5 kiểu giày gây hại cho chân
Mang giày lỗ hoặc mũi nhọn quá lâu có thể khiến chân bạn bị nấm và mắc các bệnh xương khớp.
Giày bệt đế mỏng: Cấu tạo vòm chân (phần lõm ở mặt trong) giúp bạn tránh những chấn thương khi đi bộ. Theo QQ, nếu mang giày có phần đế bằng phẳng, vòm chân sẽ không thể “phát huy” tác dụng. Đặc biệt, những đôi giày bệt siêu mỏng, tạo cảm giác như chân đất thường gây đau chân. Do đó, bạn cần chọn giày có độ dốc 2 cm. Trong trường hợp vẫn muốn đi loại giày đế mỏng, bạn phải đầu tư thêm miếng lót vòm. Ảnh: buybox.
Giày đi tuyết: Tương tự giày bệt, thiết kế của loại boots này không vừa vặn với hình dạng vòm bàn chân. Sau một thời gian dài mang, lớp đệm ở lòng bàn chân sẽ không còn đảm bảo được độ êm. Ảnh: Eyeem.
Giày có lỗ thường được ưa chuộng trong những ngày mưa. Dù có các lỗ ở phía trên tạo cảm giác thoáng khí, đế nhựa lại thấm hút mồ hôi kém. Từ đó, bên trong sẽ tạo độ ẩm, môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển nên dễ gây nấm chân. Ảnh: WeMP.
Ngoài ra, giày lỗ còn liên quan đến các tai nạn không đáng có. Một nghiên cứu trên tạp chí Phẫu thuật Thẩm mỹ nhi khoa Mỹ cho thấy 76% các vụ tai nạn thang cuốn có liên quan đến giày lỗ. Vì kiểu giày này mềm và dễ biến dạng, nó có thể bị cuốn vào các khe hở giữa mỗi bậc thang. Ảnh: Vix.
Giày mũi nhọn là món phụ kiện quen thuộc của phái đẹp khi muốn vẻ ngoài trở nên thanh lịch hay quyến rũ hơn. Tuy nhiên, nó lại làm 5 ngón chân ép vào nhau. Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, xương ngón chân của bạn có thể bị ảnh hưởng. Ảnh: Wattpad.
Giày cao gót: Khi mang giày cao gót trong thời gian dài, bàn chân sẽ theo hình dáng của giày nên trọng tâm dồn hết xuống phần dưới. Do đó, khả năng ổn định của khớp cổ chân ngày càng kém. Đặc biệt, những đôi giày cao trên 10 cm càng gây tổn thương cho bàn chân. Đi giày cao gót leo cầu thang, khớp gối chịu tải trọng gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể. Ảnh: Whas11.
7 bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi mùa hè - thu
Tập luyện thể chất đối với người cao tuổi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người cao tuổi. Thời điểm giao mùa hè - thu người cao tuổi càng phải chủ động trong việc tập luyện để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Người cao tuổi khi có thời gian đều nên thực hiện luyện tập thể dục thể thao. Đây là biện pháp giúp làm tăng sự dẻo dai và tăng khả năng lao động của bản thân để phục vụ bản thân, gia đình.
Ngoài ra, việc luyện tập thể chất còn giúp người cao tuổi chống lại lão hóa của hệ vận động, xương và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh lý tim mạch hoặc bệnh xương khớp.
Video đang HOT
Thực chất, các lợi ích việc rèn luyện thể dục thể thao đem lại đối với nhóm người đặc biệt như người cao tuổi cần được chăm sóc và quan tâm hơn cả. Lợi ích có thể nhìn thấy các chuyển biến tích cực mà người tham gia hoạt động thể chất một cách đều đặn, có tính duy trì.
Tuy nhiên, để có thể bắt đầu một kế hoạch đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người cao tuổi thì cần dành thời gian để tập luyện, đối tượng người cao tuổi cần xác định được các loại tiêu chí và điều kiện mà bản thân mình mong muốn để đạt được kết quả.
