5 điều phiền phức mà tất cả chúng ta đều ghét về video game
Giống như mọi sự vật khác trên cõi đời này, video game cũng có đầy những rắc rối lớn nhỏ và dưới đây là 5 điều chúng ta đều ghét về “người bạn” đáng tin cậy này.
Video game là một sáng tạo tuyệt vời của nhân loại ở thời hiện đại. Thông qua video game, người chơi đã được tiếp cận với những thế giới giả tưởng hoàn toàn mới lạ, chinh phục những kẻ địch hùng mạnh, và ra tay cứu thế giới hết lần nầy tới lần khác. Có khởi đầu nhỏ bé nhưng giờ đây, ngành công nghiệp video game đã có quy mô khổng lồ, vượt xa nhiều hạng mục giải trí khác và sẽ đạt cỡ 100 tỷ USD trong năm nay. Sự đa dạng về phần cứng và phần mềm của video game giúp nó phù hợp với tất cả mọi thế hệ người chơi trên toàn thế giới. Nhưng cho dù siêu việt là thế, video game không hề hoàn hảo.
Giống như mọi sự vật khác trên cõi đời này, video game cũng có đầy những rắc rối lớn nhỏ và dưới đây là 5 điều chúng ta đều ghét về “người bạn” đáng tin cậy này.
1. Khi bạn bỏ tiền mua một máy consosle ngay trước khi nhà sản xuất công bố một mẫu mới
Trong quá khứ, các nhà sản xuất console thường sẽ cho ra đời một mẫu mới, mỏng hơn vào khoảng giữa vòng đời của hệ thống console hiện tại của họ. Điều này đã cho phép họ tiết kiệm tiền phát triển một hệ thống hoàn toàn mới trong khi giúp thúc đẩy doanh bố bán hàng nhờ sự hứng thú của khách hàng với mẫu thiết kế mới. Về cơ bản, hệ thống mới mỏng hơn kia sẽ vẫn giống gần như 100% với bản nguyên mẫu, nhưng kể cả có là thế thì ta vẫn sẽ cảm thấy khó chịu khi mua một máy console ngay trước khi một mẫu mới được công bố.
Vấn đề này còn trở nên tệ hơn ở thế hệ console hiện tại. PlayStation đã phát hành PlayStation 4 Pro, một phiên bản mạnh mẽ hơn hẳn cho phép thể hiện hình ảnh 4K (ít nhất là giả vậy một cách khéo léo) với khung hình trên giây mượt mà hơn. Microsoft lại công bố họ sẽ cho ra mắt Xbox One Scorpio vào giai đoạn cuối 2017, hứa hẹn vượt mọi đối thủ hiện tại. Phải nói là thật đáng tiếc cho những ai vừa chi ra số tiền để dành bấy lâu nay để mua một phiên bản bình thường của PS4 hay Xbox One.
2. Cập nhật là cập nhật
Bạn đi về nhà từ chỗ làm trong trạng thái mệt mỏi hoặc bực bội và đang háo hức được bước vào thế giới ảo để xả stress theo ý muốn. Bạn bật hệ thống console và vào game… chỉ để được chào đón bởi một thông báo rằng bạn không thể chơi game cho tới khi nào đã tải và cài đặt xong phiên bản cập nhật khổng lồ mới nhất (chuyện này sẽ mất đến vài giờ đồng hồ nếu internet chậm).
Nhìn chung, các bản cập nhật là cần thiết và tốt thôi, bởi game thời nay có dung lượng lớn và vô cùng phức tạp. Thời xưa, nếu một tựa game có tồn tại lỗi nặng, người chơi cùng lắm là tránh cái chỗ lỗi ra và vẫn có thể chơi phá đảo một cách bình thường, nhưng game thời nay khó có thể làm vậy. Giờ đây, các nhà sản xuất có thể gửi các bản vá lỗi và cập nhật liên tục, thậm chí tăng cường nội dung gameplay thông qua internet một cách dễ dàng. Nhưng dù sao, game nào cũng có tính năng cho phép cập nhật sau thì có phải tốt hơn không.
Video đang HOT
3. Khi họ “ nerf” nhân vật/ vũ khí/ kỹ năng ưa thích của bạn
Các game online mang tính đối kháng cáo có thể mang tới hàng trăm, hàng nghìn giờ chơi lí thú cho người chơi. Chắc chắn, mỗi người chơi đều sẽ “phải lòng” một nhân vật, một món vũ khí hay một kỹ năng nào đó để giúp họ thành công trong mỗi trận chiến đấu. Nhưng ngày nay, các nhà phát triển có thể liên tục tăng cường và thay đổi dữ liệu của game online, đưa ra những điều chỉnh để khiến mọi thứ trở nên cân bằng hơn. Nếu họ quyết định một vũ khí nào đó là quá mạnh, họ sẽ có thay đổi để nó trở nên bình thường hơn.
