5 điều đáng ngẫm tại LHP Cannes 2012
Liên hoan phim khép lại với những điều “đẹp – chưa đẹp” khiến nhiều người suy ngẫm.
Trò khoe thân trên thảm đỏ
Xuất hiện trên thảm đỏ LHP danh giá đứng thứ hai trên thế giới, hẳn là một điều vinh dự không phải diễn viên thế giới nào cũng có được. Chỉ những ngôi sao nhận được giấy mời, được đón bằng xe riêng của ban tổ chức mới được xuất hiện trên thảm đỏ, trong một phạm vi không gian được dành riêng cho hàng trăm nhiếp ảnh gia, phóng viên tới từ các quốc gia trên thế giới. Họ phải tuân thủ theo quy định trang phục khi bước trên thảm đỏ nhưng thật hiếm một LHP nào lại vắng những trò khoe thân lộ liễu, lố bịch của một vài ngôi sao nữ (và cả nam).
Những tưởng chỉ có những sao không “nổi” mới chuộng kiểu PR bằng cách khoe thân trên thảm đỏ. Nhưng ngay cả những tên tuổi đình đám như Kristen Stewart (series phim Chạng vạng), nữ ca sỹ Janet Jackson, Heidi Klum, Kelly Brook… cũng bị chê bai vì kiểu cách ăn mặc cố tình khoe vòng một.
Thậm chí, nữ diễn viên Suzanne Clement – người nhận được giải nữ diễn viên xuất sắc nhất trong hạng mục Un Certain Regard (Một cách nhìn) (dành cho phim thể nghiệm xu hướng mới, ý tưởng mới), đã điềm nhiên để rông vòng một, không một miếng dán nhũ hoa, khi đi họp báo ra mắt phim tại Cannes.
Suzanne Clement để rông vòng một trong buổi họp báo ra mắt phim Laurence Anyways
Đương nhiên, với cách ăn mặc như vậy, họ thu hút sự chú ý của hàng trăm những tay phó nháy và trở thành nhân vật chính trong các tít báo đăng tải trên giấy và trên mạng. Chính cái cách bị chỉ trích lại khiến công chúng nhớ tới tên của họ nhiều hơn. Điều đó khiến cho chiêu trò PR tên tuổi bằng cách khoe thân, khoe ngực trên thảm đỏ Cannes nói riêng và các LHP khác nói chung vẫn và sẽ tiếp tục được nhiều ngôi sao lạm dụng.
Nhưng, xin các người đẹp hãy nhớ tới những bài học đắt giá trước đó, điển hình là cố diễn viên Simone Silva đã từng mắc phải vào năm 1954. Chính cách chụp hình để hai bàn tay của bạn diễn nam che ngực trần cho mình đã khiến Simone bị lên án cực độ, khiến sự nghiệp của cô bị tan vỡ, đồng thời ba năm sau đó cô tự sát.
Hình ảnh cố diễn viên Simone Silva năm 1954
Cảnh “ nóng” chẳng là gì
Video đang HOT
Không khó để điểm mặt một số bộ phim tranh giải tại Cannes năm nay chứa đựng nhiều cảnh nóng trực diện. Bộ phim Paradise: Love (Thiên đường: Tình yêu) kể về câu chuyện một phụ nữ 50 tuổi bị chồng cưỡng bức tình dục đã quyết định đi du lịch để tìm kiếm chuyện tình lãng mạn với thanh niên địa phương nhưng sau đó gần như lợi dụng chính họ. Trong phim, nữ diễn viên Margarethe Tiesel đã phải nhiều lần khỏa thân để diễn cảnh quan hệ.
Bộ phim On the road từng được đánh giá là ứng cử viên nặng ký, vì được xây dựng trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Jack Kerouac và sự góp mặt của người đẹp Chạng vạng Kristen Stewart. Người xem không ít lần chứng kiến cảnh cô và hai người bạn nam giới khỏa thân trên chuyến du lịch tự do đi xuyên nước Mỹ.
Hay những cảnh nóng trần trụi của bộ phim Hàn Quốc The Taste of Money ( Mùi vị của đồng tiền) giữa nam diễn viên lớn tuổi và một nữ diễn viên mới đôi mươi dễ khiến người ta thấy đỏ mặt.
