5 điều không nên làm khi muốn bắt đầu 1 tình yêu mới
Khi bạn chưa thể xóa hết hình bóng của người cũ thì đừng nên vội vàng bắt đầu một mối quan hệ mới, nhất là chỉ vì cần người thay thế để lấp đầy sự cô đơn.
Không phải dễ dàng để có thể vượt qua đau khổ từ một cuộc tình đổ vỡ và bắt đầu mối quan hệ mới. Bạn có dám chắc rằng thất bại từ tình yêu cũ sẽ cho bạn kinh nghiệm để “yêu lần nữa” tốt hơn? Tránh những điều dưới đây để những tàn dư của mối tình quá khứ không làm ảnh hưởng tới khởi đầu mới đầy hứa hẹn của bạn nhé!
1. Yêu người mới khi chưa quên người cũ
Khi bạn chưa thể xóa hết hình bóng của người cũ thì đừng nên vội vàng bắt đầu một mối quan hệ mới, nhất là chỉ vì cần người thay thế để lấp đầy sự cô đơn. Trái tim bạn cần một quãng nghỉ để lành lặn sau những tổn thương từ đổ vỡ. Vương vấn quá khứ chỉ khiến bạn mãi nhốt mình trong kí ức đã không còn mà bỏ lỡ những giây phút hạnh phúc của tình yêu hiện tại. Điều đó thật bất công cho bạn và cả người ấy nữa. Hãy chắc chắn rằng trái tim bạn đã thực sự “hồi phục” để có thể yêu hết mình, tận hưởng trọn một tình yêu mới.
2. So sánh với tình cũ
Không có mối quan hệ nào là giống nhau để có thể đem ra so sánh hơn thua. Mỗi cuộc tình sẽ có những hương vị riêng biệt. Thói quen đem người cũ, người mới ra so sánh chỉ khiến bạn yêu trong sự bất an, không thỏa mãn. Nhiều người còn sẵn sàng nói thẳng với nửa kia, cho rằng đó là cách để anh/cô ấy thấy được điểm yếu của mình mà cố gắng khắc phục, sự thực chỉ khiến họ cảm thấy khó chịu, bị xem thường, cuộc tình mới cũng chẳng mấy chốc mà đổ vỡ.
3. Nói xấu người cũ với người mới
Hậu chia tay, hầu hết người trong cuộc đều muốn “xả” hết những tâm sự về người cũ. Hành động đó, dù là tốt hay xấu đều không có lợi cho mối tình mới của bạn. Sẽ ra saokhi tâm sự của bạn ít nhiều “động chạm” đến người mới, khiến chàng/nàng khó chịu. Hơn nữa, không ai muốn nửa kia của mình là người hay kêu ca, phàn nàn, đổ lỗi. Còn với chính bạn, thay vì bới móc những kí ức còn sót lại, hãy nhớ về quá khứ với những điều tốt đẹp, hay rút ra kinh nghiệm cho chuyện tình cảm sau này.
Video đang HOT
4. Chưa “xóa hết dấu vết” với người cũ
Bạn không nên bắt đầu một mối quan hệ mới khi trên Facebook vẫn còn tràn ngập ảnh tình tứ của bạn và ex, căn phòng vẫn lưu lại những kỉ vật tình yêu của hai người. Cuộc tình cũ không có gì sai trái, xấu xa để giấu giếm nhưng hãy xóa hết dấu vết có thể để đảm bảo chúng không còn gợi lên trong bạn những vết thương trong quá khứ và cũng để người ấy yên tâm rằng bạn không còn vương vấn mối tình cũ nữa.
5. Sợ đổ vỡ
Những đau khổ từ cuộc tình trước chắc chắn sẽ không khỏi khiến bạn cảm thấy bất an, dè dặt trước tình yêu mới. Bạn không dám mở lòng để yêu hết mình vì ám ảnh bởi quá khứ, sợ kết cục tan vỡ, sợ trái tim lại tổn thương thêm một lần nữa. Hãy nhớ yêu là chấp nhận mạo hiểm, những cay đắng, đau khổ của tình yêu là liều thuốc để bạn vượt qua chính mình. Và quan trọng hơn là, hãy tin rằng một tình yêu đích thực có thể đem đến hạnh phúc để chữa lành vết thương trong bạn. Vì thế, đừng ngại ngần mở rộng trái tim để đón nhận những yêu thương mới.
Theo Đất Việt
9 lời khuyên 'vàng ngọc' của các chuyên gia tâm lý cho những ai sắp ly hôn
Nhiều cặp vợ chồng sắp ly hôn đã vực dậy thành công cuộc hôn nhân của mình nhờ có những lời khuyên giá trị của các chuyên gia tâm lý.
ảnh minh họa
Ly hôn là điều không ai muốn. Ngay cả những cặp đôi có ý định ly dị, biết đâu đó trong thâm tâm họ vẫn muốn giữ gìn hạnh phúc tổ ấm. Đã có không ít cặp đôi sắp ly hôn đến gặp bác sĩ hay chuyên gia tâm lý đã cứu vớt được mối quan hệ của mình.
Hãy cùng lắng nghe một số lời khuyên 'thần kỳ' từ các bác sĩ tâm lý, thường dành những cặp vợ chồng đang trên bờ vực tan vỡ.
