5 kỹ năng y tế cơ bản để cứu mình và cứu người, bạn cần phải biết
Để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp, bạn rất cần phải mở rộng kiến thức y tế của mình. Tuy nhiên, có một số kỹ năng y tế cứu mạng thường bị bỏ qua, theo Natural News.
Shutterstock
Điều quan trọng là bạn nân cân nhắc tham gia một khóa học sơ cứu cơ bản hoặc một khóa bồi dưỡng để học các kỹ năng sinh tồn y tế để có thể giúp bạn chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, theo Natural News.
1. Biết cách mở đường thở và cách đặt bệnh nhân nằm
Một người bất tỉnh, dù vì nguyên nhân gì, đều dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở – có thể dẫn đến tử vong. Bạn có thể mở đường thở cho bệnh nhân bằng cách hơi nghiêng đầu của bệnh nhân và nhấc hàm của họ về phía trước. Sau đó, đặt họ nằm nghiêng, theo Natural News.
2. Ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu
Có nhiều vết thương gây chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Nếu có vết thương chảy máu, điều đầu tiên phải làm là cầm máu.
Nếu có thể, trước khi cầm máu hãy cố gắng rửa tay để tránh nhiễm trùng. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế hoặc túi ni lông sạch, mỏng, tiến hành:
Cho người bị nạn nằm xuống, nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
Dùng vải sạch hoặc bông băng ép chặt lên thành của các mạch máu bị thương hoặc vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút, không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa.
Video đang HOT
Thêm bông băng nếu cần thiết.
Nếu vết thương ở cánh tay, nâng cao vết thương lên vị trí cao hơn tim và nén chặt bằng một miếng gạc sạch cho đến khi xe cứu thương hoặc bất kỳ trợ giúp y tế nào đến, theo Natural News.
Nếu máu không ngừng chảy, có thể buộc ga rô hoặc sử dụng các hợp chất cầm máu để cầm máu. Dùng ga rô ép chặt động mạch tại các vị trí sau:
Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.
3. Pha dung dịch bù nước đường uống
Những người bị bệnh nặng và bị thương thường cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Do bệnh nặng hoặc chấn thương, ruột của họ thường phản ứng chậm và không hoạt động tốt như bình thường. Dung dịch bù nước đường uống có thể cải thiện tình trạng của họ và thậm chí cứu sống họ.
Dung dịch bù nước đường uống là cách tốt để cung cấp chất lỏng và chất điện giải cho cơ thể. Cách tiếp cận này có thể giúp những người đang bị mất nước từ trung bình đến nặng. Vì bệnh nhân bị bệnh và bị thương thường không muốn uống bất cứ thứ gì, nên bạn sẽ phải cho họ uống một lượng nhỏ thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho 5 ml cứ sau 2 – 3 phút, sau đó 150 ml mỗi giờ và 1,5 lít trong 10 giờ, theo Natural News.
4. Đảm bảo uống nước sạch, hợp vệ sinh
Dù có khát đến mức nào, đừng uống đại bất cứ loại nước nào bạn gặp. Hãy đảm bảo uống nước sạch và an toàn. Uống nước không tinh khiết hoặc không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
5. Rửa tay kỹ
Rửa tay bằng xà phòng và nước là một thực hành đơn giản có thể cứu sống bạn, nhưng nó gần như bị lãng quên hoặc bỏ quên hoàn toàn.
Tại sao rửa tay lại quan trọng như vậy. Cần phải cọ xát tay với nước để rửa sạch vi khuẩn. Làm điều này có thể làm giảm đáng kể việc truyền bệnh truyền nhiễm. Quên hoặc lơ là rửa tay có thể dẫn đến vi khuẩn chuyển từ tay sang thức ăn, miệng hoặc vết thương hở, gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng, theo Natural News.
Các kỹ năng sinh tồn quan trọng khác mà bạn cần phải biết
Để ứng phó tình huống khẩn cấp cũng cần chuẩn bị và dự phòng một bộ dụng cụ sơ cứu. Có một bộ dụng cụ sơ cứu đầy đủ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm các dụng cụ phù hợp để điều trị vết thương.
Băng và gạc là những dụng cụ tiêu chuẩn mà một bộ dụng cụ sơ cứu cần phải có.
Thêm những dụng cụ khác tùy theo nhu cầu cụ thể của các thành viên gia đình bạn. Chuẩn bị thêm các loại thuốc thay thế như dược liệu và thảo dược, cũng như các loại dầu để xử lý cho các chấn thương từ nhẹ đến trung bình, theo Natural News.
Cân nhắc tham gia một khóa học sơ cứu cơ bản hoặc một khóa bồi dưỡng để học các kỹ năng sinh tồn y tế khác có thể giúp bạn chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.