Cảnh trong phim On the road
Vậy nhưng, những cảnh “nóng” trong những bộ phim kể trên không hề mang tính thuyết phục đối với Hội đồng ban giám khảo Cannes. Thậm chí, bộ phim nhận được nhiều kỳ vọng của điện ảnh Hàn là The Taste of Money dù ngập tràn cảnh phòng the cũng phải “đội sổ” bảng xếp hạng 22 bộ phim tranh giải.
Thảm đỏ thành “chợ thương mại”
Những câu chuyện rùm beng về việc giới truyền thông phải trả tiền để phỏng vấn ngôi sao tại Cannes năm nay cũng như sự xuất hiện của nhiều diễn viên với tư cách người mẫu đại diện của một thương hiệu nào đó đã khiến thảm đỏ của Cannes trở thành “chợ thương mại”.
Nhà phân phối Alliance thẳng thừng đưa ra mức giá, muốn phỏng vấn Bradd Pitt phải trả 3.190 đô, còn với Kristen Stewart là hơn 1.000 đô” khiến nhiều phóng viên bất bình. Không chỉ báo giới lên tiếng về chính sách kinh tế hóa này, các nghệ sỹ cũng cảm thấy đó là một việc làm không thể chấp nhận. Đạo diễn Michael Moore cũng từng bất bình: “Tôi mà phát hiện một nhà phân phối nào đòi tiền phóng viên thì họ sẽ không bao giờ được phân phối phim của tôi nữa”.
Nữ diễn viên Kim Yun Jin (Hàn Quốc) nhận lời mời tới Cannes với tư cách người mẫu của một nhãn hiệu, không bởi một bộ phim điện ảnh nào
Bên cạnh đó, việc thảm đỏ Cannes biến thành sân PR cho nhiều thương hiệu cũng khiến nhiều công chúng thấy buồn. Dẫu việc được chứng kiến những ngôi sao sáng giá sải bước trong một kỳ LHP quốc tế là điều thực sự vui mừng nhưng họ lại tới chẳng vì một bộ phim điện ảnh, chỉ đơn giản vì họ là đại diện cho một nhãn hiệu, họ trở thành những “nhân viên cấp cao” đi tiếp thị tại nước ngoài.
Chủ nghĩa nhân văn sống mãi với thời gian
Giải thưởng cao quý nhất Cành cọ vàng được trao cho bộ phim tâm lý tình cảm Amour (Love) chính là minh chứng cho sự thăng hoa của chủ nghĩa nhân văn tại Cannes năm nay.
Không phải là một bộ phim có vốn đầu tư khủng với những cảnh quay hoành tráng, hành động quyết liệt hay những cảnh “nóng” rực người, phim chỉ đơn giản đưa người xem tới với những cảm xúc yêu thương đáng trân trọng nhất trong cuộc đời của con người, nhất là khi ở tuổi xế chiều.
Đôi vợ chồng già Anne đã cùng nhau phải đối mặt với sự xa lìa đang cận kề vì cái chết và cùng nhau vượt qua bằng tình yêu đã chạm tới những cung bậc cảm xúc giàu tính nhân văn – điều thực sự cần trong cuộc sống xô bồ hiện tại.
“Amour” đề cao tính nhân văn, đã chạm tới những cảm xúc sâu sắc cần có trong cuộc sống xô bồ hiện tại
Cannes năm nay còn cho công chúng một suy nghĩ sâu sắc: hãy mở rộng đôi bàn tay để đón nhận những con người đã biết hối hận vì lỗi lầm trong quá khứ. Đó là điều mà chúng ta cảm nhận được về sự lựa chọn diễn viên chính cho tác phẩm Reality của đạo diễn Matteo Garrone – bộ phim đã giành giải The Grand Prix (giải thưởng lớn, sau giải Cành cọ vàng).
Aniello Arena phải ngồi tù vì tội giết người. Trong thời gian ở tù, ông đã có hơn 10 năm làm việc cho nhà hát trong tù nhưng đạo diễn Matteo là người đầu tiên tiếp nhận ông là diễn viên nam chính cho bộ phim điện ảnh của mình. Một tù nhân vẫn còn thể trở thành diễn viên chính của một tác phẩm nghệ thuật thứ 7 và những xúc cảm cảm động và hài hước mà người tù này mang tới cho công chúng yêu điện ảnh thật đáng trân trọng.