1. Xác định mục tiêu khi tập luyện
Việc xác định mục tiêu tập luyện cụ thể cần được xác định một cách rõ ràng, đối với người cao tuổi, từng khoảng thời gian tập luyện sẽ nhằm để cải thiện các mục đích khác nhau. Tập luyện thể chất chỉ đem lại hiệu quả khi người cao tuổi có kế hoạch rèn luyện khoa học và phù hợp với bản thân.
Để mục tiêu có thể được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng thì cần dựa vào tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, tình hình sức khỏe hiện tại, các loại bệnh lý người cao tuổi đang mắc phải và những loại thuốc đang sử dụng,...
Cần xác định mục đích tập luyện thể thao đối với người cao tuổi - Ảnh Internet
Đối với các mục tiêu ngắn hạn người cao tuổi hoặc người hỗ trợ cần phải lập ra các mục tiêu dài hạn trong từng tháng và các quý tiếp theo. Nên ghi lại yêu cầu của người cao tuổi vào lịch để đối chiếu khi cần thiết. Dựa theo các mục tiêu này việc đánh giá thường xuyên có thể đưa ra những điều chỉnh về việc tập luyện, làm tăng giảm cường độ vận động một cách phù hợp và có thể đạt được kết quả tốt.
2. Lựa chọn các môn thể thao để tập luyện
Dựa theo đối tượng người cao tuổi chưa bao giờ thực hiện luyện tập thể dục thể thao hoặc đang có sức khỏe kém, bị bệnh và đang trong giai đoạn phục hồi sau điều trị thì nên lựa chọn các loại bài tập nhẹ nhàng, sau đó mới tăng dần để phù hợp với sức khỏe.
Bản chất, việc lựa chọn môn thể thao hay các biện pháp luyện tập phù hợp người cao tuổi cần được khuyến khích nên tham gia thêm nhiều các loại hoạt động rèn luyện bổ trợ khác.
Khi tập luyện nếu có xảy ra các ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc sinh hoạt của bản thân người cao tuổi hoặc người hỗ trợ nên thử định hướng tới một môn thể thao khác mà có tính thường xuyên hơn để giúp người cao tuổi có thể đạt ra được mục tiêu đã đề ra.
Lên kế hoạch luyện tập mùa hè - thu phù hợp với sức khỏe - Ảnh Internet
Thực hiện lập kế hoạch cho quá trình tập luyện mùa hè - thu
Thời điểm giao mùa, người cao tuổi dễ mắc các bệnh hen phế quản, viêm xoang và tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe của người cao tuổi càng cần được đặc biệt quan tâm. Do đó việc lập một kế hoạch thực hiện luyện tập giao mùa hè - thu là điều cần thiết.
- Kế hoạch tập luyện kéo dài có tính quan trọng, then chốt ảnh hưởng tới kết quả của việc tập luyện đem lại đối với sức khỏe người cao tuổi.
- Lựa chọn thời gian phù hợp để tập luyện.
- Duy trì việc tập luyện kéo dài thường xuyên, đều đặn.
- Hoạt động rèn luyện được kiểm tra dựa theo các tần số: Cường độ vận động, tần số lần thực hiện động tác, thời gian tập luyện.
- Khối lượng tập luyện thông thường sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, khả năng của người cao tuổi, dựa theo tuần, theo tháng và chu kỳ.
3. Đánh giá hiệu quả tập luyện
Hiệu quả của việc tập luyện được đánh giá dựa theo khi đem lại kết quả tốt cho sức khỏe và không gây ra các nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi.
Có 2 cách có thể kiểm tra được hiệu quả tập luyện trong thời điểm giao mùa hè - thu mà người cao tuổi đã đạt được như sau:
- Lắng nghe phản hồi của cơ thể sau những lần tập. Các cảm giác về giấc ngủ, sự ngon miệng hoặc trong lượng cơ thể, khả năng bài tiết, tiết mồ hôi, nhịp thở, nhịp tim đều là những dấu hiệu có thể nhận thấy dễ dàng.
Đánh giá kết quả luyện tập thể thao đối với người cao tuổi - Ảnh Internet
Nếu sau quá trình tập luyện thể chất nhưng người tập không cảm nhận được sự thoải mái sau các bài tập thì lập tức nên tới cơ sở y tế để thăm khám.
