trong số 16 loài cổ đại.
Các nhà nghiên cứu khác tỏ ra rất hào hứng với hướng tiếp cận của nhóm nghiên cứu lần này.
"Phương pháp này có thể được nhân rộng đối với các hóa thạch mới được phát hiện, cho phép chúng tôi thử nhiều ý tưởng khác nhau nhằm giải thích tại sao các loài cá sấu ăn cỏ lại liên tục tiến hóa" - nhà cổ sinh vật học Patrick O'Connor của Đại học Ohio nói.
Nhóm nghiên cứu vẫn chưa hoàn thành công việc - họ hiện đang dựng lại thói quen ăn uống của những loài cá sấu này và hi vọng có thể biết được tại sao những sinh vật đó lại phát triển đa dạng đến thế trong thời đại của những con khủng long, còn về sau thì không.
"Những loài ăn cỏ sống ở những lục địa khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, một số sống cạnh những loài có vú và họ hàng của các loài có vú, số khác thì không. Điều này cho thấy loài cá sấu ăn cỏ phát triển thành công trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau" - Melstrom nói thêm.
Theo ScienceAlert
Tặng hộp sọ cổ làm quà sinh nhật cho bạn trai, nữ chính trị gia Canada gặp rắc rối Nữ chính trị gia Canada hứng bão chỉ trích vì tặng người yêu hộp sọ có niên đại hơn 300 năm làm quà sinh nhật. Cuộc chạy đua vào một vị trí nổi bật ở bang British Columbia của nữ ứng viên Đảng bảo thủ Claire Rattée đang gặp phải những trở ngại nhất định vì món quà "có một không hai" của...