5 hòn đảo bí ẩn nguy hiểm nhất thế giới
Không phải hòn đảo nào trên thế giới cũng là điểm đến lý tưởng để tận hưởng mùa hè tươi mát. Dưới đây là danh sách những hòn đảo vô cùng nguy hiểm trên thế giới.
Đảo Guam, Thái Bình Dương
Máy bay trực thăng của hải quântrênđảo Guam
Lãnh thổ Guam là một hải đảo thuộc miền tây Thái Bình Dương và là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Tuy nhiên nơi đây không phải là điểm đến du lịch lý tưởng bởi sự hoang dã và nguy hiểm của nó. Trên đảo có một số lượng lớn nhện và rắn nâu. Người ta ước tính rằng số nhện ở các khu rừng trên đảo Guam nhiều gấp 40 lần so với những hòn đảo khác trong khu vực và số lượng rắn nâu lên đến hàng triệu con. Cứ mỗi hecta rừng có khoảng 60-75 con rắn nâu và chúng thường gây ra những vụ mất điện, gây hư hại cơ sở hạ tầng và các vụ tấn công nhằm vào con người.
Loài rắn nâu mang tới nỗi kinh hoàng trong các khu rừng nhiệt đới ở đảo Guam
Loài rắn này cũng đã gây tuyệt chủng cho 10 trong số 12 loài chim bản địa, và việc này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ số lượng loài nhện. Để ngăn chặn việc loài rắn lan tràn ra các hòn đảo lân cận đồng thời bảo vệ các bãi biển và khu du lịch khỏi rắn và nhện, chính quyền đảo Guam cùng giới chức trách Mỹ đã đưa ra một giải pháp. Acetaminophen là hợp chất nguy hiểm với rắn nâu và chuột. Vào đầu năm nay, sau khi cho hàng nghìn con chuột ăn các liều bả này, họ thả các xác chuột xuống hơn 40 hecta rừng gần căn cứ không quân Andersen. Các nhà chức trách hi vọng khoảng 2-3 triệu con rắn sẽ ăn các xác chuột này và chết. Giải pháp này có hiệu quả trong một thử nghiệm vào năm 2010, và họ hi vọng là nó sẽ có tác dụng trên diện lớn hơn. Nếu kế hoạch này thành công, loài rắn sẽ biến mất và các loài chim có thể sinh tồn để tiêu diệt loài nhện. Tuy nhiên, dù kết quả thế nào thì nó cũng để lại hàng nghìn xác chuột phân hủy trên các cành cây gây ô nhiễm.
Đảo Ramree, Myanmar
Các đầm lầytrên đảoRamree
Nằm ngay sát bờ biển Myanmar, hòn đảo này trở nên nổi tiếng bởi một sự kiện kì lạ và chết người sau một trận chiến giữa quân Anh và Nhật trong Thế chiến 2. Gần 1000 quân lính Nhật sau khi rút lui vào các đầm lầy xung quanh đảo đã gặp phải loài cá sấu nước mặn khổng lồ trong khu vực. Và một thảm họa kinh hoàng đã xảy ra, loài cá sấu này được cho là đã tấn công hàng trăm binh lính và chỉ còn vài chục người sống sót. Câu chuyện tuy gây nhiều tranh cãi nhưng sự thật là loài cá sấu nước mặn có tồn tại với số lượng rất lớn ở đảo Ramree và chúng có thể ăn bất cứ thứ gì đi vào lãnh thổ của mình, kể cả con người. Bên cạnh đó hòn đảo này còn trải qua các hoạt động núi lửa với chiều hướng ngày càng gia tăng. Dù các nhà địa chất vẫn giữ quan điểm rằng không có nguy hiểm gì từ các hoạt động gần đây nhưng khi kết hợp với những yếu tố như rừng thiêng nước độc, cá sấu khổng lồ đã biến nơi đây được xếp vào một trong số những hòn đảo nguy hiểm nhất thế giới.