- Kiểm tra bằng cách người cao tuổi thực hiện các bài test thể lực như thực hiện các bài kiểm tra đi bộ với cự ly cho trước. Các bài kiểm tra sức mạnh cơ thân trên hoặc thân dưới để đánh giá kết quả.
Tuy nhiên, muốn thực hiện các bài test thể lực và kiểm tra thì bạn cần tham khảo các tài liệu y học thể thao hoặc cần nhận được tham vấn từ bác sĩ.
Lưu ý khi người cao tuổi tham gia tập luyện thể thao:
- Cần có sự ủng hộ của người thân, chia sẻ của xã hội.
- Nên thực hiện luyện tập thể dục thể thao theo phong trào và có bạn bè cùng tuổi để thực hiện luyện tập.
- Chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm và các vấn đề về sức khỏe trong thời gian tập luyện.
4. Các bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi mùa hè - thu
- Các bài tập dưỡng sinh
Đây là môn thể thao mà được nhiều người cao tuổi lựa chọn nhất vì đem lại hiệu quả và giúp thư giãn tốt cho tim mạch, khớp cũng như giúp tinh thần người cao tuổi được tĩnh tâm, ôn hòa.
- Đi bộ
Biện pháp đi bộ được coi là bài tập dễ thực hiện nhất bởi vì đây là bài tập vận động nhẹ, đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho gân cốt, hệ tiêu hóa, giúp điều hòa khí huyết cho người cao tuổi. Ngoài ra, bài tập này cũng không đòi hỏi kỹ thuật, không cần luyện tập ở cường độ cao và còn giúp người cao tuổi cải thiện độ dẻo dai.
Người cao tuổi đạp xe đạp tại nhà giúp nâng cao sức khỏe - Ảnh Internet
- Chạy chậm
Chạy chậm phù hợp với người cao tuổi có sức khỏe dự trữ, không cần gắng sức và tuyệt đối không thi chạy với người khác. Chỉ nên giữ nhịp độ sức khỏe phù hợp với bản thân hoặc tăng nhịp độ chạy, nếu mệt có thể nghỉ một chút nếu cần thiết.
- Người cao tuổi tập luyện thể chất bằng các bài tập bơi
Thời điểm giao mùa hè - thu, trời đã bắt đầu hơi lạnh thì người cao tuổi có thể lựa chọn các bể bơi trong nhà để tập luyện. Phương pháp này hỗ trợ toàn diện, thích hợp với người cao tuổi. Người cao tuổi chỉ nên bơi trong thời gian ngắn, ngoài lợi ích sức khỏe, bơi đối với người cao tuổi còn giúp uốn lại cột sống đã hơi bị còng của người cao tuổi.
- Các bài tập Yoga nhẹ nhàng
Bài tập yoga không cần quá nhiều thể lực, chỉ cần nhịp thở đúng cách. Do đó, yoga còn giúp người cao tuổi thư giãn tinh thần, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và tạo một giấc ngủ sâu, sảng khoái.
- Đạp xe đạp
Lựa chọn đạp xe đạp vừa giúp tập luyện lại vừa giúp người cao tuổi đốt cháy năng lượng, tạo sự dẻo dai và linh hoạt hơn. Thời tiết mùa hè - thu thay đổi thất thường có thể lựa chọn các loại máy, mô hình xe đạp để người cao tuổi thực hiện luyện tập tại nhà.
- Một số các bài tập thể chất khác: động tác ngồi xổm, nâng chân, đứng trên một chân, thực hiện độc tác duỗi,...
Có rất nhiều bài tập khác nhau mà người cao tuổi có thể lựa chọn phù hợp với sức khỏe bản thân. Người cao tuổi cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn hình thức vận động phù hợp nhất.
Cảnh giác với những nhóm bệnh thường gặp lúc giao mùa Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, ban ngày nắng gắt, lạnh về đêm và sáng, nhiệt độ giảm kết hợp với không khí khô hanh khiến cơ thể dễ gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Một số nhóm bệnh thường gặp mùa này như bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, hô hấp... cần lưu ý với nhóm trẻ...