5 điều mà phụ nữ nào cũng muốn khi ở bên cạnh người ấy
Đôi khi, vì không nói cùng một loại ngôn ngữ mà chúng ta nhầm tưởng rằng người ấy không yêu mình, cả hai như sống trong hai hành tinh khác nhau.
Tiến sĩ Gary Chapman sau nhiều năm tư vấn hôn nhân – tình yêu cho vô số cặp vợ chồng đã rút ra kết luận có 5 loại ngôn ngữ mà mọi người thường dùng để giao tiếp, trao đổi những cảm xúc, yêu thương dành cho nhau. Thấu hiểu những kiểu thể hiện tình yêu khác nhau giữa chúng ta sẽ giúp bạn dễ dàng hòa hợp với một nửa yêu thương của mình.
Lời khích lệ khẳng định
Một cách để thể hiện tình cảm đơn giản mà hiệu quả còn hơn cả những món quà đắt tiền, đó chính là những lời nói mang tính xây dựng, khẳng định vị trí của người ấy trong lòng mình. Khen ngợi hoặc đánh giá cao những nỗ lực của đối phương là một cách thầm cảm ơn những điều tốt đẹp cả hai dành cho nhau.
“Anh thật bảnh trai trong bộ vest đó”
“Anh chưa bao giờ thấy cái váy nào có thể làm em trong lộng lẫy hơn cả”
“Em rất thích khi anh đón em tan sở”
Rất nhiều cặp đôi đã bỏ qua những lời khen khích lệ tinh thần nhau, trong mỗi người chúng ta ai cũng có nhu cầu được đánh giá cao, được trở nên đặc biệt với một người nào đó.
Khoảng thời gian “chất lượng”
Bằng cách dành cho nhau những khoảng thời gian riêng tư và có đầu tư một chút sẽ cho người ấy hiểu rằng, bạn thật quan trọng đối với họ. Hãy tắt các thiết bị điện tử làm phân tán tư tưởng của bạn, và thật sự ngồi ăn tối, cùng trò chuyện với nhau.
Thời gian là thứ hàng hóa quý giá. Chúng ta đều có nhu cầu dành thời gian cho những mối bận tâm riêng của mình. Vì thế, khi có thời gian dành cho người ấy, bạn hãy dành trọn vẹn nhất có thể. Vấn đề không phải là số lượng bao nhiêu ngày giờ bạn chăm lo cho nhau, mà là chất lượng của những cuộc trò chuyện ngắn cũng đủ kéo hai bạn xích gần nhau hơn.
Tặng quà và quà tặng
Hầu như các chủ đề về tình yêu luôn rêu rao yêu là phải cho đi. Nhưng một điều mọi người thường bỏ sót đó chính là cách chúng ta đón nhận quà tặng cũng như tình cảm của người khác như thế nào?
Cầm món quà trên tay, cho dù nó không có giá trị vật chất bao nhiêu, nhưng ít nhất người ấy cũng đã dành nhiều suy nghĩ, quan tâm cho bạn. Thái độ biết ơn của bạn chính là loại ngôn ngữ tình yêu rõ ràng nhất. Trong 5 loại ngôn ngữ tình yêu, đây là điều dễ học nhất. Nếu người ấy của bạn quan niệm quà tặng chính là cách thể hiện tình yêu nhiều nhất, bạn sẽ trở thành người tặng quà thành thạo và sáng tạo nhất.
Hành động chia sẻ
Video đang HOT
Hành động luôn có giá trị gấp nhiều lần so với lời nói suông. Đối với một số cô nàng lí trí, những lời tán tỉnh ngọt ngào dường như không có giá trị. Điều cô nàng mong đợi hơn cả có thể là bạn sẽ phụ giúp cô ấy rửa chén, đem xe đi sửa giúp cô ấy, đưa đón con đi học… những công việc không tên mà các bà nội trợ làm hoài không hết. Cô ấy hẳn đang nghĩ bạn là người đàn ông tuyệt vời nhất quả đất vì biết thông cảm cho những gánh nặng của cô ấy.