Đảo san hô vòng Bikini, Châu Đại Dương
Video đang HOT
Những bãi biểnbị bỏ hoang trên đảo san hô Bikini
Bikini là một đảo san hô vòng có diện tích 6 km thuộc Quần đảo Marshall, một quốc gia ở Châu Đại Dương. Nơi đây thực sự là thiên đường nhiệt đới với những bãi biển hoang sơ khiến nó được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2010. Tuy nhiên hòn đảo này cũng được xếp vào danh sách những điểm đến nguy hiểm bởi bức xạ hạt nhân và cá mập. Từ năm 1946 đến 1958, hòn đảo là nơi diễn ra cuộc thử nghiệm hơn 20 loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ khiến cho hòn đảo không thể làm nơi sinh sống cho con người.
Vụ nổBakertrênđảo san hô Bikininăm 1946
Năm 1997, mặc dù đã được tuyên bố là “an toàn” do độ bức xạ có xu hướng giảm nhưng chi phí để bọc lớp đất nhiễm xạ cùng việc làm sạch hòn đảo vẫn chưa có nên khả năng sinh sống lâu dài trên đảo Bikini vẫn còn rất xa vời.
Đảo rác, Bắc Đại Tây Dương
Rác thải từ như xuất hiện ở khắp nơi, lẫn trong làn nước biển
Rác xả trên bờ biển các vùng ven Đại Tây Dương.
Hòn đảo toàn các loại rác này nằm ở vùng biển Sargasso, phía Bắc Đại tây dương và có xu hướng phình rộng lên mỗi ngày do lượng rác được bồi thêm bởi 4 dòng hải lưu. Hòn đảo nổi được ước tính rộng vài trăm km, với hơn 200 nghìn mảnh rác trên mỗi km vuông. Nó gồm hầu hết là rác từ nhựa và các mảnh rác bé bị thổi bay từ nơi khác tới hoặc bị con người vứt xuống biển. Do các mảnh rác quá nhỏ và mặt biển liên tục có sóng nên thật khó có thể phát hiện ra bằng mắt thường trừ khi quan sát vào ngày biển lặng, do đó hầu hết mọi người không nhận biết được mối hiểm họa tiềm tàng này. Các nghiên cứu chi tiết từ năm 1972 cho thấy lượng rác nơi đây đang ngày một gia tăng một cách đáng báo động. Mặc dù người ta đã giăng hàng nghìn tấm lưới mắt nhỏ để thu giữ các mảnh rác, nhưng tới nay vẫn chưa có một giải pháp khả thi nào có thể áp dụng để làm sạch toàn bộ khu vực này.
Đảo El Hierro, Tây Ban Nha
Làng ven biển trên đảo El Hierro
El Hierro là một trong số các đảo thuộc quần đảo Canary, ngoài khơi bờ biển Châu Phi. Nó nổi lên trên mặt nước sau hàng triệu năm nhờ vào các hoạt động núi lửa và chính các hoạt động này đang gia tăng ở mức độ báo động suốt từ năm 2011. Là hòn đảo nhỏ và mới nhất trong nhóm đảo Canary nhưng El Hierro lại có nhiều dấu hiệu của hoạt động núi lửa nhất. Hòn đảo hoang dã và xinh đẹp này đang ẩn giấu một mối nguy hiểm ngay dưới mặt nước trong suốt của nó. Ngọn núi lửa đang hoạt động ngoài khơi El Hierro đã phun trào lượng nham thạch khổng lồ và phun tro bụi vào không khí, cùng với đó là hơn 15 nghìn trận động đất chỉ trong 2 năm vừa rồi. Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu ngọn núi lửa, cư dân tại đây cũng đã được sơ tán tạm thời rất nhiều lần trước khi quay trở lại nhà của mình. Trong lần phun trào gần đây nhất, các dòng nham thạch và khí ga đã tiêu diệt rất nhiều loài cá, làm nước biển nóng thêm 18 độ C, đồng thời tính axit cũng tăng lên đáng kể. Hòn đảo đã cao thêm 10cm trong 12 tháng qua và các hoạt động địa chấn cho thấy núi lửa sắp có một vụ phun trào cực lớn.
Theo VNE
Mỹ rải căn cứ "vây" Trung Quốc như thế nào?
Theo đánh giá của tạp chí Foreign Policy, Mỹ đang bao vây Trung Quốc bằng chuỗi các căn cứ không quân nhỏ cùng các quân cảng. Và đây là một phần trong chiến lược mới "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương, nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Căn cứ không quân Andersen của Mỹ ở Guam, Tây Thái Bình Dương.
Theo tạp chí Foreign Policy nhận định vào ngày 21/8, mắt xích mới nhất trong "vòng vây" của Washington là đường băng nhỏ trên đảo nhỏ xíu Saipan ở Thái Bình Dương. Không lực Mỹ hiện đang lên kế hoạch thuê hơn 13hecta đất trên đảo trong vòng 50 năm tới, nhằm xây dựng một "sân bay quá cảnh" trên nền một căn cứ không quân cũ từ Thế chiến II. Tuy nhiên, người dân trên đảo không muốn kế hoạch này. Và người Trung Quốc ở đó cũng không vui gì khi bị người Mỹ bao vây.
Chiến lược mới, quy mô của Lầu Năm Góc trong thế kỷ 21 được gọi là "Trận chiến Hải-Không", một khái niệm thường chỉ lực lượng kết hợp giữa không quân và hải quân nhằm "xuyên thủng" hàng rào phòng thủ ngày càng vững chắc của các nước như Trung Quốc hay Iran. Nghe có vẻ như là chiến lược ảo, và thực chất, rất nhiều "Trận chiến Hải-Không" vẫn nằm trên khái niệm. Tuy nhiên, một phần rất cụ thể của khái niệm này đang được đưa vào thực tiễn ở Thái Bình Dương. Một phần quan trọng, bao quát của "Trận chiến Hải-Không" kêu gọi quân đội hoạt động thành những căn cứ nhỏ nhưng thiết yếu ở Thái Bình Dương, để lực lượng có thể phân tán được trong trường hợp căn cứ chính bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công.
Saipan có thể được dùng cho các chiến đấu cơ Mỹ, trong trường hợp khả năng tiếp cận với siêu căn cứ Mỹ ở Guam hay "các căn cứ không quân ở Tây Thái Bình Dương khác bị giới hạn hoặc bị từ chối". Đây chính là thông tin có trong tài liệu của Không quân Mỹ, bàn về tác động đối với môi trường của việc xây các sân bay như ở trên đảo Saipan và đảo Tinian gần đó
Đặc biệt, theo tài liệu của Không quân Mỹ về dự án Saipan, họ muốn mở rộng Sân bay quốc tế Saipan hiện nay, sân bay được xây dựng trên xương sống của một căn cứ do Nhật sử dụng hồi Thế chiến II và sau này chuyển cho Mỹ sử dụng, để có thể "đón tiếp" các máy bay chở hàng, chiến đấu cơ, máy bay tiếp liệu, cùng với 700 quân nhân hỗ trợ cho "việc hạ cánh, tập trận chung và phối hợp hỗ trợ nhân đạo cùng cứu trợ thảm họa".
Điều này có nghĩa là Mỹ dự kiến xây thêm bãi đậu máy bay, nhà chứa, kho chứa nhiên liệu và kho chứa đạn dược cùng các cải thiện khác đối với căn cứ không quân cũ này. Và đây không phải là cơ sở duy nhất được nâng cấp.
Những địa điểm Mỹ có khả năng đặt căn cứ (hình máy bay), nhằm thực hiện chiến lược trục xoay ở Thái Bình Dương.
Theo hé lộ của một tướng không quân Mỹ vào tháng trước, ngoài địa điểm ở Saipan, không quân Mỹ dự kiến phái máy bay triển khai định kỳ tới các căn cứ từ Úc cho tới Ấn Độ, nhằm củng cố lực lượng ở Thái Bình Dương. Cụ thể Mỹ dự kiến triển khai quân định kỳ tới các căn cứ của Không quân hoàng gia Úc ở Darwin và Tindal, căn cứ không quân Đông Changi ở Singapore, căn cứ không quân Korat ở Thái Lan, Trivandrum ở Ấn Độ và có thể là các căn cứ ở Cubi Point và Puerto Princesa tại Philippines, căn cứ không quân ở Indonesia cùng Malaysia.
