5 hội chứng ám ảnh ngỡ là vô lý nhưng có thật, số 1 không phải ai cũng biết mình mắc
Sợ tắm rửa, sợ số 666 hay sợ lỗ là những hội chứng ám ảnh nghe vô lý nhưng hoá ra lại có thật.
1. Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia)
Trypophobia là từ xuất phát trong tiếng Hy Lạp – “Trýpa”, có nghĩa là lỗ. Hội chứng khiến người bệnh có cảm giác nổi da gà, cảm giác ghê rợn, ám ảnh, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh có nhiều lỗ tròn hoặc nhóm các lỗ tròn, ví dụ như tổ ong, bát sen, lỗ đục trên thân cây, các hình xăm lỗ trên cơ thể người…
Nếu mắc hội chứng sợ lỗ, người bệnh sẽ cảm thấy ghê rợn khi nhìn thấy hình ảnh bát sen này.
Mặc dù Trypophobia là dạng bệnh tâm lý chưa được công nhận trong bộ hướng dẫn chẩn đoán và thống kê của Hiệp hội tâm thần Mỹ (APA), nhưng có hàng ngàn người cho rằng họ mắc chứng sợ hãi này trên internet.
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết là vì họ thấy ghê tởm bởi những hình ảnh này chứ không phải mắc chứng bệnh này thực sự. Trên thế giới, chỉ có 15% dân số thế giới mắc phải chứng sợ lỗ này.
Nhìn hình ảnh này bạn có cảm thấy sợ hãi?
2. Hội chứng rối loạn ám ảnh hình thể (Dysmorphophobia)
Dysmorphophobia là hội chứng nỗi ám ảnh khiến người bệnh luôn thấy khuyết điểm trên cơ thể mình và luôn muốn tìm cách che giấu hoặc sửa chữa nó.
Video đang HOT
Hội chứng này không đơn thuần là nỗi sợ hãi mà còn là một chứng rối loạn tâm thần khiến người bệnh luôn tưởng tượng về những khuyết điểm đó dù nó không có thật, cũng có thể suy diễn, phóng đại về nó. Thậm chí, nhiều người bệnh đã tự tử vì quá ám ảnh vì chúng.
3. Hội chứng sợ số 666 (Hexakosioihexekontahexaphobia).
Cái tên dài ngoằng này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ, hexakósioi là “sáu trăm”, hexékonta là “sáu mươi”, và héx là “sáu”. Theo nghĩa đen, hội chứng này có nghĩa là “sợ số sáu trăm sáu mươi sáu”.
Người bệnh sợ con số này bởi người ta cho rằng số 666 là con số của độc dược. Đây cũng là một dạng khác của chứng rối loạn hoang tưởng. Thậm chí, có nhiều trường hợp người dân chuyển nhà chỉ vì không muốn ở số nhà 666 hay sinh con vào ngày 6/6/2006.
4. Hội chứng sợ râu (Pogonophobia)
Thuật ngữ pogonophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, pogon nghĩa là râu. Hội chứng này thường xảy ra với những cậu bé ở tuổi dậy thì. Người bệnh này thường không dám nhìn, không dám sờ vào râu của mình hay của người khác. Thậm chí, có thể gây cảm giác hoảng loạn, sợ hãi, nhịp tim tăng cao, buồn nôn, khô miệng, run rẩy khi sự thấy ai đó có bộ râu rậm.
5. Hội chứng sợ sạch sẽ (Ablutophobia)
Ablutophobia xuất phát từ chữ Latinh, ablutere nghĩa là “rửa sạch”. Chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Khi mắc hội chứng này, người bệnh có tâm lý không ổn định, hay hoảng sợ, thở dốc khi phải làm vệ sinh cá nhân như rửa tay, tắm giặt, gội đầu… Thậm chí, nhiều người tìm đủ mọi cách chống trả cực đoạn để không phải làm những hoạt động này.
Nguyễn Ly / Theo Trí Thức Trẻ
Nỗi sợ hãi mang tên "nghiện yêu"
Chứng "nghiện yêu" có thể tác động đến cả nam và nữ ở những lứa tuổi khác nhau.
