5 game “nhái” Gears of War nổi nhất
Huxley
Trong số các game ăn theo Gears of War, Huxley có phong cách khác biệt nhất. Được xây dựng trên nền Engine Unreal 3, nó là game FPS có phong cách gần với Unreal Tournament hơn là kiểu chơi từ góc nhìn người thứ 3 cuồng bạo của Gears of War.
Tuy vậy, với các nhân vật cao lớn, mạnh mẽ, các món vũ khí của tương lai nhưng vẫn đậm chất bụi bặm và quen thuộc, Huxley vẫn khiến không ít người nghĩ tới game bắn súng của Epic. Phong cách đồ họa của Huxley được coi là sự kết hợp giữa… Final Fantasy và Gears of War, một sự gán ghép khá thú vị.
CrimeCraft
Dù không nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn nhưng rất ít người dám chê bai gameplay của CrimeCraft. Trên thực tế, nó là một trong những game bắn súng góc nhìn người thứ 3 có hệ thống chiến đấu được xây dựng tốt nhất trên thị trường.
Game thủ có thể sử dụng rất nhiều vật thể trong game làm chỗ ẩn nấp và hạ kẻ địch bằng những phát đạn chuẩn xác cũng như lựa chọn món đồ ưa thích giữa hàng loạt loại đồ có ngoại hình ấn tượng theo kiểu tương lai.
Đáng tiếc là CrimeCraft rất “keo kiệt” và dành những thứ hấp dẫn cho những game thủ chịu bỏ tiền đóng phí trong khi những người thích chơi miễn phí sẽ phải hài lòng với các trang bị rẻ tiền. Đây cũng là điểm khiến nó bị chỉ trích nhiều nhất.
BattleSwarm
Video đang HOT
Nếu lấy cốt truyện của Starship Troopers, cơ chế gameplay của Gears of War và xây nền đồ họa dựa trên Unreal Engine, chúng ta sẽ có BattleSwarm. Nó giống với tác phẩm của Epic Games một cách đáng ngạc nhiên ngay từ các cử động và thậm chí các nhân vật cũng lăn mình và đổi vũ khí theo cách của Fenix và các đồng đội.
Góc nhìn trong BattleSwarm cũng là góc nhìn qua vai quen thuộc còn các món vũ khí cũng có hình dáng rất giống trong Gears of War. Tuy nhiên, game cũng có một số sáng tạo như chế độ chơi theo kiểu chiến thuật thời gian thực trong đó game thủ điều khiển đám sâu bọ ngoài hành tinh. Là một game miễn phí và có nhiều thứ hấp dẫn, BattleSwarm được khá nhiều game thủ ưa thích.
Dizzel
Đây là một game được phát hành tại Hàn Quốc nhưng đã khiến nhiều game thủ trên toàn cầu phải thán phục. Mặc dù các nhân vật trong Dizzel không quá to lớn, vạm vỡ như trong BattleSwarm và Huxley, do đó không giống hoàn toàn với Gears of War nhưng gameplay của nó lại gần như là một bản sao hoàn hảo.
Dizzel cũng có hệ thống bắn khi khuất tầm nhìn, khả năng di chuyển dọc theo tường và khả năng tấn công cận chiến kiểu Gears of War. Ngay cả các hiệu ứng hình ảnh cũng được học tập nhiều từ game nguyên bản. Điều đáng tiếc duy nhất là game chưa có bản tiếng Anh.
Project E
Đây là game đỉnh nhất trong số các game ăn theo Gears of War. Kể từ khi được công bố lần đầu vào cuối năm 2008, nó đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong cộng đồng game thủ game bắn súng. Từ camera, các nhân vật, hệ thống ẩn nấp và bắn cho tới kẻ thù trong game, tất cả đều giống.
Ngay cả cốt truyện của game cũng có nhiều điểm tương đồng với Gears of War khi mà loài người phải tìm cách chiến đấu chống lại với những sinh vật cao lớn và giàu sức tàn phá trong một bối cảnh kiểu ngày tận thế. Project E sẽ ra mắt vào đầu năm 2010.
Avatar: The game - Lại một game ăn theo
Các game ăn theo phim ảnh thường được làm vội vàng và thiếu sự đầu tư cần thiết. Avatar: The Game được cho là sẽ không đi theo vết xe đổ đó. Chính đạo diễn James Cameron từng nói game không phải chỉ dựa theo bộ phim của ông mà là một phần của toàn bộ trải nghiệm về thế giới của hành tinh Pandora.
Cả bộ phim và game đều xoay quanh cuộc xung đột giữa loài người và chủng tộc Na"vi. Trong game, người chơi nhập vai một người lính đến từ trái đất và chỉ sau một thời gian ngắn, anh ta sẽ biết được bản chất của cuộc chiến tranh này và phải lựa chọn sẽ đứng về phía nào.
Sự lựa chọn này sẽ quyết định luôn phong cách game trong phần còn lại. Nếu tiếp tục là một người lình bình thường, Avatar: The Game sẽ là một game bắn súng còn nếu trở thành một chiến binh Na"vi, nó sẽ chuyển sang phong cách hành động chặt chém.
