5 điều phải hỏi bác sĩ khi được kê kháng sinh
Uống kháng sinh khi bị bệnh là chuyện hết sức bình thường. Để thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần biết một số thông tin về loại thuốc mình uống.
Kháng sinh hiếm khi có tác dụng phụ nhưng bệnh nhân vẫn cần hỏi bác sĩ để sớm nhận ra khi không may mắc phải – Ảnh minh họa: Shutterstock
Trước khi uống, bệnh nhân cần hỏi bác sĩ một số điều sau:
Tại sao phải uống loại kháng sinh này?
Bệnh nhân nên hỏi để hiểu được lý do vì sao họ được kê kháng sinh, Reader’s Digest dẫn lời Norman Tomaka, người phát ngôn của Hiệp hội dược sĩ Mỹ.
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2011, khoảng 1/3 số trường hợp được kê kháng sinh ở Mỹ là không thực sự cần thiết, một nghiên cứu đăng trên chuyên san JAMA tiết lộ.
Lạm dụng kháng sinh có thể khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc. Do đó, để biết mình có thực sự cần uống kháng sinh hay không, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ để chọn phương thức trị bệnh tốt nhất.
Cần tránh những món gì?
Video đang HOT
Một số kháng sinh có thể phản ứng tiêu cực với những loại thực phẩm nhất định. Ví dụ, những món làm từ sữa sẽ làm giảm hiệu quả của tetracycline, một trong những loại kháng sinh trị nhiễm trùng phổ biến nhất.
Nguyên nhân là vì canxi trong sữa sẽ liên kết với kháng sinh khiến cơ thể khó hấp thụ tốt thuốc, các chuyên gia cho biết.
Làm gì khi quên uống 1 liều?
Về lý thuyết, những liều thuốc kháng sinh cần uống cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng trên thực tế, có không ít trường hợp người bệnh quên hoặc uống trễ.
Việc này không có gì đáng lo. Với một số loại kháng sinh, thuốc sẽ hoạt động tốt nhất nếu uống ngay khi nhận ra mình quên. Nhưng một số loại khác, bệnh nhân cần đợi đến cử tiếp theo hãy uống, theo Reader’s Digest.
Có tác dụng phụ không?
Tác dụng phụ khi uống kháng sinh hiếm khi xảy ra, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ bị tình trạng nay. Dù vậy, bệnh nhân cũng cần phải biết cơ thể sẽ thế nào khi những tác dụng phụ này xảy ra.
Khi bị tác dụng phụ, một số loại kháng sinh gây khó thở, số khác làm nổi mề đay. Vài loại kèm theo một số triệu chứng đặc trưng. Hãy hỏi bác sĩ hoặc tìm hiểu thông tin về loại kháng sinh mình uống.
Uống chung với một số loại khác có an toàn không?
Bác sĩ thường sẽ hỏi bệnh nhân đang uống những loại thuốc nào để khi kê kháng sinh, họ sẽ chọn loại không gây phản ứng khi dùng chung. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại không thể nhớ hết những loại thuốc họ uống, chẳng hạn như thuốc tránh thai, các loại thuốc không kê đơn hoặc viên bổ sung vitamin.
Ví dụ với trường hợp thuốc tránh thai, một số loại kháng sinh sẽ khiến thuốc hoạt động kém hiệu quả. Khi đó, phụ nữ cần lựa chọn phương pháp tránh thai khác, theo Reader’s Digest.
Theo Thanh niên
Kháng thuốc kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm
Liên hợp quốc (UN) cảnh báo ngày càng có nhiều loại thuốc kháng sinh mất khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. Điều này sẽ khiến thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng. Dự báo số người chết do kháng thuốc kháng sinh sẽ lên đến con số 10 triệu người vào năm 2050 nếu tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vẫn tiếp diễn. Hậu quả kinh tế của việc này được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.
UN cho biết các bác sĩ và nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh và chăn nuôi. Ảnh: UN
Theo thống kê, kháng kháng sinh đã cướp sinh mạng của 700.000 người trên thế giới hàng năm. Trong đó, trong đó có 230.000 trường hợp tử vong do kháng thuốc chữa bệnh lao. Các thủ tục trước đây được coi là thông thường như phẫu thuật thay khớp gối hay đẻ mổ sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, trong bối cảnh vi khuẩn kháng kháng sinh...
Nguyên nhân là do kháng sinh được sử dụng rộng rãi, kéo dài, tình trạng lạm dụng làm cho các loại vi rút thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc. Từ đó, thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng. Thật đáng buồn, vấn đề này bị phần lớn Chính phủ các nước phớt lờ.
Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị trở nên kém hiệu quả. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Trong bốn năm từ 2010 - 2014, mới chỉ có 4 loại kháng sinh mới được phát triển và đều ở trong các nhóm thuốc hiện có, trong khi đó khoảng thời gian từ năm 1980 - 1984, phát triển được 19 loại.
Theo tiến sĩ Haileyesus Getahun, Giám đốc nhóm điều phối của Liên hợp quốc về kháng kháng sinh khuyến cáo Chính phủ các nước cần nhận thức được mối nguy hiểm của vấn đề và có hành động kịp thời. Ông cũng kêu gọi các nước giàu giúp các quốc gia nghèo cải thiện hệ thống y tế và khuyến nghị thành lập hội đồng liên chính phủ mới, giống như hội thảo về biến đổi khí hậu, để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh. Ảnh: New York Times
Sau hai năm nghiên cứu, tiến sĩ Haileyesus Getahun cùng nhóm của mình đã đưa ra một báo cáo gồm các khuyến nghị như: Cấm sử dụng các loại kháng sinh quan trọng đối với gia súc, gia cầm trên toàn cầu nếu chưa cần thiết; hỗ trợ tài chính để các công ty dược phẩm phát triển các dạng thuốc kháng sinh đời mới; siết chặt việc bán thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ...
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi đó là vấn đề thiếu và ô nhiễm nguồn nước. Thiếu nước sạch cũng như hệ thống tiêu thoát nước còn lạc hậu khiến hàng triệu người tại các nước đang phát triển mắc bệnh. Nhiều người trong số họ quá nghèo để có khả năng đi khám. Thay vào đó, họ tự mua thuốc kháng sinh giá rẻ để chữa bệnh. Tuy nhiên, đôi khi họ vô tình mua phải thuốc giả. Đây là vấn nạn vẫn thường xảy ra tại châu Phi, là nguyên nhân của hàng triệu ca tử vong mỗi năm.
Việt Nam thuộc nhóm nước kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%.
Nguyên nhân chủ yếu, do người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh, dùng kháng sinh không đủ ngày, đủ liều... Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; dược sỹ tự bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không có đơn của bác sĩ cùng với những bất cập trong nhiễm trùng bệnh viện... cũng góp phần làm cho tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng.
Theo tuoitrethudo.com.vn
Nguy cơ bệnh sởi bùng phát vì... kháng thuốc Số ca mắc sởi ở Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2019 và tính đến nay đã có hơn 1.000 ca được ghi nhận. Với thực trạng này, các quan chức y tế cho biết, Mỹ có nguy cơ không còn là nước "đã xóa sổ" căn bệnh sởi. Vắc xin chưa phải là cứu cánh đối đầu với dịch bệnh trên con...