4. Mất dữ liệu lưu trữ
Khi chơi game, một trong những điều khiến ta điên đầu nhất chính là chuyện mất dữ liệu lưu trữ, hoặc tệ hơn là quên không lưu lại hoặc điểm ghi nhớ gần nhất có khoảng cách quá xa. Điều này có thể trở nên cực kỳ khó chịu khi bạn vừa hoàn thành một phần chơi siêu thử thách nào đó và giờ đây bạn phải thực hiện lại từ đầu, phí hoài công sức bỏ ra suốt mấy giờ qua.
May mắn thay, tình trạng này không thực sự gây bực bội ở thời nay nữa hoặc ít nhất là cũng ít bực hơn ở thời xưa nhiều. Trong quá khứ, nếu bạn quên không lưu game và rồi bị chết hoặc tắt máy, bạn có thể mất hết cả một buổi ngồi chơi. Giờ đây, gần như tất cả game đều có một cơ chế tự động lưu trữ nào đó, và sự bố trí các điểm ghi nhớ cũng dễ thở hơn nhiều.
5. Khi bạn hết pin
Trong khi tay điều khiển của PlayStation 4 có lấy sẵn pin tự sạc, tay điều khiển của Xbox One lại không hề có. Bạn có thể chi thêm tiền để mua một bộ sạc pin, nhưng hầu hết mọi người đều lựa chọn phương pháp tích trữ cả mấy hộp pin AA để sử dụng dần dần. Tuy nhiên nhiều đến đâu cũng sẽ có lúc hết, và bạn sẽ rơi vào trạng thái uất ức khi hết pin giữa đêm khuya, đang ngay giữa khi chiến đấu ác liệt với Boss nữa chứ. Tệ nhất là bạn không có ai để oán trách ngoài bản thân mình cả!
Theo Cheatsheet
12 lỗi hài hước nhất nhắc nhở chúng ta về sự "hư cấu" của thế giới game (P2)
Thời nay, hiệu ứng vật lý trong video game hiện đại đã có nhiều sự tiến bộ nhưng để mô phỏng chính xác sự tương tác của con người với môi trường xung quanh, hay khi bị một vật thể bắn vào người thì vẫn thực sự đủ thuyết phục.
Sau những giờ làm việc căng thẳng, những bon chen tấp nập để mưu sinh trong đời thực, chúng ta tìm đến với video game như một sự giải thoát tạm thời. Ở đó, ta có thể trở thành một quân nhân liều lĩnh nhảy vào làn mưa đạn tiêu diệt lô cốt địch, hay một chiến binh diệt rồng băng qua những đỉnh núi tuyết hiểm trở nhất.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thực tế ảo và điều khiển cảm ứng, những trải nghiệm trong game đang dần trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, phép màu của công nghệ cũng có những giới hạn nhất định. Không thể tránh khỏi những sai lầm hài hước trong game khiến người chơi "bàng hoàng" nhận ra rằng: "Đây cũng chỉ là ảo mà thôi!"
Dưới đây là phần còn lại của 12 yếu tố "hư cấu" nhất của thế giới game mà đại đa số người chơi đã từng gặp phải:
7. Hai chân đầy đủ, không nhảy được
Bạn có một đôi chân hoàn toàn khỏe mạnh, có thể mang theo 100 cân vũ khí trên người, leo thang mà không cần chạm vào chúng, và chạy như gió kể cả sau khi dính 1,000 phát đạn, ấy vậy mà bạn không thể nhảy lên một bề mặt chỉ cao hơn nơi mình đang đứng có vài phân được! Mặc dù ngày nay, yếu tố chuyển động này không phải lúc nào cũng cần thiết trong game, song nó cũng khiến người chơi cảm thấy có một sự "hư cấu" không hề nhẹ. Điểm hình nhất có kể thể đến những sản phẩm thuộc thương hiệu "Pokémon" khi hành trình phiêu lưu kỳ thú của người chơi vẫn thường bị chặn đứng bởi một bụi cỏ hoặc một hòn đá bé xíu chắn giữa đường đi.
8. Hiệu ứng vật lý và sự tương tác chân thực
Thời nay, hiệu ứng vật lý trong video game hiện đại đã có nhiều sự tiến bộ nhưng để mô phỏng chính xác sự tương tác của con người với môi trường xung quanh, hay khi bị một vật thể bắn vào người thì vẫn thực sự đủ thuyết phục. Ngay cả hiệu ứng "rag-doll" được sáng chế để giúp nhân vật có cử động tương tự với một xác chết thông thường cũng phải gọi là hết sức hài hước, mang lại cảm giác là một xác chết sẽ luôn nhẹ như bông bất kể nhân vật ta đang nhìn thấy là một kẻ to lớn vật vã.