Loài người có rất nhiều loại vũ khí hiện đại như xe cộ, máy bay và các loại súng đa dạng từ những khẩu súng có thể phun lửa hay súng phóng lựu. Nếu trở thành người Na"vi, sẽ chẳng có vũ khí hiện đại nào hết và tất cả những gì người chơi có là giáo, dao và cung tên cùng một số khả năng đặc biệt. Người dân bản xứ cũng có một khẩu súng máy nhưng nó hết đạn quá nhanh và gần như vô dụng.
Điểm chung của cả hai phong cách game là những pha chiến đấu rất tồi. Khi bắn súng, game thủ không có hệ thống cover và cũng rất khó ngắm bắn, trừ khi sử dụng tính năng hỗ trợ. Và tất nhiên nếu sử dụng tính năng này thì mọi chuyện lại quá đơn giản. Ngoài ra, nhân vật cũng thường bị "đẩy" sang phía trái màn hình quá xa.
Khi chuyển sang chơi kiểu chặt chém, game thủ sẽ hiểu thế nào là nỗi khổ của việc thiếu vắng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Lực lượng hai bên lúc này rất chênh lệch và những "người khổng lồ xanh" thường phải trốn chui trốn lủi hoặc chạy quanh để tránh đạn. Thao tác thường gặp nhất là ấn nút hồi máu khi có nguy cơ lìa đời.
Hệ thống chiến đấu cũng Avatar: The Game quá đơn giản và thiếu tính chiến thuật trầm trọng. Ngoài ra, camera của game cũng rất khó chịu. Hợp với các chi tiết phá đa dạng đến mức phức tạp của bề mặt hành tinh Pandora, game thủ sẽ thường xuyên phải căng mắt để xác định các mục tiêu.
Điểm sáng của các pha chiến đấu là hệ thống các năng lực đặc biệt. Game thủ có thể nâng level để mở khóa các năng lực mới như tăng tốc hay gọi một loài động vật nào đó ra chiến đấu cạnh mình. Tuy nhiên, các skill này chủ yếu là để làm cảnh vì chúng không có nhiều tác dụng, ngay cả với một skill nghe ấn tượng như tàng hình.
Các nhiệm vụ trong Avatar: The Game cũng khá tẻ nhạt và lặp đi lặp lại. Game thủ sẽ thường xuyên nhận được những mệnh lệnh kiểu "tới đó và mang về vài thứ". Đây là điều đáng ngạc nhiên vì với một cốt truyện như thế này, quá dễ để các nhà sản xuất nghĩ ra hệ thống nhiệm vụ đa dạng hơn như phá hủy, phòng ngự, chạy trốn hay hộ tống...
Bản đồ mini trong game cũng không thuận tiện và nhiều lúc khiến người chơi lạc đường một cách rất khó chịu. Mặc dù rất đẹp nhưng chính môi trường nhiều chi tiết của Avatar: The Game cũng góp phần không nhỏ vào sự khó chịu này. Game thủ sẽ tốn nhiều thời gian đi lại để thực hiện những nhiệm vụ nhàm chán.
Các màn lái xe trong Avatar: The Game không đến nỗi tệ nhưng khi người Na"vi cưỡi trên các sinh vật mà họ có thể gọi ra, đó là những giây phút thực sự bực mình. Khả năng tấn công bị hạn chế khi ở trên lưng thú cưỡi, hệ thống điều khiển khó chịu và đôi lúc các con thú còn tự bị mắc kẹt. Đây là điều đáng tiếc vì nhiều người rất chờ mong các màn cưỡi thú này.
Đồ họa của game đẹp nhưng cử động của nhân vật thì rất cứng nhắc, đặc biệt là với người Na"vi. Hy vọng trên phim, họ sẽ không thể hiện những bước chạy và động tác chiến đấu như đã làm trong game. Các đoạn phim cắt cảnh cũng thừa thãi vì cung cấp quá ít thông tin và cũng không đẹp như đáng ra nó phải thế.
Phần chơi mạng của game thậm chí còn tồi hơn phần chơi đơn. Các map quá lớn và tốn rất nhiều thời gian để di chuyển. Sự cân bằng giữa hai phe không tồn tại và không ai muốn trở thành người Na"vi vì họ quá yếu khi phải đối đầu với loài người. Có lẽ nếu có người chọn phe Na"vi thì lý do là mỗi ván đấu cần có cả 2 phe để có thể bắt đầu.
Dù được kỳ vọng không ít và cũng được sự quảng bá rùm beng từ Ubisoft và từ chính đạo diễn James Cameron nhưng Avatar: The Game vẫn chỉ là một game ăn theo. Tuy không tồi tệ như một số gương mặt game chuyển thể khác nhưng nếu không phải là fan của phim, có lẽ không cần tốn thì giờ cho bản game này.
Siêu nhân "ngoạn mục" muốn trở lại, nhưng ai cho phép? Hideki Kamiya - "ông trùm" của Platinum Games và cũng đồng thời là cha đẻ của rất dòng game nổi tiếng như Devil May Cry, Okami, Bayonetta ... mới đây đã bày tỏ mong muốn được tiếp tục xây dựng những tác phẩm còn dang dở của mình trong quá khứ. Trong đó, tựa game mà Kamiya muốn làm phần kế tiếp nhất...