5 hành vi gây hại cho mắt mà người trẻ thường hay mắc phải, không sửa ngay có thể gây viêm nhiễm, tổn thương mắt
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc mắt đúng nên vô tình gây hại cho mắt mà không hay biết.
Mắt là một trong những cơ quan quan trọng nhất của con người, nhưng nhiều người lại không biết cách chăm sóc mắt đúng quy chuẩn. Nếu để vi khuẩn xâm nhập vào mắt thì các vấn đề như khô mắt, ngứa mắt, hay viêm kết mạc, viêm bờ mi sẽ có nguy cơ xảy ra.
Một vài hành vi dưới đây nếu bạn tiếp diễn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn cho đôi mắt.
1. Dụi mắt
Đôi tay là nơi chất chứa rất nhiều vi khuẩn, bởi trong ngày bạn có thể chạm vào đủ thứ. Nếu không rửa tay thường xuyên mà lại quen tay dụi lên mắt thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập, từ đó là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt mà bạn không ngờ đến.
2. Tắt đèn và dùng điện thoại trong bóng đêm
Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng nên khi bạn tập trung nhìn điện thoại trong môi trường tối sẽ làm tăng nguy cơ bị lão hóa mắt sớm. Thậm chí, bạn còn có thể mắc phải bệnh sỏi mắt, khiến đôi mắt kém linh hoạt, nhìn mờ ảo vào ban ngày.
Vậy nên, nếu đang có thói quen này thì nên sửa ngay từ bây giờ nhé!
3. Thức khuya thường xuyên
Tương tự như việc dùng điện thoại trong bóng đêm, đôi mắt cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Việc thức khuya thường xuyên sẽ làm cho mắt phải hoạt động liên tục suốt sáng tới đêm mà không được phục hồi. Hậu quả là ngày làm việc hôm sau của bạn sẽ rất thiếu năng lượng vì cơ thể không được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Video đang HOT
4. Hút thuốc liên tục
Trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại nên khi bay vào mắt sẽ làm đôi mắt bị cộm ngứa, khó chịu. Thêm nữa, hành vi hút thuốc cũng không hề tốt cho sức khỏe và có thể gây tổn hại tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen này ngay từ bây giờ để bảo vệ đôi mắt cũng như sức khỏe tổng thể.
5. Tra thuốc nhỏ mắt thường xuyên
Thuốc nhỏ mắt có thể làm co thắt các mạch máu trong mắt của bạn để giảm lưu lượng máu và giúp mắt ít xuất hiện các vết vằn đỏ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng sản phẩm này thì đôi mắt của bạn có thể gặp phải tình trạng kích ứng.
Vì vậy, ngay khi thấy có hiện tượng mắt khô đỏ kéo dài sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Đồng thời, bạn cũng nên điều chỉnh lại giờ giấc chăm sóc mắt của mình trong ngày cho phù hợp, tránh sử dụng quá nhiều thuốc nhỏ mắt khi không thực sự cần thiết.
Mắt có nhiều ghèn có phải là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ?
Mắt tiết dịch ghèn là triệu chứng khá bình thường và tự nhiên của cơ thể, có mục đích làm sạch mắt.
Tuy nhiên, nếu mắt có nhiều ghèn bất thường, màu sắc thay đổi thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt đang bị bệnh, bao gồm cả bệnh đau mắt đỏ.
1. Mắt có nhiều ghèn là gì?
Tiết ghèn mắt là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Nó có tác dụng làm sạch và bảo vệ mắt, loại bỏ các chất bẩn và các dị vật có thể gây hại ra khỏi mắt. Ghèn mắt thực chất là "rác thải" bao gồm chất nhờn, dầu, tế bào da, bụi bẩn và các mảnh vụn khác thường được tiết ra khi bạn ngủ, rồi tích tụ ở khóe mắt. Nó có thể ướt và dính, hoặc khô và đóng vảy, lỏng hoặc đặc, mắt có nhiều ghèn hoặc ít,.... Màu sắc ghèn mắt cũng có thể thay đổi, trắng, vàng, xanh hoặc trong suốt.