Bạn có bao giờ tò mò cụm từ nào về sex được tìm kiếm nhiều nhất trên Google? Chỉ cần viết "Sex..." và cụm từ "Bệnh nghiện tình dục là có thực?" sẽ xuất hiện đầu tiên.
Để trả lời câu hỏi này, tờ báo Daily Star Online đã có cuộc phỏng vấn với chuyên gia Rebecca Dakin và được biết đây là một căn bệnh có thật và ảnh hưởng đến suốt đời.
Phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ khi được hỏi về vấn đề này (Ảnh minh họa)
"Vâng, đây là căn bệnh có thực và rất phổ biến ngày nay do sự phát triển của Internet và các trang mạng khiêu dâm."- Rebecca cho biết.
"Nó liên quan đến sự mất kiểm soát ham muốn và hành vi tình dục".
Nghiện "sex" có thể được so sánh với nghiện ăn, nghiện rượu, cà-phê-in và cũng được coi như hành vi nghiện tình dục quá độ hay còn gọi là chứng cuồng dâm.
"Trong những trường hợp đặc biệt, họ muốn quan hệ tình dục nhiều lần trong ngày và thường xuyên nghĩ về nó" - Rebecca cho hay.
Bà đã chỉ ra ví dụ cụ thể như: họ có thể đang đi dạo phố, bất chợt gặp các kích thích ngoài ý muốn và họ sẽ tìm kiếm nhà vệ sinh gần nhất để "giải phóng" bản thân. Nó đã chi phối cuộc sống của họ một cách rõ rệt.
Reecca cho biết, rất khó để đưa ra số liệu cụ thể về những người mắc chứng bệnh này vì phụ nữ thường nhạy cảm với nó.
"Phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ khi được hỏi về vấn đề này dẫn đến có rất nhiều chị em bị mắc chứng nghiện tình dục mà không được chẩn đoán".
Bà phân tích thêm rằng, chứng nghiện "sex" có thể tác động đến cả nam và nữ ở những lứa tuổi khác nhau. Gần đây, có sự gia tăng ở lớp trẻ đặc biệt ở lứa tuổi đi học khi chúng được tiếp xúc nhiều với Internet.
Những lời khuyên hữu ích của chuyên gia Rebecca Daki
Nếu bạn cảm thấy mình đang có sự gia tăng những ham muốn nhất định trong tình dục, hãy tìm kiếm trên mạng trước tiên và xem liệu bạn có những triệu chứng của bệnh nghiện "sex" hay không. Sau đó, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ.
Đối với Rebecca, một nhà trị liệu có tay nghề, bà thường thôi miên bệnh nhân để họ kìm nén những ham muốn về sex. Ngoài ra, Rebecca còn giới thiệu thêm những phương pháp điều trị khác như liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi và trong những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân cần sự trợ giúp của thuốc.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bạn đời của mình mắc chứng bệnh này, hãy cố giao tiếp với họ.
"Bạn phải nói chuyện một cách công khai nhưng tế nhị với họ về đề tài này"
"Hãy để họ tự nhận ra vấn đề của bản thân và chú ý đến cảm giác của họ với nó."
Ngoài ra, có một vấn đề nảy sinh khi bạn có quan hệ với người bị nghiện tình dục, họ có thể cảm thấy chỉ là công cụ tình dục chứ không phải bạn đời và từ đó, các mâu thuẫn xảy ra.
Để tránh điều đó, hãy tâm sự với bạn đời của mình và tìm ra cách chung sống hòa thuận với nhau.
Theo Thanhtam/24h
"Nếu bạn chưa muốn có con, hoặc thậm chí là không thích sinh nở thì cũng chẳng sao cả!... Con cái là của trời cho. Nhiều người cầu không có, nhưng cũng chẳng ít người lại không mấy mặn mà với thứ quý giá mà ông trời muốn ban tặng cho mình ấy. Ảnh minh hoạ Nỗi sợ hãi mang tên có con và nuôi con "Tôi là con cả trong gia đình và có ba đứa em. Mẹ tôi sống đơn...