Công bố về Saipan được đưa ra vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, đang công du Washington và có cuộc đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Chủ đề cụ thể về các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương không được đưa ra trong cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo vào hôm thứ tư vừa qua, nhưng khi trả lời một câu hỏi về "trục xoay" quân sự của Mỹ sang Thái Bình Dương, ông Thường Vạn Toàn cho biết: "Trung Quốc là nước yêu chuộng hòa bình. Và chúng tôi hi vọng chiến lược của Mỹ không nhằm vào nước cụ thể nào trong khu vực".
Theo Anthony Cordesman, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, mặc dù quân đội Mỹ luôn khẳng định "Trận chiến Hải-Không" và toàn bộ trục xoay sang châu Á không nhằm vào Trung Quốc, nhưng những căn cứ này thực chất là "phép kiểm" đối với bất kỳ sự mở rộng nào của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
"Trung Quốc sẽ thận trọng hơn ở khu vực bởi sức mạnh Mỹ đã có ở đó. Có thể thấy rõ. Họ không nói lý thuyết suông. Họ đã ở đó để thực tập", ông cho hay.
Điều này cũng sẽ trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực, chứng tỏ cam kết của Mỹ với Thái Bình Dương là có thực. "Để thực hiện một phần chiến lược tái cân bằng sang Thái Bình Dương, Mỹ phải chứng tỏ cho mọi người thấy, chiến lược là có thực, nhất là vào thời điểm phần lớn sức mạnh của Mỹ bị đặt dấu hỏi bởi cuộc tranh luận về ngân sách", Cordesman cho biết thêm.
"Chúng tôi sẽ không xây thêm các căn cứ ở Thái Bình Dương" để hỗ trợ thêm cho sự hiện diện của Không quân Mỹ, Tướng "diều hầu" Herbert Carlisle, quản lý tất cả các tài sản của không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết. Và về mắt kỹ thuật, thì ông nói hoàn toàn đúng: không có căn cứ "mới", chỉ có mở rộng các sân bay hiện có và xây dựng lại các căn cứ đã bị bỏ trống như ở Saipan và Tinian. Trên thực tế, một trong những căn cứ đang được lính thủy đánh bộ Mỹ xây dựng lại trên Tinian là nơi chiếc B-29 Enola Gay đã cất cánh, thực hiện sứ mệnh thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật.
Các sân bay được tân trang lại cũng gợi nhớ tới thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi các đơn vị Mỹ liên tục luân chuyển ra vào châu Âu nhằm "canh chừng" Liên Xô. Để đối phó với kẻ thù mới, không quân Mỹ sẽ liên tục triển khai các đơn vị đóng ở Mỹ và bắc Thái Bình Dương tới một loạt sân bay ở Đông Nam Á.
"Trở lại những ngày cuối huy hoàng của Chiến tranh Lạnh, chúng tôi đã luân chuyển gần như mọi đơn vị CONUS (đơn vị đóng ở lục địa Mỹ) tới châu Âu", Carlisle cho hay. "Cứ hai năm một lần, mọi đơn vị sẽ được điều đi và làm việc với một căn cứ phụ hoạt động ở châu Âu. Chúng tôi đang chuyển điều đó tới Thái Bình Dương."
Phép tính dàn trải này không chỉ cho phép Mỹ giấu được máy bay, tránh bị phá hủy, mà còn là "một cách để xây dựng mối quan hệ với các đối tác ở phần này của thế giới", Jan Van Tol, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách, cơ quan nghiên cứu ở Washington giúp Lầu Năm Góc phát triển khái niệm "Trận chiến Hải-Không", cho hay.
Như vậy đây là dấu hiệu khác chứng tỏ khi tới Thái Bình Dương, kế sách cũ lại trở nên mới.
Theo Dantri
Philippines sắp đưa chiến hạm lớp Hamilton thứ 2 ra Biển Đông Tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 của hải quân Philippines mang tên BRP Ramon Alcaraz đã rời Mỹ hôm qua để lên đường về Philippines sau quá trình nâng cấp và chạy thử kéo dài 1 năm qua. Chiến hạm BRP Ramon Alcaraz. Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia đã tới thăm tàu BRP Ramon Alcaraz và thủy thủ đoàn tại...