Theo thanhnien
Cứu sống bé gái sơ sinh bị xuất huyết phổi nặng bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm máu và bơm sunfactan
Bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm máu và bơm sunfactan, các bác sỹ Bệnh viện nhi Thanh Hóa vừa cứu sống thành công một bé gái sơ sinh bị xuất huyết phổi nặng trong tình trạng rất nguy kịch.
Cháu Nguyễn Thị Ngọc đã được các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống, trở về với vòng tay của gia đình
Bệnh nhi là cháu Nguyễn Thị Ngọc, sinh ngày 4-7-2019, ở thôn 5, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn. Cháu Ngọc được sinh ra tại Bệnh viên phụ sản Thanh Hóa nhưng gần như ngay trong ngày sinh, cháu Ngọc được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - sơ sinhh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng rất nguy kịch: Bóp bóng qua nội khí quản với nội khí quản trào nhiều máu tươi, trẻ tím tái toàn thân, nhịp tim rời rạc, các thông số mạch và SpO2 không đo được.
Các bác sĩ và nhân viên Khoa Hồi sức tích cực - sơ sinh đã đánh giá nhanh tình hình, hội chẩn và tiến hành cấp cứu cho cháu Ngọc. Các biện pháp can thiệp được triển khai đồng loạt cho bệnh nhi như: Thở máy cao tần HFO, truyền dịch bồi phụ tuần hoàn và dùng đồng thời tối đa 4 loại thuốc vận mạch. Bên cạnh đó, quy trình lĩnh máu và các chế phẩm cầm máu cũng được phối hợp cùng Khoa huyết học, nhằm truyền máu được nhanh nhất cho bệnh nhi.
Cháu Nguyễn Thị Ngọc được cứu sống Bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm máu và bơm sunfactan, được điều trị tích cực để ra viện sau 19 ngày
Đến 16h cùng ngày, các bác sĩ đã cơ bản khống chế được hiện tượng xuất huyết phổi. Tuy nhiên, một dấu hiệu nguy hiểm khác của biến chứng do xuất huyết phổi gây ra là tình trạng bệnh nhi lên cơn tăng áp phổi. Trước tình huống trên, các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất sử dụng surfactant tổng hợp bơm vào phổi bệnh nhi nhằm bù lại lượng surfactant đã bị phá hủy.
Nguy cơ xuất huyết phổi quay trở lại sau bơm surfactant là rất lớn. Tuy nhiên, sau 2 lần bơm liên tiếp với tổng liều tối đa 200mg/kg thể trạng cùng với những nỗ lực trong dùng thuốc vận mạch, cần máu khác. Đến 20h cùng ngày, tình trạng huyết động cũng như hồi phục của phổi bệnh nhi cơ bản ổn định. Phổi bệnh nhi nở tốt, mạch và huyết, SpO2 áp ổn định, bệnh nhi đã bắt đầu có nước tiểu.
Sau 1 ngày thở máy cao tần HFO, bệnh nhi được chuyển thở máy thông thường và sau 7 ngày thở máy trẻ chuyển thở oxy trong 5 ngày tiếp theo. Sau 19 ngày điều trị, kiểm tra sàng lọc ổn định, cháu Ngọc được xuất viện trong niềm vui khôn xiết của bố mẹ và gia đình.
Thành công của các bác sỹ bệnh viện nhi Thanh Hóa đã đem lại hy vọng cho các bệnh nhi khác không may mắc căn bệnh hiểm nghèo này
Trước bệnh nhi Nguyễn Thị Ngọc, trong năm nay, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Sơ sinh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã cứu sống thành công 2 bệnh nhi khác ở các huyện Thọ Xuân và Quan Sơn cũng bị xuất huyết phổi nặng bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm máu và bơm sunfactan.
Việc 3 bệnh nhi bị xuất huyết phổi nặng được cứu sống các bác sỹ Bệnh viện nhi Thanh Hóa đã khẳng định được kiến thức chuyên môn và đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật phối hợp hồi sức khi đối với mặt bệnh cực kỳ nguy hiểm ở lứa tuổi sơ sinh mà rất ít bệnh viện Nhi tại Việt Nam hiện nay thực hiện được. Thành công trên còn góp phần mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhi khác trong tỉnh Thanh Hóa không may mắc căn bệnh hiểm nghèo này.
Theo baothanhhoa
Lợi ích tuyệt vời của củ sen đối với sức khỏe Củ sen được xem là thực phẩm mang nhiều may mắn và có công dụng kỳ diệu cho sức khỏe. Tác dụng tuyệt vời của củ sen với sức khỏe Giá trị dinh dưỡng trong củ sen Trong 100 gram củ sen chứa: - Calories: 74 cal - Chất xơ: 13% - Không chứa cholesterol - Vitamin C: 73% - Giàu hàm lượng...