5 điều cần tránh trong cuộc sống
Đi càng nhiều, trải nghiệm càng nhiều, ta mới hiểu được rằng: Sức người có hạn, đôi khi buông bỏ mới là thông minh.
Sống ở đời, chúng ta phải biết đánh giá tình hình, quyết định đánh đổi, lựa chọn những việc quan trọng mà làm, không cần phí sức vào những chuyện không nên.
Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ phát hiện con người ta không nên phạm phải 5 đại kị này trong cuộc sống nếu muốn tìm thấy thành công và hạnh phúc.
1. Do dự
Những người đạt được những điều tuyệt vời thường nhờ vào sự kiên trì. Cũng giống như câu nói: “Ngựa có thể đi ngàn dặm, nhưng không thể quay trở lại nếu không có người cưỡi; một người có tham vọng, không thể thăng hoa nếu không có may mắn”.
Nếu một người muốn đạt được thành công, ngoài tài năng, còn phải cần thời cơ thích hợp, cơ hội cần phải do chính mình nắm bắt.
Cuộc sống cho ta những cơ hội, nhưng đôi khi ta chần chừ; cuộc đời cho ta khung cảnh, nhưng ta vẫn mong gặp được những cảnh đẹp hơn; cuộc đời cho ta quý nhân phù trợ, nhưng chính ta lại nhìn sang hướng khác.
Khi gặp thử thách rèn luyện ý chí thì ngần ngại, khi gặp gió mưa gột rửa tâm hồn thì cho rằng cảnh vật tẻ nhạt. Khi những cơ hội cứ lần lượt trôi qua, vẫn không quên tự an ủi rằng: hãy để mọi thứ cho thời gian, rồi thời gian sẽ từ từ chứng minh sự lựa chọn của mình.
Rất nhiều người đều như vậy, làm việc gì cũng do dự, chỉ cần nghe người khác có ý kiến khác liền cảm thấy lo lắng, từ đó bỏ lỡ cơ hội tốt, khó làm nên việc lớn.
Sự tự tin có thể khơi dậy tinh thần chiến đấu, mang lại hy vọng, củng cố niềm tin vượt qua khó khăn và lấp đầy lòng dũng cảm của con người.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hiểu rằng sự tự tin phải dựa trên thực tế khách quan, nếu không tự tin trở thành tự phụ, coi mình là trung tâm, bản thân như “con ếch ngồi dưới giếng” mà không hề hay biết.
Video đang HOT
Bạn có thể tự tin, nhưng đừng tự đề cao bản thân quá mức. “Núi cao còn có núi cao hơn”, không ngừng hoàn thiện bản thân ngay cả khi đang đứng ở đỉnh cao danh vọng mới là người thông minh.
Người xưa nói: “Cảm xúc, sự tức giận, nỗi buồn và niềm vui đều được cơ thể trung hòa”.
Những người thường xuyên tức giận sẽ giống như một con thú hoang, đi đến đâu cũng bị xa lánh, cuối cùng chịu cảnh côi cút một mình.
Do đó, càng trưởng thành thì phải càng có chữ “ổn” trong tâm hồn. Dễ dàng chấp nhận và tự tin đối mặt với mọi chuyện phát sinh. Bởi lẽ chỉ khi bình tĩnh, vấn đề mới được giải quyết theo hướng tốt nhất.
Học cách kiềm chế, không nóng giận, bình tĩnh và thản nhiên mới là cảnh giới cao nhất của “làm người”.
Người xưa có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì miếng ăn”.
Ham muốn ích kỷ và tham lam quá nhiều thường không mang lại kết thúc tốt đẹp. Vật chất, tiền bạc, quyền lực, danh vọng, vinh quang… thực chất là những ngọn núi khổng lồ có thể khiến con người ta choáng ngợp đến mức cong lưng quỳ gối, đánh mất cái tôi.
Lý do mọi người cảm thấy không hạnh phúc thường là vì họ muốn quá nhiều, không biết đủ là gì. Tuy nhiên, “cầu mà không có” là trạng thái bình thường của cuộc sống.
Bạn phải hiểu rằng nếu mù quáng chỉ biết sống nhờ tích lũy vật chất, mà không rèn luyện tư tưởng biết dừng lại thì bạn sẽ không bao giờ biết “sự hài lòng”, khó tìm thấy hạnh phúc.
Chỉ khi hành sự có chừng mực, bạn mới có tự tại; chỉ khi biết bình tâm, bạn mới có tự do.
5. “Hữu dũng vô mưu”
“Quân tử dùng trí không dùng sức”, có sự xông xáo mà không có lý trí và đầu óc là một điều đại kị.
Sự ổn định về cảm xúc không phải là thiên phú bẩm sinh, mà là một khả năng có thể đạt được thông qua trí tuệ và thực hành. Nếu lao về phía trước một cách mù quáng, bạn rất dễ bị mắc kẹt trong vũng lầy và mọi thứ thường trở nên rất bị động.
Người thông minh sẽ lựa chọn sáng suốt, xoay chuyển khéo léo với tầm nhìn xa trông rộng.
Cuộc sống không dễ dàng, hãy ghi nhớ 5 điều đại kị trên để có thể thuận buồm xuôi gió và bớt âu lo.
