5 điều tưởng chừng là hiển nhiên trường học từng dạy bạn nhưng giờ không còn đúng nữa
Theo thời gian, ngay cả những sự thật kiên định mà chúng ta luôn khẳng định là đúng cũng có thể thay đổi.
1. Sao Diêm Vương không còn là hành tinh trong hệ Mặt trời
Chúng ta đã biết sau khi phát hiện ra sao Thiên Vương vào cuối thế kỷ XIX, người ta cho rằng có khả năng tồn tại một hành tinh thứ chín. Vào năm 1906, Percival Lowell – người sáng lập đài quan sát Lowell ở Flagstaff, Arizona, đã bắt đầu một dự án nghiên cứu nhằm định vị “Hành tinh X” bí ẩn.
Sau đó vào năm 1930, một người mới chỉ 23 tuổi đã tìm thấy nó. Người phát hiện – Clyde Tombaugh, đã được giao nhiệm vụ so sánh hình ảnh của bầu trời trong nhiều tuần liền để tìm kiếm bất kỳ vật chuyển động nào. Cuối cùng anh cũng đã tìm ra một hành tinh và báo cáo kết quả của mình cho Đài quan sát của Đại học Harvard. Sau khi một cô bé 11 tuổi người Anh gọi tên hành tinh mới bằng tên một vị thần La Mã, người ta đã bắt đầu coi Sao Diêm Vương là một hành tinh trong hệ Mặt trời.
Sự thật là sao Diêm Vương không còn được coi là hành tinh trong hệ Mặt trời.
Theo NASA, năm 2003, một nhà thiên văn học đã phát hiện ra một ngôi sao có kích thước lớn hơn Pluto và ông đặt tên là Eris. Thông tin mới này đã gây ra một loạt tranh cãi của các nhà thiên văn khác về tiêu chí để xác định xem một ngôi sao có phải là hành tinh hay không. Họ đã đưa ra một quyết định, đó là nếu dựa trên kích thước và vị trí, Sao Diêm Vương không thể là một hành tinh.
Mặc dù Eris cũng không đủ tiêu chí để trở thành một hành tinh, song Sao Diêm Vương đã bị hạ xuống là một tiểu hành tinh. Kiến thức dạy cho trẻ em trong trường tiểu học cũng đã được thay đổi, hệ Mặt trời giờ chỉ có 8 hành tinh.
2. Kim cương không còn là vật chất cứng nhất thế giới
Theo tờ Scientific American, chúng ta đã biết về hai chất cứng hơn kim cương từ năm 2009: wurtzit boron nitride và lonsdaleite. Vật chất đầu tiên cứng hơn kim cương 18%, và con số này đối với vật chất thứ hai là 58%.
Thật không may, cả hai chất này đều rất hiếm và không ổn định trong tự nhiên. Thực tế, các tác giả của nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí Physical Review Letters, mới chỉ tính toán độ cứng của các chất thay vì kiểm tra nó bằng một mẫu vật hữu hình. Điều đó làm cho nghiên cứu này chỉ mang tính lý thuyết.
Kim cương đã từng là vật chất cứng nhất thế giới, song giờ đã có vật chất khác “soán ngôi” nó.
Video đang HOT
Nhưng một nghiên cứu khác được xuất bản trên tạp chí Nature số tháng 1 năm 2013 đã chỉ ra một kết quả mới. Theo cách thức đơn giản nhất, các nhà khoa học đã nén các hạt boron nitride để tạo thành “boron carbon nitride có nano vô cực”.
Và kết quả là mọi người phụ nữ ở khắp nơi đều mong muốn có một chiếc nhẫn cưới làm từ vật chất này, bởi vì nó sẽ tồn tại mãi mãi.
3. Nô lệ Israel không phải là người xây dựng các kim tự tháp
Ngay cả những bộ phim như “Hoàng tử Ai Cập” vẫn duy trì hình ảnh những người nô lệ Israel đã xây dựng nên các Kim tự tháp.
Theo Amihai Mazar – giáo sư tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, thì câu chuyện thần thoại phổ biến này bắt nguồn từ ý kiến của cựu Thủ tướng Israel Menachem Begin khi đến thăm Ai Cập vào năm 1977. Mazar nói đã với tờ AP: “Không có người Do Thái nào xây dựng các kim tự tháp vì người Do Thái đã không tồn tại ở thời kỳ khi các Kim tự tháp được xây dựng”.
Người Do Thái không hề tồn tại vào khoảng thời gian các kim tự tháp được xây dựng.
Các khảo sát gần đây cho thấy rằng người Ai Cập đã tự xây dựng các Kim tự tháp. Người lao động được tuyển từ các gia đình nghèo ở phía bắc và nam sông Nile nhưng họ được đánh giá cao, được làm việc tại những hầm mộ gần các Kim tự tháp và thậm chí còn được tham gia vào việc mai táng.
4. Ai nói không thể gấp đôi mảnh giấy quá 7 lần?
Cho dù ở trong lớp học nghệ thuật hay khoa học thì hầu hết mọi người cũng đã nghe về việc không thể gấp một mảnh giấy quá 7 lần. Nhưng Britney Gallivan, một học sinh trung học ở California, lại không nghĩ như vậy.
Nhóm tình nguyện của Britney Gallivan.
Britney và một số tình nguyện viên đã mua một cuộn giấy vệ sinh khổng lồ giá 85 đô la Mỹ và bắt đầu gấp chúng lại. Cô gấp được tổng cộng 11 lần. Britney nhận ra rằng tất cả mọi người đều cố gắng gấp giấy theo một hướng và điều đó khiến cho giấy bị dày lên, chiều rộng bị hẹp lại nên không thể gấp được tiếp.
