5 khẩu súng máy đáng sợ ra đời trên đất Nga
Maxim là khẩu súng máy đầu tiên do chuyên gia quân sự Nga chế tạo năm 1910 và Kord là súng hạng nặng cuối cùng ra đời trên đất Nga trong thế kỷ 20.
Súng máy hạng nặng Maxim chính thức góp mặt trong biên chế quân đội Nga Hoàng năm 1910. Sau đó, khẩu súng này tiếp tục phát huy vai trò trong Chiến tranh Thế giới lần 1 và lần 2. Ngoài khả năng chống bộ binh, khẩu súng còn được dùng để phòng không hay lắp trên các chiến hạm.
Mỗi khẩu Maxim nặng 64,3 kg với nòng dài 72,1 cm. Nó bắn loại đạn kích thước 7,6254 mm cùng tốc độ bắn đạt tới 600 viên/phút. Maxim sử dụng băng đạn dây với số lượng 250 viên. Do súng quá nặng nên người ta phải đặt lên xe kéo trong điều kiện tác chiến trên bộ.
Degtyaryov là súng máy hạng nhẹ, chính thức góp mặt trong biên chế chiến đấu quân đội Liên Xô năm 1928. Thiết kế của khẩu súng khá đơn giản khiến giá thành chế tạo chúng rẻ trong khi người sử dụng dễ dàng tháo lắp súng. Ngoài ra, khẩu súng còn hoạt động tốt trong các môi trường khắc nghiệt như bị ngâm trong bùn hoặc vùi dưới cát.
Súng máy Degtyaryov bắn loại đạn kích thước 7,6254 mm. Tốc độ bắn đạt 550 viên/phút với tầm bắn hiệu quả lên tới 800 m. Khẩu súng có một băng đạn 47 viên hoặc băng đạn dây 60 viên. Degtyaryov gồm nhiều biến thể chiến đấu khác nhau. Người ta chế tạo khoảng 795.000 khẩu súng loại này.
Giống với AK-47, RPK là khẩu súng do nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov phát triển. Nó chính thức góp mặt trong biên chế quân đội Liên Xô cuối thập niên 1950. Cùng với súng trường tấn công AKM, RPK ra đời theo chương trình chuẩn hóa các loại vũ khí nhỏ của Hồng quân Liên xô. Hiện tại, RPK vẫn được sản xuất và sử dụng trong quân đội nhiều quốc gia.
RPK có nhiều biến thể, nặng từ 4,7 tới 5,1 kg tùy từng mẫu súng. Nòng súng dài 59 cm trong khi tốc độ bắn dao động từ 600 đến 650 viên/phút. Tầm bắn hiệu quả của súng đạt từ 100 đến 1.000 m. Băng đạn thẳng của súng có thể chứa 20, 30 hoặc 40 viên trong khi băng đạn hình tròn chứa 75 viên. Mẫu RPK và RPKS bắn đạn kích thước 7,6239 mm trong khi RPK-74 và RPKS-74 bắn đạn 5,5439 mm.
Súng DShK là khẩu đại liên được dùng trong tác chiến mặt đất và phòng không do Liên Xô chế tạo và sử dụng từ năm 1938. Tên súng được ghép giữa tên nhà thiết kế Vasily Degtyaryov và người hoàn thiện khẩu súng Georgi Shpagin. Trong Thế chiến 2, ngoài nhiệm vụ phòng không, khẩu DShK còn được gắn lên xe tải, xe tăng hoặc pháo tự hành để tăng sức mạnh hỏa lực.
Video đang HOT
DShK nặng 34 kg (chỉ riêng khẩu súng). Nòng súng dài 107 cm với cỡ nòng kích thước 12,7108 mm. Kíp chiến đấu của súng gồm hai tới 3 binh sĩ. Tốc độ bắn của súng đạt 600 viên/phút trong khi tầm bắn xa nhất của DShK đạt tới 2.500. Băng đạn dây của súng chứa 50 viên. Nhiều quốc gia vẫn sử dụng súng DShK.
Kord là súng máy hạng nặng uy lực nhất mà quân đội Nga đang sử dụng. Nó ra đời nhằm thay thế vai trò của các khẩu súng từ thời Liên Xô. Khẩu Kord chính thức góp mặt trong quân đội Nga từ năm 1998 dù bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thập niên 1990. Sau khi được sản xuất hàng loạt năm 2001, những khẩu Kord được lắp đặt trên các phương tiện cơ giới để thay thế nhiều loại vũ khí cũ.
Tùy các biến thể khác nhau, mỗi khẩu Kord có thể nặng từ 25 tới 80 kg. Súng bắn loại đạn kích thước 12,7108 mm với tốc độ đạt 650 tới 750 viên/phút. Tầm bắn hiệu quả là 2.000 m với băng đạn dây chứa 50 viên.
Theo Tri Thức
Tìm hiểu loại súng máy hạng nặng mạnh nhất thế giới của Liên Xô/Nga
Mặc dù đã ra đời từ rất lâu nhưng cho đến tận ngày nay súng máy KPV vẫn được tin dùng vì có độ tin cậy cao và đặc biệt là uy lực khó có loại nào sánh bằng.
