5 điều đặc biệt ở “I Am Not Okay With This” – series cho teen cực đáng xem của Netflix
Với điểm Rotten Tomatoes lên đến 89%, “I Am Not Okay With This” là một bộ phim rất đáng xem.
(Cảnh báo: Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim)
I Am Not Okay With This ( Thật Không Thể Chịu Nổi) là series do ekip Stranger Things ( Cậu Bé Mất Tích) và nhà sáng tạo/đạo diễn của The End of the F***ing World ( Hành Trình Chết Tiệt) sản xuất. Chính vì vậy, ngay từ khi xuất hiện trên Netflix, phim đã nhận được sự chú ý rất lớn từ công chúng trên toàn thế giới. Đây thực sự là một series khá thú vị với những ai đang tìm kiếm một bộ phim về tuổi trưởng thành.
I Am Not Okay With This bóc trần mối quan hệ giữa bóng ma và nữ chính, giả thuyết về kẻ ác nhân giấu mặt?
1. Nhân vật chính dễ đồng cảm
Một số bộ phim tuổi teen chỉ xoay quanh việc làm thế nào để trở nên xinh đẹp, nổi tiếng, cuốn hút hot boy ở trường học, nhưng I Am Not Okay With This không như vậy. Phim theo chân một cô gái bình thường 15 tuổi tên Sydney. Syd chịu đựng mất mát lớn khi người bố đột ngột qua đời, cộng thêm những biến đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì khiến cô nàng càng thêm khép mình.
Những cảm xúc ở Syd đều rất tự nhiên và dễ đồng cảm, như việc không hòa hợp được với phụ huynh khó tính, khó chịu khi bạn thân nhất bỏ mình theo một gã trai tồi, che giấu suy nghĩ thật vì sợ người khác nghĩ mình kì dị… Chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy mình, dù ít thì nhiều ở Syd. Nhờ vậy dù phim không quá “drama”, khán giả vẫn thấy cuốn hút nhờ chiều sâu của nhân vật.
2. Yếu tố siêu nhiên kích thích tò mò
Những bộ phim về năng lực siêu nhiên luôn hấp dẫn khán giả trẻ, và I Am Not Okay With This cũng vậy. Cuộc đời Syd thay đổi khi cô nàng phát hiện ra mình có khả năng ngoại cảm. Cô có thể điều khiển đồ vật bằng ý nghĩ, làm nổ tung cả một bức tường, thậm chí là khiến ai đó đau đớn mà không cần chạm vào họ.
Nói đơn giản, Syd giống như một Eleven của I Am Not Okay With This. Tuy nhiên, nhà sản xuất không quá sa đà vào câu chuyện siêu nhiên. Xin nhắc lại, I Am Not Okay With This vẫn là một bộ phim về tuổi trưởng thành. Sự bất thường trong cơ thể càng khiến Syd hoang mang và cũng như mọi khó khăn khác của cuộc đời, Syd phải học cách chế ngự nó.
3. Cách kể chuyện tự sự độc đáo
Giống như The End of the F***ing World, sự việc trong I Am Not Okay With This được kể theo góc nhìn của nhân vật chính, chèn thêm rất nhiều lời tự thoại, bình phẩm. Nhờ vậy, người xem hiểu rất sâu về thế giới nội tâm của nhân vật. Đôi khi những lời tự sự này khiến bạn bật cười, như: “Nhật kí thân mến, khỉ gió nhà mày” ở đầu phim, nhưng đôi khi lại khiến bạn thấy buồn.
4. Tình bạn của Syd và Stanley
Khác với những bộ phim thông thường, Stanley không phải là một anh chàng cao ráo, điển trai, học giỏi mà Syd thầm crush. Stanley giống như một tri kỉ mà Syd có thể an tâm thổ lộ bất cứ điều gì, lại như một người thầy, người hướng dẫn giúp cô nàng vượt qua rắc rối. Cả hai đều là những người bị xã hội ruồng bỏ, cả hai đều có cuộc sống gia đình rắc rối, và cả hai đều cô đơn. Không rõ trong phần tiếp theo, nhà sản xuất có định để Syd tiến tới với Stanley hay không, nhưng mối quan hệ hiện tại của họ đã đủ sâu sắc rồi!
5. Lồng ghép những vấn đề xã hội
Không mang dáng vóc của một bộ phim chính luận nghiêm túc nhưng I Am Not Okay With This đề cập đến khá nhiều vấn đề trong cuộc sống. Gia đình Syd thuộc tầng lớp lao động, cô nàng luôn phải lãnh trách nhiệm chăm sóc em nhỏ cho mẹ đi làm phục vụ ở quán ăn.
Cô nàng từng tâm sự trong nhật kí: “Chắc như trò chơi xổ số thôi. Vài đứa trúng số độc đắc ngay từ khi mới sinh ra. Những người còn lại ngẩn ngơ với đống thẻ đã cào, nắp chai với mấy thứ vứt đi”. Bố Stanley là một lái xe đường dài, xa nhà 25 ngày/tháng và không bao giờ quan tâm đến con cái. Đây được xem là một bước tiến lớn trong các series tuổi teen Netflix, thường chỉ đề cập đến tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu.
