5 học sinh nhảy cầu tắm sông, 1 em mất tích
Đến chiều 10/5, nhiều người dân vẫn bám trên cầu Nguyễn Thái Học (phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, An Giang) để xem các thợ lặn tìm một học sinh bị mất tích khi tham gia nhảy cầu tắm sông.
Thông tin ban đầu cho biết, 5 học sinh tham gia nhảy cầu tắm sông gồm: Trần Nguyễn Minh Tuấn, Huỳnh Phan Đức Huy, Võ Phan Huy, Nguyễn Phúc Gia Nguyên – 4 em này cùng 14 tuổi, là học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên) và một học sinh học lớp 5 Trường tiểu học bán trú Lê Lợi (phường Mỹ Bình) là Trần Thái Bảo (11 tuổi).
Một người dân sống gần cầu Nguyễn Thái Học cho biết, vào khoảng 15 giờ chiều 10/5, 5 cháu nhỏ lên cầu Nguyễn Thái Học và nhảy xuống sông tắm được một lúc thì bọn trẻ kêu cứu, vì trong nhóm có đưa bị ngạt. Khi đó, người dân xung quanh đã nhảy xuống sông cứu các em vào bờ.
Những ngày qua do nắng nóng, nhiều nơi ở miền Tây các em nhỏ thường rủ nhau nhảy cầu tắm sống, mang nhiều ẩn hoạ khó lường (Ảnh minh hoạ)
Sau khi đưa 4 em nhỏ vào bờ, một em trong nhóm cho biết còn thiếu em Võ Phan Huy nên mọi người tiếp tục nhảy xuống sông tìm kiếm, một số người khác báo ngay chính quyền địa phương và người nhà cháu Huy biết sự việc.
Nhận được tin báo, người nhà cháu Huy đã thuê thợ lặn tích cực tìm kiếm trong nhiều giờ, nhưng đến 18 giờ cùng ngày vẫn chưa tìm được cháu Huy.
Theo Dantri
Thu phí tham quan phố cổ Hội An gây tranh cãi
Du khách bức xúc, cộng đồng mạng đang dậy sóng trước chủ trương tăng thêm và siết chặt các điểm soát vé đi vào phố cổ Hội An. Theo chính quyền địa phương, quy định này là hợp lý nhằm chống thất thu tiền vé.
Video đang HOT
Việc thu phí tham quan phố cổ Hội An đang gây nhiều bất cập - Ảnh: Nguyễn Tú
Đụng chạm đến lợi ích của những đơn vị kinh doanh
Nhiều ngày qua, du khách bất ngờ khi không còn vào ra khu vực 1 phố cổ tự do như trước. Cụ thể đầu đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai, cầu An Hội... đều có gắn bảng "Khu vực yêu cầu có vé tham quan".
Theo đó, giá vé dành cho khách nước ngoài là 120.000 đồng/vé (6 điểm tham quan) còn khách trong nước là 80.000 đồng/vé (4 điểm tham quan). Đây là giá vé áp dụng từ tháng 11.2012, tăng 25% so với trước đó.
Nhiều du khách không đồng tình vì cho rằng họ không vào di tích mà chỉ đi bộ tham quan phố cổ cũng phải mua vé là điều vô lý.
Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An giải thích, chính quyền Hội An đã xác định bản thân khu phố cổ đã là di tích sống nên từ lâu đã tính "Cảnh quan chung khu phố cổ, các hoạt động nghệ thuật, trò chơi dân gian, chợ đêm" trên đường phố là một điểm tham quan trong 4 - 6 điểm tham quan (tùy loại vé) khi du khách mua vé.
3 đến 5 điểm tham quan còn lại khách được lựa chọn trong 22 điểm như chùa Cầu, các Bảo tàng Lịch sử Văn hóa - Gốm sứ mậu dịch - Văn hóa Sa Huỳnh - Văn hóa dân gian, các nhà cổ Quân Thắng - Đức An - Phùng Hưng, Tấn Ký, các Hội quán Triều Châu - Quảng Đông - Phúc Kiến...
"Có nghĩa du khách đi vào phố cổ là đã tính 1 điểm tham quan rồi, điều này đúng là có đụng chạm đến lợi ích của những đơn vị kinh doanh, vì trước đây một số đơn vị nói chỉ dẫn khách vào khu vực 1 phố cổ đi ăn thôi để không mua vé nhưng sau đó cũng dắt khách đi lung tung. Một số doanh nghiệp tổ chức tour tham quan ngắn ghé qua Hội An thì chọn giờ không có nhân viên bán vé để đổ khách vào phố cổ", ông Bay nói.
Cũng theo vị lãnh đạo Hội An này, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành bán tour cho du khách giới thiệu tham quan Hội An miễn phí để hút khách, do không mua vé nên họ chỉ dẫn khách đi dạo 1 vòng rồi về, không vào di tích, không có thuyết minh dẫn đến việc khách phàn nàn là "Hội An chẳng có gì" còn phố cổ thì thất thu.
Đi đâu cũng bị hỏi vé
Từ đầu tháng 4 vừa qua, khu vực 1 phố cổ đã tăng thêm một điểm soát vé ở đường Công Nữ Ngọc Hoa góc tiếp giáp đường Cao Hồng Lãnh.