Súng máy KPV 14,5 mm (phiên bản phòng không ZPU-1)
Thông số kỹ thuật súng máy hạng nặng KPV
Cỡ nòng: 14,5 x 114 mm
Trọng lượng: 49,1 kg (thân súng) 105 kg (giá bánh xe) hoặc 39 kg (giá ba chân)
Dài: 1.980 mm
Chiều dài nòng: 1.346 mm
Rộng: 162 mm
Cao: 225 mm
Cơ chế tiếp đạn: Băng đạn dây 40 hoặc 50 viên
Tốc độ bắn: 600 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 1.005 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 3.000 m (Tối đa 4.000m)
KPV (Krubnokalibernyj Pulemet Vladimirova - Súng máy hạng nặng cỡ nòng lớn Vladimirov) được khai sinh từ Thế chiến thứ 2 khi nhận được những yêu cầu khẩn thiết từ mặt trận, nơi những người lính Hồng quân Liên Xô muốn có một khẩu súng máy hạng nặng bắn loại đạn xuyên giáp 14,5 x 114 mm cực kỳ uy lực vốn là đạn của súng trường chống tăng.
Những khẩu súng máy hạng nặng kiểu này có thể vô hiệu hóa xe tăng hạng nhẹ và xe bọc thép của quân Đức, cũng như dập tắt các hỏa điểm thường được che chắn kỹ lưỡng của kẻ thù.
Súng máy KPV 14,5 mm với giá đỡ kiểu Kharykin
Quá trình phát triển KPV bắt đầu từ năm 1942 và mẫu chế tạo đầu tiên ra đời năm 1944, trải qua các cuộc thử nghiệm và chỉnh sửa thì đến năm 1949 quân đội Liên Xô đã chấp nhận đưa vào biên chế KPV 14,5 mm phiên bản bắn mục tiêu mặt đất (trên bệ gắn 2 bánh xe) và KPV phiên bản phòng không với tên gọi ZPU-1, ZPU-2 và ZPU-4 (gắn lần lượt 1, 2 và 4 nòng súng KPV 14,5 mm). Về sau còn có phiên bản KPV sử dụng trên xe bọc thép là KPVT gắn trên BRDM-1/2 và BTR-60/70/80.
Súng máy KPV 14,5 mm (ZPU-2) gắn trên xe thiết giáp BTR-152 phiên bản phòng không của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân
Súng máy KPV được bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1950, lúc đầu KPV phiên bản bắn mục tiêu mặt đất sử dụng giá đỡ kiểu Kharykin với 2 bánh xe, rất nặng nề và kém linh hoạt (trọng lượng 105 kg), đến năm 1955 thì được thay thế bằng giá 3 chân nhẹ hơn của Baryshev, có trọng lượng chỉ 39 kg.
Súng máy KPV 14,5 mm với giá 3 chân chuyên dụng kiểu Baryshev
Cả 2 phiên bản trên đều được quân đội liên Xô sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tại Afghanistan. Bên cạnh sử dụng trên mặt đất, hiện nay KPV 14,5 mm là loại vũ khí phòng vệ hiện diện trên hầu như mọi tàu hộ tống, tàu khu trục lẫn tàu tuần tra của Nga.
Có một điều khá đặc biệt là từ khi ra đời năm 1949 cho tới gần đây (khi Trung Quốc giới thiệu loại đạn 14,5 x 115 mm) thì KPV 14,5 mm chính là khẩu súng máy mạnh mẽ nhất thế giới khi nó có động năng đầu nòng gấp đôi loại súng 12,7 mm/.50, sơ tốc đầu nòng của KPV đạt khoảng 1.005 m/s và đầu đạn nặng 60 gr có thể xuyên giáp dày 32 mm thép ở khoảng cách 500 m và 20 mm thép ở cự ly 1.000 m.
Đạn 14,5 x 114 mm của KPV
Trên chiến trường, KPV với giá 3 chân được sử dụng bởi 1 binh sĩ, thường được đặt ở các chốt kiểm soát hoặc phối hợp vào hệ thống phòng thủ căn cứ, trong khi phiên bản phòng không với nòng đôi hoặc nòng 4 vốn có cơ chế thay đổi tầm, hướng chuyên dụng và hệ thống ngắm bắn sẽ được sử dụng bởi 2 binh sĩ, đảm trách nhiệm vụ phòng không tầm cực thấp, phòng chống hiệu quả các loại mục tiêu như máy bay trực thăng.
KPV phiên bản phòng không ZPU-4
Hiện nay ở Việt Nam, dòng súng máy KPV được thấy nhiều nhất là KPVT khi chúng được gắn cố định trên các xe thiết giáp BRDM-2, BTR-60PB trong tháp pháo xoay, và ZPU-2 gắn trên xe thiết giáp BTR-152. Ngoài ra KPV 14,5 mm còn được sử dụng trên các tàu chiến loại TT-400TP, Molniya, Gepard 3.9 và một số lớp tàu tuần tra khác.
Súng máy KPVT trên xe thiết giáp BTR-60PB của Hải quân đánh bộ Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân
Súng máy KPV 14,5 mm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Ảnh: Quân đội nhân dân
Theo Tri Thức
Báo Mỹ: Nga đàm phán tập trận chung với Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Brazil Quân đội Nga đang tiến hành đàm phán sơ bộ với các lực lượng vũ trang Brazil, Việt Nam, Cuba và Triều Tiên để tiến hành tập trận chung. Tờ Business Insider ngày 3/2 đưa tin cho biết, một quan chức quân sự hàng đầu của Nga đã tuyên bố rằng Moscow có kế hoạch tiến hành tập trận chung với Triều Tiên....