Trailer I Am Not Okay With This (Thật Không Thể Chịu Nổi)
I Am Not Okay With This đã có mặt trên hệ thống Netflix.
Theo trí thức trẻ
Review I AM NOT OKAY WITH THIS: "Món trộn" drama tuổi teen với phim siêu anh hùng, thành "dễ ăn, ngọt vị"
"I Am Not Okay With This" là sự hòa trộn giữa "Stranger Things" và "The End of the F***ing World".
(Cảnh báo: Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim)
Được sản xuất bởi ekip Stranger Things (Cậu Bé Mất Tích) và nhà sáng tạo/đạo diễn của The End of the F***ing World (Hành Trình Chết Tiệt), có sự tham gia của hai ngôi sao nhí từ IT (Gã Hề Ma Quái), I Am Not Okay With This ( Thật Không Thể Chịu Nổi) là series được mong chờ nhất trên Netflix tháng này. Lại một lần nữa, Netflix khai thác câu chuyện trưởng thành của các cô cậu tuổi teen với những biến cố bất ngờ.
1. Phiên bản "nhẹ đô" của Hành Trình Chết Tiệt
I Am Not Okay With This theo chân một cô gái bình thường 15 tuổi tên Sydney. Sydney chịu đựng mất mát lớn khi người bố đột ngột qua đời, cộng thêm những biến đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì khiến cô nàng càng thêm nóng tính, khép mình.
Đến một ngày, Sydney càng hoảng loạn hơn khi phát hiện mình có khả năng di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ. Cô nàng vừa vật vã trong việc kiểm soát siêu năng lực, vừa nỗ lực che giấu bí mật của bản thân.
Nếu loại bỏ yếu tố siêu nhiên, I Am Not Okay With This không có nhiều khác biệt so với The End of the F***ing World. Từ cách kể chuyện tự sự, lồng ghép quá khứ - hiện tại đến bối cảnh thị trấn nhỏ, con đường vắng lặng không bóng người, tiếng nhạc nền rock 'n' roll rè rè như vang lên từ radio cũ...
Tuy nhiên, nhân vật chính của I Am Not Okay With This không "dị biệt" như James và Alyssa của series trước. Do vậy, câu chuyện có phần kém kịch tính và hài hước hơn chút xíu.
2. Cao trào đến chậm nhưng càng xem càng cuốn hút
Nếu nôn nóng muốn biết bí ẩn về siêu năng lực của Sydney, bạn sẽ phải thất vọng. I Am Not Okay With This có diễn biến chậm, đa số xoay quanh những chuyện lặt vặt hàng ngày của Sydney. Những tình tiết căng thẳng tập trung vào cuối mỗi tập và cũng được giải quyết khá nhanh và không đến mức gây sốc.
Nhưng phim vẫn có sức hấp dẫn riêng đến từ cách biên tập phim thú vị và độc đáo. Ngay từ tập 1, nhà sản xuất đã đẩy lên trước một phần cái kết của phần 1, khiến khán giả cực kì tò mò. Bên cạnh đó, tâm lí của nhân vật đủ sâu sắc để người xem đồng cảm và muốn theo dõi thêm.
3. Ngôi sao của IT tỏa sáng như kì vọng
Đã hợp tác đến lần thứ 2, Sophia Lillis và Wyatt Oleff có sự ăn ý tuyệt vời mà ít cặp nam - nữ chính phim teen có được. Tạo hình của hai diễn viên trong I Am Not Okay With This khá giống IT, thậm chí vai của Wyatt Oleff cũng tên là Stanley luôn! Dù vậy, Sydney không tự nhiên và ngông cuồng như Beverly Marsh, còn Stanley bên vũ trụ này thì cực đáng yêu và ga lăng.
Sophia Lillis chứng minh mình là một sao nhí có tài, khi ánh mắt thâm trầm của Sydney là điểm lôi cuốn nhất của bộ phim. Wyatt Oleff thì diễn như không diễn, tung hứng cực kì thoải mái với các bạn diễn của mình.
Phim còn có thời lượng rất ngắn, chỉ 30 phút/tập và 7 tập/phần, giúp bạn có thể "cày" hết" chỉ trong một buổi sáng. Nếu thích các bộ phim teen của Netflix, đặc biệt là The End of the F***ing World thì dĩ nhiên phải xem ngay I Am Not Okay With This.
Trailer I Am Not Okay With This (Thật Không Thể Chịu Nổi)
Phim đã có mặt trên hệ thống Netflix.
theo trí thức trẻ
Netflix gây sốc khi cho "đào mộ" hồi sinh người chết ở Stranger Things 4 Stranger Things phần 4 vừa tung "hàng nóng" đúng ngày Valentine làm fan đứng ngồi không yên vì cú "bắt trend" Fast 9 cực lẹ. Đúng ngày Valentine 14/2, Netflix tung ra teaser đầu tiên của Stranger Things (Cậu Bé Mất Tích) phần 4 với chú thích cực ngọt ngào: "From Russia with love..." (Yêu mến từ nước Nga). Đoạn teaser chứng minh...