5 điều phiền phức mà tất cả chúng ta đều ghét về trò chơi điện tử
Giống như mọi sự vật khác trên cõi đời này, game cũng có đầy những rắc rối lớn nhỏ.
1. Khi bạn bỏ tiền mua một máy console, ngay hôm sau nhà sản xuất ra mẫu mới
Trong quá khứ, các nhà sản xuất console thường sẽ cho ra đời một mẫu mới, mỏng hơn vào khoảng giữa vòng đời của hệ thống console hiện tại của họ. Điều này đã cho phép họ tiết kiệm tiền phát triển một hệ thống hoàn toàn mới trong khi giúp thúc đẩy doanh bố bán hàng nhờ sự hứng thú của khách hàng với mẫu thiết kế mới. Về cơ bản, hệ thống mới mỏng hơn kia sẽ vẫn giống gần như 100% với bản nguyên mẫu, nhưng kể cả có là thế thì ta vẫn sẽ cảm thấy khó chịu khi mua một máy console ngay trước khi một mẫu mới được công bố.
2. Cập nhật là cập nhật
Bạn đi về nhà từ chỗ làm trong trạng thái mệt mỏi hoặc bực bội và đang háo hức được bước vào thế giới ảo để xả stress theo ý muốn. Bạn bật hệ thống console và vào game… chỉ để được chào đón bởi một thông báo rằng bạn không thể chơi game cho tới khi nào đã tải và cài đặt xong phiên bản cập nhật khổng lồ mới nhất (chuyện này sẽ mất đến vài giờ đồng hồ nếu internet chậm).
Video đang HOT
Nhìn chung, các bản cập nhật là cần thiết và tốt thôi, bởi game thời nay có dung lượng lớn và vô cùng phức tạp. Thời xưa, nếu một tựa game có tồn tại lỗi nặng, người chơi cùng lắm là tránh cái chỗ lỗi ra và vẫn có thể chơi phá đảo một cách bình thường, nhưng game thời nay khó có thể làm vậy. Giờ đây, các nhà sản xuất có thể gửi các bản vá lỗi và cập nhật liên tục, thậm chí tăng cường nội dung gameplay thông qua internet một cách dễ dàng. Nhưng dù sao, game nào cũng có tính năng cho phép cập nhật sau thì có phải tốt hơn không.
3. Khi họ “nerf” nhân vật/ vũ khí/ kỹ năng ưa thích của bạn
Các game online mang tính đối kháng cáo có thể mang tới hàng trăm, hàng nghìn giờ chơi lí thú cho người chơi. Chắc chắn, mỗi người chơi đều sẽ “phải lòng” một nhân vật, một món vũ khí hay một kỹ năng nào đó để giúp họ thành công trong mỗi trận chiến đấu. Nhưng ngày nay, các nhà phát triển có thể liên tục tăng cường và thay đổi dữ liệu của game online, đưa ra những điều chỉnh để khiến mọi thứ trở nên cân bằng hơn. Nếu họ quyết định một vũ khí nào đó là quá mạnh, họ sẽ có thay đổi để nó trở nên bình thường hơn.
4. Mất dữ liệu lưu trữ
Khi chơi game, một trong những điều khiến ta điên đầu nhất chính là chuyện mất dữ liệu lưu trữ, hoặc tệ hơn là quên không lưu lại hoặc điểm ghi nhớ gần nhất có khoảng cách quá xa. Điều này có thể trở nên cực kỳ khó chịu khi bạn vừa hoàn thành một phần chơi siêu thử thách nào đó và giờ đây bạn phải thực hiện lại từ đầu, phí hoài công sức bỏ ra suốt mấy giờ qua.
May mắn thay, tình trạng này không thực sự gây bực bội ở thời nay nữa hoặc ít nhất là cũng ít bực hơn ở thời xưa nhiều. Trong quá khứ, nếu bạn quên không lưu game và rồi chết hoặc tắt máy, bạn có thể mất hết cả một buổi ngồi chơi. Giờ đây, gần như tất cả game đều có một cơ chế tự động lưu trữ nào đó, và sự bố trí các điểm ghi nhớ cũng dễ thở hơn nhiều.
5. Khi bạn hết pin
Trong khi tay điều khiển của PlayStation 4 có lấy sẵn pin tự sạc, tay điều khiển của Xbox One lại không hề có. Bạn có thể chi thêm tiền để mua một bộ sạc pin, nhưng hầu hết mọi người đều lựa chọn phương pháp tích trữ cả mấy hộp pin AA để sử dụng dần dần. Tuy nhiên nhiều đến đâu cũng sẽ có lúc hết, và bạn sẽ rơi vào trạng thái uất ức khi hết pin giữa đêm khuya, đang ngay giữa khi chiến đấu ác liệt với Boss nữa chứ. Tệ nhất là bạn không có ai để oán trách ngoài bản thân mình cả!
Có thể bạn không tin nhưng Việt Nam là nước có nhiều "gamer già trâu" nhất thế giới
Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ người trưởng thành chơi game (tuổi từ 18 đén 64) cao nhất thế giới.
Ngày nay, trò chơi điện tử không chỉ phổ biến ở trẻ em. Trên khắp thế giới, hàng triệu người trưởng thành cũng chơi trò chơi điện tử qua các hệ máy console, PC và điện thoại di động. Và trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến cực kỳ phức tạp, việc chơi game ở nhà đã trở thành hoạt động giải trí phổ biến nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Theo một công bố mới đây của chuyên trang thông kê uy tín Statista Global Consumer Survey, Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ người trưởng thành chơi game (tuổi từ 18 đén 64) cao nhất thế giới. Kết quả này dựa trên một khảo sát online của tại 55 quốc gia khác nhau.
Cụ thể, cứ 100 người Việt được khảo sát thì có đến 94 người cho biết họ có chơi game (từ thường xuyên tới thỉnh thoảng). Nền tảng chơi game phổ biến nhất của người Việt hiện nay là mobile với 85%.
Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ người trưởng thành chơi game
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Các vị trí còn lại trong top đầu lần lượt thuộc về Nigeria, Philippines, Thái Lan, ndonesia, Colombia và Peru. Một điều khá đặc biệt đó là một quốc gia được coi như "thánh địa" của video game như Nhật Bản lại có tỷ lệ người trưởng thành chơi game cực thấp, chỉ khoảng 50%.
Xét về các nền tảng chơi game, mobile vẫn đang là xu hướng dẫn đầu thế giới hiện nay. Trong khi đó, các cỗ máy console lại được ưa chuộng tại Bắc Mỹ hay Mỹ Latinh. Với các nước Châu Âu, game thủ lại thích tác nghiệp trên những chiếc PC mạnh mẽ.
Có nên cấm trẻ chơi game? Dù lo ngại lý do bảo mật hay ảnh hưởng tới thị lực, tính cách của trẻ, cha mẹ cũng không nên cấm đoán mà nên giao tiếp hiệu quả, kết hợp với các giải pháp hài hoà để trẻ vẫn được chơi trò chơi điện tử. Ngày càng nhiều trẻ em sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác...