5 giả thuyết về động cơ ám sát Tổng thống Mỹ John Frank Kennedy
Tròn 50 năm kể từ ngày Tổng thống Mỹ John Frank Kennedy bị ám sát, người ta vẫn còn đặt những câu hỏi về sát thủ thực sự và có rất nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra.
Tổng thống John F. Kennedy và đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy ra khỏi chiếc Air Force One ở Dallas vào ngày 22.11.1963, không lâu trước khi bị ám sát.
Trước lễ kỷ niệm 50 năm ngày JFK bị ám sát, một loạt cuốn sách về thảm kịch này đã được phát hành cùng với hàng loạt sách điều tra mới.
Chuyên gia Dave Perry, 70 tuổi, người nghiên cứu hồ sơ vụ ám sát JFK từ năm 1976 đến nay đã gặp một vài người khác cùng thực hiện công việc giống như ông, trong đó có cựu thám tử Jim Leavelle và người cùng làm với hung thủ Oswald là Buell Frazier.
Nếu Oswald không hành động một mình, ai là người đứng sau vụ ám sát JFK ở Dealey Plaza, Dallas ngày 22.11.1963?
Ông Perry phân tích 5 giả thuyết phổ biến nhất.
1. Tổng thống Lyndon B. Johnson là người chủ mưu
Giả thuyết này dựa trên tuyên bố của bà Madeleine Brown, người tự nhận là tình nhân của Johnson. Theo lời kể của Brown, bà cùng Johnson tham gia một bữa tiệc với cựu phó tổng thống Richard Nixon, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Edgar Hoover vào đêm trước khi vụ ám sát diễn ra. Ông Johnson nói thầm với bà rằng Brown rằng, “chỉ sau ngày mai thôi, nhà Kennedy sẽ không bao giờ sỉ nhục ông được nữa. Đấy không phải là một lời đe dọa mà là một lời hứa”.
Video đang HOT
Mặt khác, theo Hiến pháp Mỹ, phó tổng thống sẽ tiếp quản chức vụ nguyên thủ quốc gia khi tổng thống qua đời hoặc không còn khả năng. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Perry bác bỏ khả năng này, nói rằng tuyên bố của bà Brown không đúng sự thật vì Johnson không hề tham gia bữa tiệc nói trên.
2. Nhóm “tài phiệt quân sự” ám sát tổng thống
Chuyên gia Perry cho biết giả thuyết này cũng không thực sự xác thực. Tiền đề của giả thuyết bắt nguồn từ việc nhiều người cho rằng ý định hòa hoãn của Kennedy với Liên Xô và chuẩn bị kết thúc sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam khiến ông trở thành mục tiêu của các nhóm lợi ích quân sự, bao gồm cả Lầu Năm Góc và các nhà thầu công nghiệp quốc phòng.
3. Xã hội đen thanh toán Kennedy
Có giả thuyết cho rằng các ông trùm xã hội đen Carlos Marcello và Santo Trafficante là những kẻ đứng sau vụ ám sát, nhằm chống lại nỗ lực diệt trừ nạn mafia của Tổng thống Kennedy. Nhưng chuyên gia Perry bác bỏ giả thuyết này.
“Có ít nhất 3 nhóm khác nhau tuyên bố họ ám sát tổng thống: Nhóm ở Chicago, Miami và New Orleans. Nhưng đó chỉ là tin đồn” – ông Perry nói.
4. Oswald thực hiện ám sát một mình và là một phần của âm mưu bí mật
Có thể có những cá nhân đã giúp Oswald, nhưng họ không nằm trong một nhóm nào hoặc có thể không biết được hắn lên kế hoạch gì. “Cần nhớ rằng John Wilkes Booth bắn Lincoln và 4 kẻ chủ mưu bị treo cổ, trong đó có cả ả phụ nữ đầu tiên nhận hình phạt này là Mary Surratt” – ông Perry phân tích.
5. CIA giật dây vụ ám sát
Đây là giả thuyết mà ông Perry quan tâm nhất, bởi đây là “giả thuyết duy nhất ông không thể vạch trần”. Ông Perry chỉ ra rằng cựu lãnh đạo CIA Allen Dulles là một thành viên của Ủy ban Warren, có nhiệm vụ điều tra vụ ám sát. Ủy ban này khẳng định Oswald hành động một mình.
Oswald từng là cựu binh Hải quân Mỹ, nhưng đào tẩu sang Liên Xô. Liệu Oswald có bị người Liên Xô ra lệnh giết JFK hay không?
Ông Perry cho rằng giả thuyết này không có cơ sở, người Liên Xô không bao giờ ra lệnh bởi vì họ biết mối quan hệ giữa Oswald với Liên Xô và Cuba. Lãnh đạo Liên Xô biết rằng họ sẽ là nghi can hàng đầu nếu họ ra lệnh cho Oswald giết JFK, bởi đó là hành động chiến tranh và có thể dẫn đến một cuộc tấn công hạt nhân.
Theo Laodong
Obama, Clinton sẽ viếng mộ Kennedy
Vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ tới viếng mộ cựu Tổng thống John F. Kennedy vào tuần tới để tưởng niệm 50 năm ngày ông bị ám sát.
Cố Tổng thống John F. Kennedy.
Họ sẽ đặt hoa gần "ngọn lửa vĩnh hằng", đánh dấu nơi an nghỉ của vị tổng thống thứ 35 của nước Mỹ tại nghĩa trang quốc gia Arlington, ngoại ô thủ đô Washington.
Lễ viếng diễn ra 2 ngày trước dịp tưởng niệm 50 năm ngày mất của Kennedy (22/11/1963-22/11/2013).
Nhà Trắng cho biết ông Obama cũng có bài phát biểu vào tối ngày 20/11 để tôn vinh di sản của Kennedy tại một tiệc dành cho những người được tặng Huân chương Tự do Tổng thống tại Viện Smithsonian ở Washington.
Lễ trao Huân chương Tự do thường niên được Kennedy đề xướng năm 1963 và ông Obama sẽ trao tặng cho những người được vinh danh năm nay tại một buổi lễ ở Nhà Trắng vào sáng 20/12.
Cựu Tổng thống Clinton, Ben Bradlee - cựu nhà báo tờ Washington Post và cũng là một người bạn của Kennedy, và nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey sẽ nằm trong số những người nhận Huân chương Tự do năm nay.
Tổng thống John F. Kennedy, tại nhiệm từ 1961-1963, bị ám sát ngày 22/11/1963 tại thành phố Dallas, bang Texas khi đang có chuyến thăm bang này. Ông mất năm mới 46 tuổi.
Theo Dantri
Nước Mỹ tưởng nhớ 50 năm ngày mất của Kennedy Tin video Những lá cờ rủ hôm qua được treo trên khắp nước Mỹ để tưởng nhớ vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy cách đây nửa thế kỷ. Lễ tưởng niệm cố tổng thống Kennedy tại quảng trường Dealey, Dallas. Ảnh: AP Trên khắp nước Mỹ, những lễ tưởng niệm được tổ chức nhằm tôn vinh người đàn ông qua đời ở tuổi...