Điều cô ấy mong chờ không nhất thiết là tiền lương hàng tháng của bạn, mà chỉ đơn giản là những hành động nhỏ nhặt nhưng rất ý nghĩa với nàng.
Những va chạm đầy cảm xúc
Những nghiên cứu khoa học cho thấy, những em bé được âu yếm, vuốt ve hoặc được hôn sẽ có đời sống cảm xúc khỏe mạnh hơn những bé không được cưng nựng khác.
Va chạm thể xác là cách mạnh mẽ nhất để giao tiếp hay thể hiện tình cảm với đối phương. Nắm tay, ôm hôn, âu yếm hay “yêu” nhau thường xuyên giúp cho tình cảm cũng như hôn nhân của bạn vững chắc hơn. Đối với một số người, những va chạm đầy cảm xúc này chính là ngôn ngữ chính của họ, nên họ đặc biệt khó khăn hoặc không thể yêu xa. Họ không thể chịu đựng nếu thiếu vắng những cái nắm tay, nụ hôn tạm biệt, vòng tay ấm áp từ phía sau. Vậy nên, khi bạn có thể làm điều đó, hãy làm nó thường xuyên để thể hiện tình cảm của mình với người ấy.
Kết
Mỗi người sẽ có những đặc trưng ngôn ngữ tình yêu khác nhau, có người thích những lời ngọt ngào, có người thích những món quà tỉ mỉ ý nghĩa, những khoảng thời gian tạo nên kỉ niệm, những hành động quan tâm, hay những pha va chạm nồng cháy. Nếu bạn có thể thực hiện cả 5 loại ngôn ngữ tình yêu trên đây thì quá tốt. Nếu không, bạn có thể thử khám phá xem người ấy của mình thuộc tuýp người có xu hướng ngôn ngữ tình yêu nào ở trên.
Yêu thương chỉ đơn giản là bạn chịu quan sát một tí, chịu thay đổi vì nhau một tí, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi thể hiện tình cảm cũng như hiểu được tình cảm của người ấy dành cho mình.
Theo Phununewws
Đừng kết hôn nếu bạn chưa trả lời 13 câu hỏi sau
Bạn chuẩn bị kết hôn, hoặc đang có kế hoạch kết hôn trong tương lai? Hãy tự hỏi mình 13 số câu hỏi này trước khi quyết định gật đầu với đám cưới.
Hôn nhân là một cuộc phiêu lưu có thể rất tuyệt vời hoặc có thể ngược lại vì thế bạn cần phải có thời gian để chuẩn bị càng nhiều càng tốt. Trước khi quyết định gắn bó cuộc đời của mình với một người khác, hãy tự trả lời 13 câu hỏi dưới đây:
1. Bạn có thấy bị hấp dẫn cả về tính cách và ngoại hình của cô ấy/ anh ấy không?
Để đưa ra quyết định kết hôn với một người nào đó, không nên chỉ dựa vào ngoại hình đẹp đẽ bên ngoài. Tuy nhiên, vì chắc chắn bạn cũng đã từng gặp và giao tiếp với những người có bề ngoài ưa nhìn nên hãy chắc chắn rằng bạn cũng bị lôi cuốn bởi bề ngoài của cô ấy/ anh ấy. Nếu không, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thất vọng với ngoại hình của bạn đời của mình và điều này sẽ dẫn tới các vấn đề khác.
2. Bạn có sẵn sàng cam kết sẽ sống đến già với anh ấy/ cô ấy không?
Cam kết sẽ dành phần còn lại của cuộc đời của mình với một ai đó không phải là một quyết định dễ dàng, vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị cho cam kết lâu dài này. Hai bạn sẽ cùng trưởng thành và già đi, cùng thay đổi rất nhiều so với lúc bắt đầu kết hôn. Và một khi bạn có thể cam kết rằng mình muốn sống trọn đời với anh ấy/ cô ấy sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Bạn có sẵn sàng già đi bên người ấy của mình?
