5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Việc hiến tế người luôn là góc khuất đáng sợ của lịch sử nhân loại. Những phát hiện khảo cổ dưới đây cho thấy sự man rợ vượt quá những gì chúng ta có thể tưởng tượng về nghi lễ này.
Nghi lễ hiến tế phụ nữ ở Trung Quốc
Thời kì Neolithic ở Trung Quốc kéo dài hơn 8000 năm, bắt đầu từ khoảng năm 10000 trước CN. Thời kì tiền sử này được đánh dấu bằng việc con người bắt đầu chăn nuôi các loại gia súc (chủ yếu là lợn) và phát triển nông nghiệp. Thành phố lớn nhất trong số đó là Shimao. Được xây dựng khoảng 4300 năm trước, Shimao chỉ có người sinh sống trong 300 năm. Trong đống tàn tích của thành phố cổ này, các nhà khảo cổ đã khai quật được một phát hiện đáng sợ – 80 hộp sọ người mà không có phần thân thể nào đi cùng. Những hộp sọ này đều là của các phụ nữ trẻ chết cách đó 4000 năm. Các xét nghiệm kĩ hơn cho thấy những người này đã bị giết rất dã man bằng cách đánh chết hoặc thiêu sống. Theo các nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều phụ nữ bị chặt đầu và chôn tập thể như vậy có thể là do bị hiến tế để đánh dấu sự ra đời của thành phố.
Nghi lễ hiến tế người ở Sudan
Thời kì Neolithic chính là bước ngoặt trong lịch sử loài người và một trong những chiếc nôi của sự phát triển này chính là khu vực Shendi thuộc Sudan. Nằm trên khu vực đất màu mỡ bên cạnh sông Nile, nơi đây gắn liền với các loài vật nuôi được dùng để lấy sữa và lông thay vì chỉ dùng để lấy thịt. Rất nhiều cộng đồng cư dân ở đây đã phát triển các nghi lễ an táng người chết, như chôn các chiếc rừu và nhẫn đá cùng người chết. Dù những vụ hiến tế người được cho là khá hiếm, nhưng chúng vẫn diễn ra. Làng El Kadada ở thung lũng sông Nile có thể là nơi có những bằng chứng lâu đời nhất về hiến tế người ở châu Phi. Một nhóm nhà nghiên cứu Pháp đã khai quật một ngôi mộ, bên trong là xác của một người đàn ông và một phụ nữ, cùng 2 con dê và một con chó. Trong đó, người đàn ông và người phụ nữ quay mặt vào nhau. Ngôi mộ này có từ năm 3700 đến 3400 trước CN, cổ hơn gần 2000 năm so với các khu vực hiến tế người lâu đời khác. Đó là thành phố Mirgissa thuộc Ai Cập cổ đại, nằm tại Sudan ngày nay. Ở đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các xác người bị chặt đầu vào khoảng năm 1800 trước CN.
Nghi lễ hiến tế nô lệ của người Viking
Người Viking có thể không hung dữ như người ta thường nghĩ, nhưng các câu truyện về sự tàn bạo của họ thì vượt qua ngoài sự tưởng tượng. Khi người Viking tấn công khắp châu Âu, họ bắt người dân từ các ngôi làng, biến họ thành nô lệ và mang trở về vùng Scandinavia. Phụ nữ trở thành nô lệ tình dục. Nếu một nữ nô lệ có con với người chủ, ông ta có thể coi nó là con mình hoặc biến nó thành một nô lệ khác. Tàn bạo hơn, người Viking còn hiến tế các nô lệ để chôn cất cùng chủ nhân của họ. Một cuộc khai quật ở Flakstad, Nauy đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ cùng với 10 xác người, một số bị chặt đầu. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng những người chôn ở đó đều là nô lệ. Các bằng chứng đưa đến giả thiết rằng họ bị chặt đầu để làm món quà cho chủ nhân đã qua đời.