Nhưng vào năm 2012, sinh viên tại Trường St. Mark ở Southborough, Massachusetts, đã phá kỷ lục của Gallivan khi gấp giấy tổng cộng được 13 lần.
5. Vạn Lý Trường Thành không thể được nhìn thấy từ không gian
Một học sinh lớp ba cũng có thể biết về việc Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ không gian, bởi hầu hết mọi sách vở và truyền thông đều nói vậy. Trên thực tế, tin đồn cho rằng thậm chí bạn có thể nhìn thấy những cột mốc khác ở Trái Đất từ tàu vũ trụ trên không gian và cả Mặt trăng đã xuất hiện từ năm 1938.
Tuy nhiên vào năm 2003, một phi hành gia người Trung Quốc đã phủ nhận những tin đồn này. Theo NASA, phi hành gia Yang Liwei đã thừa nhận anh không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ không gian.
Từ không gian, Trái đất chỉ là một quả cầu với những mảng màu sắc.
Đúng là bạn có thể nhìn thấy những công trình nhân tạo từ không gian, nhưng đó là trong điều kiện bạn có một chiếc siêu máy ảnh với độ phóng to cực lớn. Bạn cũng có thể nhìn thấy thêm ánh sáng của các thành phố lớn và những con đường chính, cây cầu, sân bay, đập nước và hồ chứa.
Alan Bean, phi hành gia của tàu Apollo 12 đã nói với NASA: “Điều duy nhất bạn có thể nhìn thấy từ Mặt trăng đó là Trái đất như một quả cầu đẹp, chủ yếu có màu trắng, một số mảng màu xanh và màu vàng nhạt. Không vật thể nhân tạo nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở khoảng cách này”.
Minh Hồng / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn loại đá có khả năng nổi lềnh bềnh trên mặt nước và lý giải của các nhà khoa học
Bằng cách sử dụng tia X-Rays, các nhà khoa học đã giải mã được những bí ẩn về loại đá có thể nổi trên mặt nước.
Một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley National (Mỹ) đã tiến hành quét một mẫu đá núi lửa thủy tinh có khối lượng nhẹ và tính xốp được gọi với cái tên đá bọt.
Không giống như hầu hết các loại đá khác, đá bọt có thể nổi trên mặt nước. Trong một khoảng thời gian dài, những viên đá này đã trôi qua nhiều dặm nước biển. Dựa vào đặc điểm đặc biệt này của đá bọt, các nhà khoa học đã có cơ sở để tiến hành nghiên cứu và khám phá ra những điều còn ẩn giấu trong những trận phun trào núi lửa dưới nước.
Không giống như chúng ta nghĩ, Trái đất còn có loại đá có khả năng nổi trên mặt nước. Đó chính là đá bọt.
Về khả năng có thể trôi nổi trên mặt nước, kết quả nghiên cứu cho thấy những túi khí nằm sâu bên trong chính là nhân tố khiến những viên đá này có thể "bơi" xa nhiều dặm nước biển như vậy. Nói đến đây, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng tại sao những túi khí đó lại có thể tồn tại trong một thời gian dài đến như vậy mà không bị vỡ.
Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng tìm ra câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ: đá nổi trên mặt nước.
Giải thích về điều này, các nhà khoa học cho biết có thể dùng hình ảnh những con côn trùng, thằn lằn chạy trên mặt nước mà không bị chìm để làm hình ảnh so sánh đối chiếu cho câu trả lời.
Theo đó, quá trình "giam giữ" khí gas bên trong những hòn đá là sự căng bề mặt. Cụ thể, sự tương tác hóa học giữa bề mặt nước và không khí phía trên hoạt động giống như một lớp da mỏng không thấm nước. Điều này giúp những viên đá có thể nổi lềnh bềnh trên mặt biển trong thời gian dài.
Đá bọt nổi trên mặt biển sau vụ phun trào núi lửa.
Về quá trình nghiên cứu để giải mã những bí ẩn của đá bọt, Kristen E Fauria, một học viên cao học tại trường Đại học California, Berkely, Mỹ đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu lần này, cho biết: "Câu hỏi về loại đá có thể nổi trên mặt nước đã xuất hiện từ lâu, thế nhưng từ đó đến nay nó vẫn bị bỏ ngỏ. Ban đầu người ta nghĩ những túi khí trong viên đá được bịt kín giống như một chiếc chai nhựa nổi trên mặt nước. Thế nhưng, qua quan sát chúng tôi thấy rằng những túi khí này hoàn toàn mở chứ không đóng kín".
Để hiểu được những gì đang diễn ra bên trong các viên đá, nhóm nghiên cứu đã tiến hành bôi một loại sáp lên bề mặt những viên đá chứa những lỗ khí nhỏ như lỗ chân lông. Sau đó, họ đã sử dụng tia X-Rays để nghiên cứu nồng độ nước, khí và quá trình tương tác giữa chúng như thế nào. Từ đó có thể đưa ra kết luận.
Đá bọt với khả năng nổi trên mặt nước là một hiện tượng hiếm, việc nghiên cứu và giải mã thành công hiện tượng này đã khẳng định thêm một thành công nữa của nền khoa học Mỹ nói chung và khoa học thế giới nói riêng.
Minh Hân / Theo Trí Thức Trẻ
Ở đất nước này, đàn ông có thể bị đi tù nếu lỡ quên sinh nhật vợ Chỉ mới nghe thôi đã thấy vô lý, ấy vậy mà trên thế giới vẫn có 1 quốc gia đang áp dụng đạo luật kỳ lạ này. Thế giới có rất nhiều điều kỳ lạ, và nó còn kỳ lạ hơn nữa nếu chúng ta tìm hiểu sâu về những điều luật trên thế giới. Đối với hầu hết mọi người, những điều...