3. Khi bạn tranh cãi với anh ấy/ cô ấy, điều gì xảy ra?
Liệu kết quả các cuộc tranh cãi luôn kết thúc theo cách của bạn? Các cuộc cãi cọ, xung đột chắc chắn sẽ xảy ra cùng với hôn nhân. Bạn sẽ phải học cách thỏa hiệp, đồng ý với những vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Và bạn cũng phải học một điều rằng, thay vì luôn luôn theo cách bạn muốn, kết thúc theo cách "hai bạn" muốn sẽ đảm bảo cho bạn có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
4. Bạn có thành thật và đáng tin cậy với anh ấy/ cô ấy không?
Câu hỏi này có liên quan đến câu hỏi thứ 3 ở trên. Nếu bạn không thể thành thật với anh ấy/ cô ấy thì đừng nên cưới họ. Tương lai cuộc hôn nhân của hai bạn không hề sáng sủa.
5. Hai bạn có chung kế hoạch dài hạn, lối sống, gia đình, hôn nhân và mục đích cuộc sống không?
Hãy tưởng tượng kết hôn với một người thích đi phượt 3 tháng trong năm, trong khi bạn ghét đi du lịch, liệu bạn sẽ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc, và thú vị với người đó? Điều gì nếu bạn ghét bị lạnh còn anh ấy/ cô ấy lại không thể ngủ được nếu không bật điều hòa ở nhiệt độ thấp? Bạn có biết những gì bạn mong muốn trong cuộc sống, công việc và gia đình?
Bằng cách kết hôn với một người tức là bạn đồng ý giúp họ có cuộc sống trọn vẹn và đồng ý quan tâm đến những gì họ quan tâm. Bạn chắc chắn sẽ có vài điều khác biệt nhưng hãy để sự khác biệt của mình hài hòa với cả hai.
Càng có nhiều điểm chung về mục tiêu phấn đấu, những kế hoạch dài hạn, lối sống và cách nuôi dạy con cái, hai bạn càng dễ có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
6. Hai bạn có chia sẻ những niềm tin giống nhau không?
Chia sẻ niềm tin tín ngưỡng giúp hai bạn kết nối, phát triển và giúp đỡ nhau. Và khi có con, cũng sẽ dễ dàng dạy con về tôn giáo và đức tin mà không có sự xung đột giữa bố và mẹ.
7. Bạn có phải là người mà anh ấy/ cô ấy đã được tìm kiếm, và muốn kết hôn?
Nếu bạn không có những tiêu chuẩn mà anh ấy/ cô ấy nghĩ về bạn đời tương lai của mình thì hãy suy nghĩ thêm về quyết định kết hôn của mình. Hãy nhớ rằng, hôn nhân không dễ dàng vì thế hãy cưới người tìm kiếm bạn đời có tính cách giống như bạn. Bạn chắc rằng không muốn ai đó thay đổi mình hoặc bạn thay đổi người đó đúng không?
8. Nếu anh ấy/ cô ấy chẳng may bị tàn tật, bạn có vẫn muốn dành phần phần đời còn lại của mình bên cạnh họ không?
Câu hỏi này không phải dễ trả lời và cũng không phải sẽ luôn xảy ra. Nhưng cuộc sống là không thể đoán trước. Bạn có thể đi bộ dạo chơi ngày hôm nay, nhưng ngày mai đôi chân của bạn có thể vĩnh viễn mất đi trong một tai nạn giao thông. Bạn có sẵn sàng hỗ trợ và có mặt mãi mãi bên người yêu của mình nếu một việc như thế xảy ra?
Không chỉ là những phút giây vui vẻ trong tình yêu, hôn nhân còn là khi bạn sẵn sàng ở bên cạnh anh ấy, chia sẻ những giây phút khó khăn nhất trong cuộc đời.
