5 kiến nghị lớn của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 11
Thông qua Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cư tri và nhân dân cả nước gửi 5 kiến nghị lớn đến kỳ họp Quốc hội thứ 11, khoá XIV.
Chiều 15/3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 54 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.
Theo báo cáo, từ sau kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp được 2.278 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước thông qua các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các thành viên của Mặt trận.
Phiên họp thứ 54, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Video đang HOT
Trình bày những kiến nghị của cử tri, nhân dân và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Hầu A Lềnh cho biết, tai ky hop nay, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cư tri và nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị 5 vấn đề.
Kiến nghị thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương sớm ban hành chương trình cụ thể đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường, cơ hội cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, phát huy hiệu quả các nguồn lực của đất nước.
Thứ hai, cử tri và nhân dân cả nước đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Kiến nghị thứ ba, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục có các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Cần đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém, bảo đảm các cơ quan trong bộ máy nhà nước tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp; khắc phục một số tồn tại trong giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội; quản lý đất đai và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoàn thiện thể chế về quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Cuối cùng, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của cử tri, nhân dân và của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các kỳ họp Quốc hội khóa XIV để báo cáo với cử tri và nhân dân cả nước.
Bộ GD-ĐT lại đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện
Để đảm bảo cho công tác quản lý tại các cơ sở dạy thêm, học thêm, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong năm 2021
Một cơ sở dạy thêm học sinh tiểu học tại TP.HCM - NGUYỄN LOAN
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn mới đây đã chuyển đề nghị của cử tri tỉnh này tới Bộ GD-ĐT về việc cần sớm ban hành quy định về dạy thêm, học thêm để địa phương có hành lang pháp lý trong việc quản lý hoạt động này.
Trả lời kiến nghị trên, Bộ GD-ĐT cho biết: sau khi luật sửa đổi luật Đầu tư năm 2016 bỏ hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17 do Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo đó, thông tư số 17 vẫn còn hiệu lực tại: điều 4 quy định các trường hợp không được dạy thêm; điều 5 quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; điều 7 quy định thu và quản lý tiền học thêm. Đây là cơ sở để các nhà trường và địa phương quản lý hoạt động này.
Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT cho biết: "Để đảm bảo cho công tác quản lý tại các cơ sở dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong năm 2021". Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17, dự kiến ban hành trong năm 2021 nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố tiếp tục giám sát và yêu cầu UBND cấp tỉnh chỉ đạo, quản lý việc dạy thêm, học thêm; tăng cường chức năng giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể; phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm.
Trước đó, năm 2019 và 2020, Bộ GD-ĐT đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị với Bộ KH-ĐT đưa việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua. Mục đích là để tăng cường công tác quản lý hoạt động này.
Tuy nhiên, đề nghị này của Bộ GD-ĐT không được chấp nhận. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thông tư quy định về dạy thêm không được quy định các điều kiện về hoạt động, nên không có căn cứ để cấp phép mới cho hoạt động này cũng như xử lý khi có sai phạm trong thời gian qua.
Tháng 6-2021 khởi công 2 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hóa và Nghệ An Hai đoạn cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu đã được Quốc hội, Chính phủ chuyển sang đầu tư công đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai thủ tục để khởi công vào tháng 6-2021, hoàn thành trong năm 2023. Đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 đang được thi công đồng...