Video đang HOT
Nghi lễ hiến tế trẻ em của người Minoan
Minoan là một nền văn minh ở đảo Crete (ngoài khơi Hi Lạp) và phát triển trong thời đồ đồng từ năm 3000 đến 1100 trước CN. Đây vốn được coi là nền văn minh phát triển sớm nhất châu Âu, hệ thống chữ viết của họ (được gọi là Linear A) tới nay vẫn chưa được giải mã. Dù nền văn minh này xuống dốc khá nhanh sau vụ phun trào núi lửa phá hủy gần như toàn bộ đảo Crete, các nhà khảo cổ tin rằng người Minoan là những người rất thông minh và đầy quyền lực, sở hữu các công nghệ tiên tiến thời đó và đề cao sự bình đẳng giới.
Nhưng ngay cả những nền văn hóa yên bình nhất cũng có những phong tục dã man. Ở khu vực Knossos, có những bằng chứng về việc hiến tế trẻ em và ăn thịt người. Các bức họa thời đó mô tả các nghi lễ tôn giáo, bao gồm cả việc hiến tế con người để dâng lên các vị thần. Trong một ngôi nhà của người Minoan, người ta khai quật được một ngôi mộ tập thể toàn trẻ em. Da thịt của chúng đã bị lột sạch, có thể là do nghi lễ ăn thịt người. Những bằng chứng khác chỉ ra những giáo phái xuất hiện khi xã hội bắt đầu đi xuống. Đó có thể là nguyên nhân làm gia tăng các nghi lễ thường gặp đồng thời khiến họ tiến hành ngày càng nhiều các vụ hiến tế để đối phó với thảm họa thiên nhiên.
Nghi lễ hiến tế của người Celt, Anh.
Là một tộc người đa dạng, người Celts tới nước Anh năm 700 trước CN với những niềm tin tôn giáo khác nhau. Người Celt là từ chung được dùng ở đầu thế kỉ 18 để chỉ những tộc người với nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo tương tự nhau. Do sự đa dạng đó, không ngạc nhiên khi ở “người Celt” cũng có tục lệ hiến tế người. Rất nhiều xác ướp trong các đầm lầy ở châu Âu được tìm thấy là nạn nhân của những vụ hiến tế đó. Nổi tiếng trong số đó là xác của người đàn ông được đặt tên là Fissured Fred. Được khai quật vào năm 1981, Fred được tìm thấy cùng với các công cụ và vũ khí. Người đàn ông này đã phải chịu một cú đập rất mạnh vào gáy cách đây 2500 năm. Dù làm mẻ hộp sọ nhưng cú đánh đó không đủ để giết anh. Những gì xảy ra với anh sau đó là một bí ẩn, vì phần lớn xác anh vẫn chưa được tìm thấy. Tuy vậy, với hoàn cảnh được chôn cất và những món đồ được tìm thấy bên cạnh, có thể kết luận là Fred đã bị giết một cách dã man trong một nghi lễ.
Theo Dantri
5 tập tục đón năm mới kỳ lạ nhất thế giới
Dưới đây là những tập tục kì lạ có nguồn gốc từ xa xưa mà tổ tiên loài người vẫn thực hiện để khởi đầu một năm mới.
Lễ hội say xỉn (Ai Cập)
Tên lễ hội nghe có vẻ khôi hài nhưng thực ra nó lại có nguồn gốc rất sâu sắc từ thần thoại Ai Cập. Theo đó, trước ý định hủy diệt toàn bộ loài người của vị thần chiến tranh Sekhmet, thần mặt trời đã can thiệp bằng cách đưa ra lượng lớn bia có màu máu của bà. Thần Sekhmet uống chỗ bia đó và lăn ra bất tỉnh trước khi kịp thực hiện ý định trên.
Để mừng sự kiện con người được cứu sống, người Ai Cập uống rất nhiều bia rượu vào đầu năm mới. Họ sẽ phải uống cho đến khi say mèm, lăn ra bất tỉnh thì thôi dù đó là ở đền thờ hay ngoài đường. Những người còn tỉnh táo có nhiệm vụ đi quanh thành phố và đánh thức những người khác bằng các hồi trống lớn. Sau đó tất cả mọi người tham gia vào các buổi lễ tôn giáo và cầu xin sự trợ giúp từ các vị thần trong năm mới.
Lễ hội Hogmanay (Scotland)
Hogmanay là một lễ hội cổ đại khác vào đầu năm mới mà vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Do các ngày lễ cổ đại bị lấn át bởi các truyền thống của đạo Thiên chúa ở thời Trung cổ và việc tổ chức các nghi lễ trùng thời điểm với lễ Giáng sinh. Ở Scotland, truyền thống ăn mừng và tặng quà được dời tới ngày đầu năm mới và đặt tên là Hogmanay. Cái tên này có nguồn gốc từ năm 1604 nhưng rất nhiều nghi lễ truyền thống xuất hiện trước đó rất lâu.