Một trường hợp hài hước thường thấy khác ở hiệu ứng vật lý và sự tương tác là bất kể bạn đâm đối thủ ở cự ly gần, bắn chúng bằng một khẩu súng lục hay phóng cả quả tên lửa vào người, khi chết kẻ địch của bạn đều ngã nhào ra theo một khuôn mẫu nhất định hết lần này đến lần khác. Không tin ư? Bạn hãy cứ thử trải nghiệm "GTA 3" mà xem, đảm bảo là người nào khi chết cũng có dáng bộ y hệt nhau.
9. Tải chuyển cảnh quá lâu
Cuối cùng bạn cũng đã vượt qua tất cả mọi thử thách để gặp được trùm cuối sau 5 tiếng đồng hồ ngồi "cày" liên tục, để rồi sau khi đạp cánh cửa đó xuống, bạn gặp phải kẻ thù lớn nhất của mình: màn hình chờ chuyển cảnh! Đây là điều không thể tránh khỏi, bởi game có rất nhiều yếu tố phải tải và xử lý trước khi hiển thị hình ảnh. Thế nhưng nếu phải chờ đợi quá lâu, sự hưng phấn của người chơi chắc chắn sẽ giảm đi không ít và có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trải nghiệm, dễ người người chơi nóng giật mà bỏ luôn giữa chừng.
10. Quá nhiều đoạn cắt cảnh và kịch bản sắp đặt
Nếu là fan của những dòng game đình đám như "Metal Gear Solid", "Battlefield" hay "Assasin's Creed", có lẽ bạn không còn lạ gì với yếu tố này nữa. Nhiều khi bạn cảm thấy không rõ sự điều khiển của mình có thực sự ảnh hưởng đến diễn biến cốt truyện hay không, khi mà những cảnh cắt cứ liên tục xuất hiện giữa màn chơi của bạn theo sự sắp xếp của nhà phát triển. Tất nhiên, chúng ta hiểu rằng những đoạn cắt cảnh sẽ giúp diễn biến cốt truyện trở nên rõ ràng và mang tính chất điện ảnh nhiều hơn, nhưng nếu khi các đoạn cắt cảnh còn dài hơn cả đoạn chơi thực thì đó sẽ là một vấn đề không nhỏ đâu.
11. Chuyển cảnh không thống nhất
Điều này tiếp tục là một nghịch lý bởi những cảnh được sắp đặt cố định theo kịch bản, kiểu như rõ ràng bạn đang cầm trên tay một con giáo, thế nhưng đến khi mở cửa và bắt đầu bước vào một đoạn cắt cảnh, bạn lại thấy nhân vật hồn nhiên cầm trên tay một khẩu súng khác biệt theo đúng tiêu chuẩn. Còn những kẻ địch mà bạn vừa hạ ngay dưới chân thì sao, chúng cũng bốc hơi không dấu vết luôn. Đây là điều khá phổ biến trong những tựa game bắn súng như "Halo" hay "Splinter Cell: Black List", khiến người chơi có cảm giác thiếu chân thực hơn hẳn. Hiện tượng này phải nói là rất phổ biến kể cả ở những tựa game thế hệ mới, và chỉ một số ít chú tâm tới tiểu tiết nhỏ bé nhưng lại thú vị này.
12. Những cánh cửa điên rồ
Trong game, những cánh cửa không hoạt động theo cách đơn giản giống như ngoài đời. Một khi đã bước qua, cánh cửa đó có thể sẽ đóng lại vĩnh viễn, mặc dù chúng được làm từ... gỗ, và không có ổ khóa nào cả. Ở nhiều game, bạn có thể lợi dụng việc chạy qua cửa rồi bước sang một đoạn chuyển màn hình để lẩn tránh kẻ thù, nhưng đôi khi dù bạn đã tiêu diệt hết kẻ địch để bước qua cánh cửa đó rồi, song đến lúc quay lại, lũ quái vật kia đã được tự động hồi sinh và chờ sẵn ở đó để trả thù bạn.
Mặc dù những hạt sạn hơi to này không thực sự phá hỏng hoàn toàn tính giải trí của một tựa game, một vài yếu tố thậm chí còn khá hữu dụng với người chơi. Nhưng suy cho cùng, chúng là lời nhắc nhở chúng ta rằng đây mình chỉ đang sống trong một thế giới ảo mà thôi!
Theo Cheatsheet
Sự vô lý của những tựa game phiêu lưu thám hiểm Những đúng là nếu không vô lý như vậy thì có lẽ chẳng ai muốn tìm đến video game để giải trí nữa. Video game là sản phẩm sinh ra từ trí tưởng tượng của con người, vì vậy chúng không thể tránh khỏi việc mắc phải những chi tiết phi logic. Những tựa game phiêu lưu mạo hiểu như Tomb Raider hay...