5 hậu quả khôn lường khi Mỹ rút quân khỏi Bắc Syria
Một trong những hậu quả đáng lo ngại sau quyết định rút quân đội Mỹ khỏi miền Bắc Syria là sự hồi sinh của khủng bố IS – theo The Hill.
Quyết định rút quân đội Mỹ khỏi miền Bắc Syria của ông Donald Trump dẫn đến một số hậu quả không thể lường trước – tờ The Hill viết. Lập luận về bước đi này, Tổng thống Mỹ lưu ý rằng, ông đang thực hiện lời hứa tranh cử nhằm chấm dứt “ các cuộc chiến vô tận“.
Tuy nhiên, những người chỉ trích ông ngay từ đầu đã lập luận rằng, việc rút binh lính Mỹ khỏi miền Bắc Syria có thể kéo theo một số thay đổi toàn cầu, từ sự sụp đổ vai trò của Washington tại Trung Đông đến sự hồi sinh của “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
Ấn phẩm Mỹ viết rằng, tại thời điểm rút quân, người Mỹ không lường trước được những hậu quả sau: thứ nhất, lực lượng người Kurd sẽ liên kết với chế độ Bashar Assad và đề nghị ông bảo vệ họ khỏi sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Như The Hill lưu ý, động thái này, về bản chất, sẽ đặt dấu chấm hết cho quyền tự trị của người Kurd, bởi nó cho phép quân đội của ông Assad tự do ra vào lãnh thổ của người Kurd.
Quân đội Mỹ rút khỏi miền Bắc Syria để lại nhiều hậu quả khôn lường. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thứ hai, việc rút quân đội Mỹ sẽ dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của Nga. Các lực lượng Nga sẽ có được thành phố chiến lược Manbij do người Mỹ để lại: giờ đây, nhiệm vụ chính của Matxcơva là ngăn chặn cuộc đụng độ quân sự giữa các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Không những thế, Tổng thống Vladimir Putin còn đến thăm cả Ả-rập Xê-út và UAE, qua đó càng củng cố vị thế của Nga với tư cách là “ trọng tài chính” ở Trung Đông.
Một hậu quả không lường trước khác là việc các chiến binh thánh chiến IS trốn thoát khỏi nhà tù: theo thông tin từ phía người Kurd, có đến 785 tay súng ủng hộ “Nhà nước Hồi giáo” trốn thoát khỏi nhà tù ở thành phố Ayn Issa kể từ khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng. Đáp lại, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng chính người Kurd đang thả những kẻ khủng bố.
Theo The Hill, căng thẳng gia tăng trong nội bộ NATO cũng là một hậu quả: Mỹ đang đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ankara, và một số quốc gia trong Liên minh cũng đình chỉ xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ quan ngại sâu sắc về những tác động gây bất ổn do chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra, đồng thời nhấn mạnh rằng Liên minh không tán thành các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria và sự xấu đi trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ dẫn đến các cuộc thảo luận về số vũ khí hạt nhân của Mỹ được cất giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ – tờ báo Mỹ lưu ý. Việc 50 đầu đạn hạt nhân của Mỹ được lưu trữ tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu vốn là một “ bí mật nổi tiếng“. Theo ông Jeffrey Lewis, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Washington nên khẩn trương rút kho vũ khí hạt nhân của mình khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
(Nguồn: The Hill)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thổ Nhĩ Kỳ đánh Syria, ai thực sự được hưởng lợi?
Chỉ 5 ngày sau khi bắt đầu cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, sự kiện được ông Donald Trump bật đèn xanh.
Đã có thể thấy rõ ai là người chiến thắng trong chiến dịch này, dù người đó thực tế không tham gia vào cuộc chiến - đó là ông Vladimir Putin, bình luận viên Pierre Haski của France Inter khẳng định.
Theo chuyên gia này, Tổng thống Nga Putin được hưởng lợi rất nhiều từ tình hình ngày càng tồi tệ ở phía đông bắc Syria sau sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Như tác giả giải thích, người Kurd - "bị bỏ rơi bởi Mỹ", đã chọn phương án thay thế duy nhất còn lại - chế độ Syria, thế lực "ít ác độc hơn" khi so sánh với "kẻ thù lịch sử" Thổ Nhĩ Kỳ. Bắt đầu từ tối chủ nhật, quân đội Syria bắt đầu bao vây các thành phố trước đây thuộc quyền kiểm soát của người Kurd. Hôm nay, khi người Mỹ tuyên bố rút binh sĩ của họ khỏi Syria, khi Pháp và Anh không thể chống lại sự phản bội của người Mỹ với đồng minh của họ, một "sự xáo trộn quy mô lớn trên bản đồ" đã xảy ra, bởi một phần đáng kể lãnh thổ Syria đã bị người Kurd nắm giữ cho đến thời gian gần đây.
Đối với ông Vladimir Putin, Syria đã trở thành đấu trường để đưa Nga trở lại "vị thế của một siêu cường được công nhận", nhà quan sát nhấn mạnh. Theo ông, nhà lãnh đạo Nga đã lợi dụng quyết định của Mỹ không tham gia vào cuộc xung đột hồi năm 2013: vì "bản chất tự nhiên không dung thứ cho sự trống rỗng", Moscow và Tehran đã đến trợ giúp cho Bashar Assad.
Ngày nay, Nga một lần nữa lợi dụng "sự mập mờ của người Mỹ" để duy trì quyền lực bên ngoài duy nhất trong khu vực - và là nước duy nhất duy trì đối thoại với tất cả các bên, ông Haski lưu ý. Nhà bình luận nhắc lại rằng, ông Donald Trump đã giải thích với các cử tri của mình rằng Mỹ không còn gì để làm ở Trung Đông, và sự hiện diện là một sai lầm rất lớn. Do đó, người đứng đầu Nhà Trắng đã để đất diễn lại cho các thế lực khác, ít bị cô lập hơn nhiều.
Tác giả nghi ngờ việc ông Vladimir Putin, theo gương của các đồng nghiệp từ Paris và Berlin, sẽ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vì vụ tấn công người Kurd, khi xét đến mối quan hệ "hấp dẫn" với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
"Làm thế nào để Trung Đông thoát khỏi tình trạng hỗn loạn do cuộc xâm lược từ Thổ Nhĩ Kỳ? Ông Putin sẽ có thể tận dụng lợi thế của mình? Và vì mục đích gì?", tác giả đặt câu hỏi khi đưa ra kết luận.
Theo danviet
Đại chiến Syria : Thực hư tin Nga giáng đòn tấn công vào chợ làng Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tuyên bố của "Mũ bảo hiểm trắng" cho rằng không quân Nga đã tấn công chợ ở Syria. "Báo cáo của đại diện ẩn danh "Mũ bảo hiểm trắng" về đòn tấn công được cho là do máy bay của không quân Nga giáng vào khu chợ ở làng Maaret-en-Numan (tỉnh Idlib) là tin tức giả mạo....