Mắt hoạt động tiết chất nhờn cả ngày. Khi chớp mắt, một lớp nước mắt mỏng sẽ rửa sạch mắt của bạn. Do đó, chất bẩn liên tục được loại bỏ ra khỏi mắt trước khi nó cứng và tích tụ lại thành ghèn mắt. Trong lúc bạn ngủ, không chớp mắt thì dịch tiết sẽ đọng lại và đóng vảy ở khóe mắt, đôi khi là ở mi mắt. Đây là lý do bạn thường thấy ghèn mắt sau khi ngủ dậy.
Mắt tiết dịch ghèn là phản ứng bình thường của cơ thể. (Ảnh Internet)
Mắt có nhiều ghèn là tình trạng dịch tiết nhiều bất thường. Ghèn mắt có thể che màng mắt khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng, mắt cảm thấy khó chịu. Thậm chí ghèn mắt nhiều và khô lại, dính mi mắt lại với nhau khiến bạn khó mở mắt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt bạn đang bị tổn thương.
2. Mắt có nhiều ghèn là dấu hiệu của bệnh gì?
Mắt tiết ghèn với số lượng nhiều bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh về mắt. Các bệnh phổ biến có liên quan đến mắt có nhiều ghèn bao gồm:
- Viêm bờ mi
Đây là rối loạn mãn tính của mí mắt. Các nang lông ở lông mi bị viêm và sản xuất dầu bất thường. Viêm và dầu thừa tác động đến bề mặt mắt, khiến mắt có nhiều ghèn hơn, đi kèm với các triệu chứng khác như đóng vảy mí mắt, khó chịu và thường đau mắt.
- Lẹo mắt
Lẹo mắt xảy ra khi tuyến meibomian sản xuất dầu ở rìa trong của mí mắt bị tắc. Nguyên nhân thường là do nang lông mi bị nhiễm trùng. Bệnh thường gây đỏ, sưng mí mắt, đau ở vùng bị ảnh hưởng. Triệu chứng khác có thể là mắt có nhiều ghèn vàng như mủ, đóng vảy mí mắt và khó chịu khi chớp mắt.
- Viêm kết mạc
Viêm kết mạc, hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc bị viêm nhiễm khiến mắt bị đỏ, sưng đau và tiết nhiều dịch. Bệnh thường gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng.
Mắt có nhiều ghèn là triệu chứng của khá nhiều căn bệnh về mắt, trong đó phổ biến nhất là bệnh đau mắt đỏ. (Ảnh Internet).
- Loét giác mạc
Nếu mắt bị chấn thương hoặc nhiễm trùng mà không được điều trị có thể biến chứng thành loét giác mạc. Đau mắt, đỏ, sưng mí mắt và mắt có nhiều ghèn là đặc điểm của loét giác mạc. Ghèn mắt có thể nhiều đến mức làm mờ giác mạc và làm giảm thị lực.
- Tắc lệ đạo
Khi ống dẫn nước mắt bị tắc, túi lệ có thể bị viêm và nhiễm trùng. Triệu chứng là mí mắt trong bị sưng tấy và rất mềm. Ngoài ra còn có đau và đỏ mắt, chảy dịch mắt, nhìn mờ.
- Chấn thương mắt
Mắt bị chấn thương hoặc có dị vật có thể khiến mắt tiết dịch như phản ứng bảo vệ tự nhiên. Nếu mắt xuất huyết hoặc tiết quá nhiều dịch hãy đến gặp bác sĩ để được can thiệp ngay lập tức.
3. Khi nào mắt có nhiều ghèn là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ?
Mắt có nhiều ghèn có thể cảnh báo bệnh đau mắt đỏ nếu nó đi kèm cùng các triệu chứng sau:
- Ghèn mắt màu vàng hoặc xanh.
- Mắt bị đỏ nhiều.
- Ngứa mắt.
- Cảm giác cộm như có sạn ở trong mắt.
- Mi mắt có thể bị sưng nề.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Tuy nhiên các triệu chứng trên trùng khớp với khá nhiều bệnh lý về mắt. Do đó, để có chẩn đoán chính xác mắt có nhiều ghèn có phải là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ hay không, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám.
Chảy nước mắt sống là gì? Chảy nước mắt sống có phải làm dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ không? Nước mắt có tác dụng rất quan trọng trong việc giữ ẩm và làm sạch bề mặt nhãn cầu. Nhưng nếu xảy ra tình trạng chảy nước mắt sống thì có thể mắt bạn đang gặp vấn đề. Vậy chảy nước mắt sống là triệu chứng của bệnh gì? Khi nào nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau mắt đỏ?...