5 kiểu đau bụng cảnh báo những căn bệnh tiềm ẩn bên trong mà bạn không nên chủ quan bỏ qua
Tình trạng đau bụng đôi khi chỉ là do bạn lỡ ăn quá nhiều thứ linh tinh, hoặc có thể là do đến kỳ “đèn đỏ”. Tuy nhiên, có một số cơn đau bụng lại ngầm cảnh báo các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn.
Khó chịu quanh vùng rốn ( Sỏi mật)
Sau một bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán mà bạn cảm thấy có hiện tượng đau nhức gần vai, kèm theo tình trạng đau bụng, khó chịu thì nhiều khả năng là do bệnh sỏi mật gây nên. Những hạt sỏi nhỏ xíu có thể hình thành trong túi mật từ nhiều năm trước và nó sẽ không gây đau đớn gì, trừ khi chúng rơi vào ống mật. Và cho đến khi cơ thể bạn đã tích tụ quá nhiều sỏi thì hậu quả là tình trạng đau bụng nặng thường xuyên quanh vùng rốn sẽ xảy ra.
Đột nhiên bị đau ở phía dưới bụng trái ( Viêm túi thừa)
Những cơn đầy hơi kèm theo tình trạng đau ở phía dưới bụng trái có thể là dấu hiệu của viêm túi thừa. Đây là hiện tượng viêm các túi nhỏ trong ruột già, vốn là loại bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân hình thành nên căn bệnh này là do chế độ ăn của bạn chứa quá ít chất xơ. Do đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn ngay từ bây giờ để đẩy lùi căn bệnh này.
Đau dữ dội ở phía dưới bụng phải ( Viêm ruột thừa)
Triệu chứng rõ ràng nhất của chứng viêm ruột thừa có thể phát hiện thông qua tình trạng đầy hơi, sốt nhẹ, táo bón, tiêu chảy… Cơn đau sẽ tăng dần lên khi bạn hít thở, ho, hắt hơi… Dù chỉ là những hành động nhỏ nhặt cũng có thể gây áp lực lên vùng ruột thừa, từ đó làm gia tăng các cơn đau.
Căn bệnh này thường xảy ra khi ruột thừa của bạn bị viêm và mưng mủ do nhiễm trùng. Ngay lúc này, bạn cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa trước khi tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.
Video đang HOT
Đau giữa vùng bụng (Trào ngược dạ dày thực quản)
Thỉnh thoảng xuất hiện cơn ợ nóng thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên thì có thể trở thành chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa nếu không được điều trị sớm.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng trào những chất lỏng và thức ăn mới được tiêu thụ một phần lẫn với axit trong dạ dày. Do đó, khi thấy có hiện tượng đau giữa vùng bụng xảy ra thường xuyên thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Đau nóng bụng (Viêm loét đường tiêu hóa)
Tình trạng đầy hơi, ợ nóng, tiêu hóa kém và sụt cân đều có thể là dấu hiệu ngầm cảnh báo bệnh viêm loét đường tiêu hóa trong cơ thể bạn. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn H.pylori đã phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể do việc sử dụng quá liều thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin và ibuprofen. Lúc này, bạn nên đi làm các xét nghiệm máu để biết cơ thể có nhiễm khuẩn H.pylori hay không.
Theo Helino
Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, không chữa có thể ảnh hưởng gan, thận
Cùng tìm hiểu bệnh viêm tụy để bảo vệ sức khỏe bạn nhé.
1. Phân loại viêm tụy
Viêm tụy có thể được phân loại như sau:
- Viêm tụy cấp tính: Căn bệnh thường phát triển nhanh và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, có thể chữa được.
- Viêm tụy mãn tính: Nếu một bệnh nhân bị viêm tụy cấp tính nhiều lần thì bệnh sẽ phát triển thành viêm tụy mãn tính. Căn bệnh kéo dài nhiều năm và có thể ảnh hưởng đến cả phổi và thận.
2. Làm thế nào để biết bạn có mắc viêm tụy?
Viêm tụy sẽ có triệu chứng như đau bụng trên và đau bụng lan ra sau lưng. Nôn mửa và đau bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu mắc bệnh này. Người bệnh có thể bị sốt, giảm cân đột ngột, phân có mùi hôi thối.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tụy?
- Uống rượu quá mức dẫn đến viêm tụy.
- Sỏi mật cũng gây ra căn bệnh này.
- Mức độ triglyceridecao hơn cũng là lý do gây căn bệnh này.
- Hút thuốc quá mức là nguyên nhân gây viêm tụy.
- Nếu có tiền sử gia đình bị viêm tụy, thì bạn rất dễ bị mắc bệnh.
- Tiếp xúc với một số hóa chất cũng dẫn đến căn bệnh này.
- Một số loại thuốc cũng gây ra bệnh như là một tác dụng phụ.
4. Chẩn đoán viêm tụy
Căn bệnh này có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm chức năng gan và thận, xét nghiệm mức lipase, xét nghiệm nhiễm trùng và xét nghiệm thiếu máu.
5. Chữa viêm tụy cấp tính
Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, không uống rượu và hút thuốc, tình trạng viêm tụy cấp tính có thể được cải thiện. Nếu viêm tụy là do sỏi mật, túi mật sẽ được cắt bỏ để chữa trị viêm tụy. Bac si sẽ dưa trên tiên sư bênh hay kiêm tra sưc khoe, cung vơi xet nghiêm mau va nươc tiêu, chup căt lơp (CT) hay siêu âm da day đê chân đoan bệnh.
6. Chữa viêm tụy mãn tính
Hầu hết những người bị viêm tụy mãn tính sẽ bị đau bụng đến mức phải phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh còn bị sỏi mật dẫn đến phải phẫu thuật túi mật và đôi khi loại bỏ hoàn toàn tuyến tụy ra khỏi cơ thể. Những người bị bệnh này nên ăn ít chất béo và không nên hút thuốc và uống rượu. Những người bị viêm tụy mãn tính sẽ có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy cao hơn. Trong những trường hợp này, cần tiến hành phân tích sinh thiết nghiêm ngặt.
Theo Emdep
Túi mật của bạn có thể đang gặp vấn đề nếu có những dấu hiệu sau Nếu gặp phải những dấu hiệu này thì bạn hãy coi chừng vì có thể túi mật của bạn đang "kêu cứu". Tuy chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong cơ thể nhưng túi mật lại đóng vai trò quan trọng trong trong việc lưu trữ và điều tiết mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Do vậy,...