Trước đây một số điểm soát vé nằm trong phố cổ, UBND TP.Hội An nhận thấy công tác kiểm tra không đảm bảo nên nay thực hiện chốt chặn nghiêm ngặt ngay từ đầu phố cổ ở 7 điểm soát vé như đường Nguyễn Thị Minh Khai, 12 Nguyễn Huệ, 5-7 Hoàng Diệu, 30 Trần Phú...
Điểm kiểm soát vé ở đường Châu Thượng Văn nằm ở phía bắc cầu An Hội cũng đã dời sang phía nam cầu này (đường Nguyễn Phúc Chu).
Một hộ dân kinh doanh trên đường Trần Phú (khu vực 1) cho biết, chồng bà là người nước ngoài đi qua cầu An Hội ăn sáng lúc trở về cũng bị hỏi vé, điều này khiến người dân và du khách cảm thấy sốc bởi bản thân người Hội An không phải lúc nào cũng mang theo giấy tờ để chứng minh, đó là chưa kể Hội An có không ít người nước ngoài sinh sống, làm việc, kinh doanh trong phố cổ.
Nhiều du khách than phiền chuyện kiểm soát vé khắp nơi ở Hội An - Ảnh: Nguyễn Tú
Trong khi ông Trương Văn Bay khẳng định, việc tăng cường kiểm tra vé tham quan hiện chỉ mới áp dụng với khách đoàn, tức là khách đi theo tour do các hãng lữ hành tổ chức, còn khách lẻ thì vẫn đang nghiên cứu biện pháp, nhưng thực tế các điểm kiểm soát thực hiện không nhất quán.
Nhiều người phản ánh phản cảm nhất là tại điểm kiểm soát vé chùa Cầu (155B Trần Phú), chùa Cầu nối đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, nhân viên tại đây không phân biệt khách đoàn hay khách tự do mà kiểm tra theo cách "trông mặt đặt tên", hễ thấy ai giống du khách là hỏi vé.
Theo ông Trương Văn Bay, việc tăng cường kiểm soát vé tham quan phố cổ thực hiện theo nghị quyết mà HĐND thành phố đã thông qua, dự kiến triển khai từ 1.1.2014 nhưng do nhiều yếu tố nên bắt đầu áp dụng đầu tháng 4 vừa qua, với mục đích chống thất thu vé.
Ông Bay cũng thừa nhận là điều này đã xuất hiện bất cập, như việc du khách muốn vào nhà hàng trong khu vực 1 cũng bị buộc mua vé, các nhà hàng cũng đã phản ứng vì mất khách.
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành phàn nàn, từ trước đến nay vé tham quan phố cổ Hội An đã có nhiều bất cập, trước hết là vé chỉ có thời hạn trong ngày, trong khi không phải lúc nào du khách cũng có đủ thời gian di chuyển đến 4-6 điểm tham quan, đặc biệt đối với khách đến buổi tối.
Bên cạnh đó, trong danh sách 22 điểm tham quan, di tích được tham quan khi mua vé, không phải điểm nào cũng phục vụ vào ban đêm khiến du khách thiệt thòi.
Nay việc hỏi vé du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài mỗi lần qua các trạm kiểm soát càng bất cập và khiến du khách khó chịu, vì du khách đã mua vé tham quan không chỉ ở Hội An một ngày.
Ông Bay dự kiến đầu tháng 5 sẽ áp dụng việc dán phù hiệu trên áo du khách, để các nhân viên này nhận diện khách đã mua vé nhằm tránh phiền phức cho du khách, đồng thời sẽ tiếp tục làm việc để một số di tích mở cửa đến 21 giờ đảm bảo nhu cầu tham quan cho du khách. Ngoài ra đối với việc kiểm soát vé khách lẻ cũng đang được nghiên cứu để tránh xảy ra phiền nhiễu.
Ông Trương Văn Bay cho biết, năm 2013 doanh thu từ bán vé tham quan phố cổ đạt gần 80 tỉ đồng, có tăng so với 2012 nhưng nếu tính trên lượng khách đến Hội An tăng thêm so với cùng kỳ năm trước thì tiền vé vẫn thất thu nhiều hơn. Cụ thể, năm 2013 phố cổ đón 1,25 triệu lượt khách nhưng chỉ có 30% mua vé tham quan, nếu tính riêng lượng khách lưu trú (không tính khách vãng lai, tham quan trong ngày), thì số khách này hơn 600.000 lượt nhưng chỉ 2/3 mua vé. Cũng theo ông Bay, năm 2013 thành phố chi khoảng 2 tỉ đồng cho các hoạt động trong khu vực 1 về đêm như dạy hát dân ca, trò chơi dân gian, biểu diễn âm nhạc cổ truyền trên đường phố cũng như tăng chi cho các di tích mở cửa đến 21 giờ.
Theo TNO
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Nếu tòa tuyên án treo sẽ theo đến cùng "Gia đình tôi không đồng ý mức án mà Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị. Sao giết em tôi mà lại hưởng án treo. Dù có phải bán nhà gia đình tôi cũng theo đến cùng..." chị Ngô Thị Tuyết (chị ruột nạn nhân Ngô Thanh Kiều) bức xúc nói. Có bán nhà gia đình tôi cũng theo đến cùng Dự kiến...