1. Hãy tự hỏi bản thân: Cuộc hôn nhân này còn có chút nào hy vọng?
Tập trung vào một chút hy vọng hiếm hoi, các cặp đôi sẽ có nền tảng để xây dựng lại mối quan hệ. Phần lớn các cặp vợ chồng có trạng thái mâu thuẫn, nửa muốn nửa không về chuyện ly hôn, nhưng họ thường mắc phải sai lầm tệ hại là xoáy vào điểm yếu của đối phương. Nếu bạn có thể nghĩ về những điểm tốt về cuộc hôn nhân cũng như người chồng/vợ của mình, bạn sẽ có động lực để cải thiện mối quan hệ.
2. Ghi nhớ rằng điều này có thể chỉ là một trải nghiệm khó khăn
Khủng hoảng hôn nhân thường biến đổi qua lại giữa 2 mong muốn tan hay hợp trong 1-2 năm. Các cặp vợ chồng sẽ cần thời gian cho cuộc khủng hoảng rơi vào trạng thái ổn định, để đôi bên có thể xác định mong muốn thực sự của mình về cuộc hôn nhân và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
3. Hãy thử gần gũi với chồng/vợ mình lần nữa
Với một mối quan hệ đang trên bờ vực tan vỡ, chắc hẳn những người trong cuộc không hề muốn gần gũi hay thủ thỉ những điều ngọt ngào bên nhau như thuở nào. Tuy nhiên bạn hãy thử tìm cách làm điều đó.
Cuộc hôn nhân của bạn vốn được xây dựng trên nền tảng cảm xúc và tình yêu, bạn có thể quay trở về thời điểm bắt đầu của mối quan hệ một cách tự nhiên nhất như gửi những tin nhắn ngây ngô giống ngày nào hay tặng hoa cho người ấy. Đối phương có thể không quen hoặc cho rằng điều đó có vấn đề, nhưng người đó sẽ trân trọng những cử chỉ ngọt ngào như thế.
4. Bạn nên biết rằng xung đột thường mở đường cho điều tốt đẹp hơn
Các vấn đề trong hôn nhân không đồng nghĩa với sự tan vỡ. Phát sinh xung đột cho thấy dấu hiệu của sự phát triển lên một tầm cao mới. Gần như tất cả các mối quan hệ đều đi từ sự lãng mạn cho đến tranh giành quyền lực. Trong giai đoạn biến đổi đó, chúng ta thường có khuynh hướng phòng ngự và bảo vệ bản thân.
Cũng từ đó mà ta bắt đầu đổ hết mọi lỗi lầm lên đầu đối phương, khiến họ nảy sinh phản ứng tiêu cực, thường là rút lui hoặc 'tấn công' trở lại, để rồi kết quả là một bên hoặc cả hai cảm thấy tuyệt vọng với tình yêu của mình. Tuy nhiên với sự giao tiếp đúng mực và hợp lẽ, bạn có thể gặt hái được điều tốt đẹp từ chính cuộc xung đột của mình.
5. Hỏi đối phương lý do níu kéo cuộc hôn nhân
Mong muốn hàn gắn mối quan hệ là yếu tố quan trọng nhất để cứu vớt một cuộc hôn nhân. Nếu cả hai vợ chồng thực sự muốn làm lành thì họ hoàn toàn có thể biến điều đó thành sự thật. Để làm được điều đó, bạn nên chủ động tìm lý do níu kéo từ chính bản thân mình trước tiên. Hãy dành thời gian để xem xét lại cuộc hôn nhân của mình, từ phía đối phương, con cái cho đến nhiều yếu tố khác để nhận ra những điều tốt đẹp nhất.
6. Nhận ra rằng có người mới chưa chắc đã tốt hơn
Bạn có thể bắt đầu lại với ai đó nhưng rồi một vòng tròn sẽ lại lặp lại như thế. Thay vào đó, bạn nên cố gắng cho cuộc hôn nhân hiện tại của mình và chỉ ly hôn khi đã không thể làm được gì.
7. Tập trung vào những điều bạn có thể thay đổi trong cuộc hôn nhân
Nhiều đôi vợ chồng đến gặp bác sĩ tâm lý thường mang theo một danh sách dài về những điều không mong muốn ở đối phương. Họ quên mất rằng mình không có khả năng kiểm soát những việc ấy mà đối phương mới là người quyết định. Từ đó họ phát sinh cáu giận và làm bản thân thêm buồn bực.
Thay vì làm thế, họ chỉ cần tập trung sửa đổi những việc thuộc khả năng kiểm soát của mình, ví dụ như ít xem ti vi để tránh làm phiền đối phương thay vì ép buộc người còn lại nói ít hơn để không làm mình khó chịu. Dần dần, tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn và góp phần cải thiện mối quan hệ đáng kể.
Theo Emdep
Chia tay cuộc tình 10 năm để đến với người mới, chẳng có gì sai... Tình yêu không nuôi sống ta, cũng không khiến ta chết đi được, chuyện gì rồi cũng sẽ qua, không nên lừa dối mình, lừa dối người. Dạo gần đây, có nhiều cặp đôi yêu nhau 9, 10 năm thậm chí hơn vẫn có thể chia tay. Đùng một phát yêu hoặc kết hôn với người mới ngay lập tức. Như thế, có...