Người tù Aniello Arena tham gia vai nam chính trong bộ phim đoạt giải The Grand Prix của LHP
Sao Việt đến với Cannes
Dàn sao Việt tham gia Cannes năm nay
Năm thứ ba các ngôi sao Việt sải bước trên thảm đỏ Cannes nhưng năm nay, lại một điểm nhạt nhòa của dàn sao Việt. Huy Khánh, Trang Nhung, Ngọc Diệp, đạo diễn Ngô Quang Hải… đều là những cái tên nổi bật trong làng giải trí Việt nhưng họ chỉ tới với tư cách là khách mời của một nhãn hiệu làm công tác chuẩn bị của LHP.
Dù đã diện cho mình những bộ trang phục thật lộng lẫy nhưng các ngôi sao nữ vẫn bị chê, bị đem ra so sánh với những mỹ nhân Hollywood hay Trung Hoa. Nhưng điều mà công chúng nước nhà quan tâm và hy vọng nhất vẫn là sự mong chờ một ngày phim Việt, sao Việt được xướng danh trong lễ trao giải Cannes. Mong rằng ngày đó sẽ không còn xa.
Theo VNN
Cannes 2012 công bố những giải thưởng đầu tiên
LHP Cannes 2012 vừa công bố người chiến thắng năm nay cho hạng mục "Un Certain Regard" (Một cách nhìn) là đạo diễn Mexico Michel Franco với bộ phim "After Lucia" (Phía sau Lucia).
Ban giám khảo cho giải Un Certain Regard năm nay bao gồm Tim Roth (đạo diễn, diễn viên người Anh), Leïla Bekhti (diễn viên), Sylvie Pras (giám đốc nghệ sĩ LHP La Rochelle), Tonie Marshall (đạo diễn, nhà sản xuất) và Luciano Monteagudo (nhà phê bình Argentina).
After Lucia - bộ phim đoạt giải năm nay - kể về cô gái Alejandra và cha của cô là Roberto di chuyển đến sống ở một thị trấn mới. Cô đến trường học mới còn cha cô có một công việc làm mới. Nhiều điều ẩn khuất phía sau mối quan hệ đã xảy ra sau sự thay đổi này. Bộ phim phản ánh một vấn đề nhức nhối ở Mexico: tình trạng bạo lực. Các diễn viên tham gia bộ phim gồm: Tessa Ia, Hernan Mendoza, Gonzalo Vega Sisto, Tamara Yazbek Bernal...
Đạo diễn Michel Franco và hai diễn viên Hernan Mendoza, Tessa La Gonzales và tại Cannes 2012. Ảnh: AP.
Năm 2009, đạo diễn Mexico Michel Franco từng mang đến LHP Cannes bộ phim đầu tay Daniel & Ana.
Giải thưởng Un Certain Regard dành cho phim thể nghiệm theo xu hướng mới, ý tưởng mới. Năm nay có 20 phim từ 17 quốc gia trên thế giới được tham gia. Có bốn phim là sản phẩm đầu tay của các đạo diễn trẻ. Chủ tịch BGK Un Certain Regard Tim Roth đánh giá những phim tham gia năm nay có chất lượng cao "không thể tin được".
Giải đặc biệt khác của ban giám khảo còn trao cho bộ phim nước chủ nhà Pháp Le Grand Soir (Buổi tối tuyệt vời - đồng đạo diễn Benoît Delepine and Gustave Kervern). Một giải dành cho bộ phim có "màu sắc độc đáo" trao cho bộ phim xuất xứ từ Bosnia Djeca (Trẻ em ở Sarajevo - đạo diễn Aida Begic).
Giải diễn viên nữ xuất sắc thuộc về Suzanne Clement qua vai diễn trong Laurence Anyways (đạo diễn bởi Xavier Dolan) và Emilie Dequenne qua vai diễn trong À perdre la raison (tạm dịch: Đánh mất lý do, đạo diễn Joachim Lafosse).
Giải Cành Cọ Vàng của LHP Cannes sẽ được công bố vào tối chủ nhật 27 - 5. Hai bộ phim được công chúng yêu thích sẽ đoạt giải là Tình yêu (đạo diễn Michael Haneke) và Beyond the Hills (Christian Mungiu).
Theo TTO
Phim chuyển thể từ văn học gây ấn tượng tại Cannes 2012 Rất có thể Cành Cọ Vàng năm nay sẽ thuộc về phim chuyển thể do khá nhiều ứng viên là từ tác phẩm văn học mà ra. Trong lịch sử vinh danh của Cannes từ Federico Fellini, Michelangelo Antonioni cho đến Jane Campion và Andrea Arnold đều theo truyền thống tác giả kịch bản-đạo diễn. Khi bước sang thập kỷ mới, chỉ mới...