9. Hai bạn đều muốn có con?
Nếu bạn muốn trong gia đình có tiếng cười của trẻ nhỏ còn người kia lại không hề thích trẻ con thì cả hai nên ngồi lại và thảo luận về cuộc hôn nhân tương lai và đưa ra kế hoạch tốt nhất dành cho cả hai.
10. Bạn có sẵn sàng đặt nhu cầu của anh ấy/ cô ấy lên trên mong muốn của bạn không?
Trong hôn nhân, cả hai phải cho và nhận, đặc biệt là trong những năm đầu của hôn nhân. Bạn sẽ phải chấp nhận một số điều chỉnh mà mong muốn của bạn phải lùi lại ở vị trí thứ hai nhường chỗ cho yêu cầu của anh ấy/ cô ấy. Bạn đã sẵn sàng cho điều đó? Có thể bạn sẽ phải ngừng giấc mơ mua xe hoặc mua nhà để họ có tiền học thạc sĩ ở nước ngoài. Nếu bạn chấp nhận một số hy sinh thì lúc này mới nên nghĩ đến việc kết hôn.
11. Bạn có thể là một thành viên tuyệt vời của nhóm hai người không?
Bạn sẽ không phải một mình quyết định các vấn đề liên quan đến nhà cửa, gia đình, hôn nhân và cuộc sống nên nếu bạn không thể làm việc nhóm tốt hay ghét phải cùng ai đó quyết định vấn đề gì thì đừng nên nghĩ đến việc kết hôn. Có rất nhiều điều trong gia đình mà hai bạn sẽ phải cùng đối mặt hàng ngày chứ không phải chỉ một lần một tháng. Hôn nhân thực chất là làm việc theo nhóm hai người. Và nếu bạn không thể trở thành một thành viên tích cực, bạn sẽ không đạt được bất cứ điều gì tốt đẹp.
Hôn nhân đòi hỏi sự nỗ lực làm việc của cả hai bên, nếu bạn đã sẵn sàng trở thành một thành viên của nhóm hai người, bạn đã có thể kết hôn.
12. Bạn có tự hào về bạn đời tương lai của mình không?
Khi anh ấy/ cô ấy đạt được một thành tựu, những tiến bộ trong mục tiêu đặt ra bạn nên tự hào về điều đó và không ngại biểu lộ niềm tự hào của mình trước mặt bạn bè, gia đình và người thân của cả hai.
13. Bạn có sẵn sàng chấp nhận gia đình của anh ấy/ cô ấy và hỗ trợ họ khi cần không?
Bạn không chỉ kết hôn với người yêu của mình, bạn còn đang kết hôn với gia đình của anh ấy/ cô ấy. Sẽ có nhiều dịp như sinh nhật, đám cưới, ngày lễ, ngày giỗ mà bạn phải có mặt và cùng tham gia. Đấy là chưa nói đến việc bạn sẽ cùng chung sống với họ dưới một mái nhà. Và đôi khi, hai bạn cũng sẽ phải đóng góp tài chính cho các công việc chung của gia đình.
Trả lời 13 câu hỏi trên sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn và không vội vàng. Nếu bạn chưa sẵn sàng cam kết, vị tha, học hỏi và lao động chăm chỉ để cuộc hôn nhân của hai người hạnh phúc, lành mạnh và tồn tại mãi, thì kết hôn bây giờcó lẽ chưa phải là thời điểm thích hợp đối với bạn.
Theo Hữu Nguyên/Emdep
Con gái cần gì cho buổi hẹn hò đầu tiên? Trong lần hẹn hò đầu tiên, tâm lý của phái yếu luôn có một chút bồn chồn, phấn khởi và chờ mong. Chính vì vậy ấn tượng trong lần hẹn hò này thường ảnh hưởng rất lớn tới kết cục của một mối quan hệ. Trang phục Hãy thử so sánh quá trình chuẩn bị để có một diện mạo xinh đẹp trước...