Ngoài truyền thống xông đất giống ở nước ta, còn rất nhiều nghi lễ cổ khác được thực hiện theo kiểu cổ. Việc đốt đuốc và diễu hành ban đêm là một phần quan trọng của lễ hội vì lửa đại diện cho sự trở lại của mặt trời. Và còn một nghi lễ có phần nguy hiểm từ lâu đời ở Stonehaven. Đó là người ta sẽ tạo ra những quả cầu lớn bằng rơm và sáp nến, cắm chúng lên cột và đốt lửa, sau đó tất cả mọi người cùng diễu hành qua các con phố với chúng.
Lễ hội Janus (La Mã)
Tên tháng 1 trong tiếng Anh (January) có nguồn gốc từ Janus - vị thần cai quản sự khởi đầu và kết thúc theo văn hóa La Mã cổ đại. Vị thần Janus có 2 khuôn mặt (một nhìn ra trước và một nhìn ra sau) được tôn vinh bằng lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm. Người La Mã thời đó lấy hình ảnh Janus để thể hiện những gì mình làm ngày đó.
Trong ngày này, họ sẽ nhìn về những ngày đã qua phía sau và lên kế hoạch cho những ngày sắp tới trong năm. Họ cũng tin rằng những gì mình làm trong ngày đầu năm cũng sẽ theo họ tới hết năm. Do đó, đây là ngày để tặng quà, tránh những ý nghĩ độc ác và xấu xa, kết thúc các cuộc cãi vã và luôn cư xử tốt với mọi người. Các món quà và đồ ăn được tặng cho người khác và dâng lên thần Janus.
Lễ hội Akitu (Babylon)
Akitu là lễ hội năm mới của người Babylon, thường được tổ chức vào tháng 3 hoặc 4 hàng năm. Lễ hội này nhằm tôn vinh vị thần tối cao Marduk và đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa trồng trọt. Với người dân, khởi đầu lễ hội là một tuần nghỉ lễ và ăn mừng. Tuy nhiên với vị vua trị vì vương quốc thì lại khác. Ông sẽ bắt đầu lễ hội bằng việc tới ngôi đền Nabu, ở đó các vị thầy tu sẽ đưa cho ông một cây vương trượng. Sau đó vị vua sẽ đi tới thành phố Borsippa và ở lại qua đêm. Khi vị vua trở lại Babylon và tới ngôi đền, ông sẽ bỏ hết vũ khí và con dấu hoàng gia để tiến tới vị thần với sự cung kính. Sau nghi lễ này, người ta sẽ tổ chức các buổi diễu hành với tượng thần, ca hát và cả các nghi lễ hiến tế.
Lễ hội Krios và Iasion (Hi Lạp)
Cả hai vị thần Krios và Iasion đều gắn liền với việc đón mừng năm mới ở Hi Lạp cổ. Krios là một trong các vị thần Titan, và chòm sao Krios được mô tả với hình dáng bộ sừng của một cừu và kết nối với chòm sao Aries. Aries là chòm sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời mùa xuân, và gắn liền hình ảnh của Krios với năm mới.
Trong khi đó, Iasion là một bán thần, con trai của thần Zeus và bản thân Iasion lại là người tình của vị thần nông nghiệp Demeter. Theo các câu truyện thần thoại, sau khi thần Zeus hay tin hai vị thần trên có quan hệ tình cảm với nhau, ông đã giết Iasion. Để tưởng nhớ Iasion và Demeter, việc cày ba đường trên các cánh đồng trở thành một phần quan trọng trong các lễ hội trồng trọt để chào đón năm mới.
Theo Dantri
Thụy Điển giúp Mỹ do thám giới lãnh đạo Nga Báo chí Thụy Điển dẫn lời cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden cho biết, cơ quan tình báo tín hiệu Thụy Điển (FRA) đã do thám giới lãnh đạo Nga và chia sẻ thông tin thu thập được với Mỹ. Theo báo chí Thụy Điển, sở dĩ FRA được Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) coi là "đối tác...