10 biểu hiện của người bị tổn thương tâm lý
Người thường xuyên bị "tụt" cảm xúc, mất kiểm soát, dễ nảy sinh tiêu cực, đa phần có nhiều vết thương trong quá khứ.
Mục tiêu cuối cùng của mỗi người trên thế giới này là sống, tồn tại và hạnh phúc. Song có rất nhiều thứ cản trở chúng ta tìm thấy hạnh phúc, đó chính là những vết thương lòng, chuyện đau buồn trong quá khứ.
Không ai muốn mình sống chung với những điều tiêu cực, vì nó thật sự rất đáng sợ. Quan sát kỹ, bạn sẽ phát hiện người bị tổn thương tâm lý thường có 10 biểu hiện dưới đây:
1. Quên có chọn lọc. Người từng chịu tổn thương không chỉ riêng tâm lý, mà cả thể xác thường có xu hướng thúc ép bản thân quên đi ký ức không mấy vui vẻ đó. Song không phải cứ muốn là làm được, có nhiều chuyện không phải muốn quên là cứ thế biến mất trong tâm trí. Nhiều người chịu vết thương lòng lớn đến mức để lại vết sẹo cả đời, do đó, họ chọn cách quên có chọn lọc. Điều gì còn giá trị thì vẫn giữ trong lòng, điều gì khiến bản thân mệt mỏi thì cố gắng cho chúng vào dĩ vãng.
2. Nhạy cảm. Người bị tổn thương tâm lý thường rất nhạy cảm, thật sự đúng với câu: "Cảnh buồn, người có vui đâu bao giờ". Một vấn đề nhỏ, một lời nói, một ánh mắt hay một chiếc lá rơi trong mùa thu lạnh cũng đủ khiến họ suy nghĩ trằn trọc, đau lòng, thậm chí còn tiêu cực đến mức tự hủy hoại mình.
Tuy nhiên, không phải nhạy cảm lúc nào cũng xấu. Nhạy cảm giúp con người dễ dàng thấu hiểu, dễ đồng cảm, nhưng nếu đặc điểm này diễn biến theo chiều hướng tiêu cực thì hậu họa khôn lường.
3. Hành vi trốn tránh. Chối bỏ điều khiến mình tổn thương là chuyện thường tình. Biểu hiện này rất phổ biến trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Gặp tai nạn trên con đường, nhiều người sẽ nảy sinh cảm giác sợ hãi, chán ghét, và không bao giờ hoặc cố gắng không đi lại con đường đó. Bởi lẽ lúc này, khoảnh khắc gặp nạn đã trở thành "bóng ma tâm lý" khiến họ trốn tránh.
Bị tổn thương bởi một kiểu người, bao gồm cả tình yêu, tình bạn và các mối quan hệ khác. Thế là sau này, nhiều người có một vài cảm giác "kỳ thị" đối với kiểu người đó, thường gắn cho đối phương cái mác theo sự nhận định của mình.
Điểm chung của những trường hợp này là đều trốn tránh để bản thân không bị tổn thương bởi điều tương tự.
4. Tâm trạng tiêu cực. Người thường xuyên bị "tụt" cảm xúc, mất kiểm soát, dễ nảy sinh tiêu cực, đa phần có nhiều vết thương trong quá khứ. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như phản ứng trì độn, khó cảm thấy hứng thú với sự vật, sự việc nào đó.
5. Rối loạn giấc ngủ, thường xuất hiện triệu chứng mất ngủ vào ban đêm. Khi trong đầu có quá nhiều cảm xúc phức tạp lẫn lộn, mất ngủ và khó ngủ là biểu hiện rõ ràng nhất. Tâm lý càng bất ổn thì giấc ngủ và đồng hồ sinh học của cơ thể con người dễ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này kéo dài thì sức khỏe đương nhiên xuống cấp và sự mất cân bằng trong tâm lý càng nghiêm trọng hơn.
6. Tính cách thay đổi đột ngột. Người ta thường nói tính cách con người không dễ gì thay đổi, nhưng có một sự thật là nhiều người đã thay đổi tâm tính khác hẳn sau cú sốc tâm lý. Từ người hoạt bát trở thành người chỉ thích im lặng, đi đi về về một mình. Từ người lạc quan trở thành tiêu cực triền miên.
Song không phải cú sốc tâm lý nào cũng gây ra hệ quả xấu. Không ít người sau khi bị cú sốc tâm lý (tùy thuộc vào vấn đề mà mỗi người gặp phải) thì trở nên nhiệt huyết hơn, không ngừng hoàn thiện bản thân, sống có giá trị. Cũng giống như trường hợp khi bị người yêu chia tay bất ngờ, đau khổ rồi lại thôi, sau đó là quá trình phấn đấu trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Ở đây nói đúng hơn chính là sự chuyển biến trong thói quen và cách nhìn nhận vấn đề, chứ không hẳn là sự thay đổi trong tính cách.
7. Ôm hận trong lòng, suy nghĩ nặng nề về hận thù. Bị tổn thương trong tâm lý, ít nhiều khiến con người ta giận dữ (đối với người khác hoặc bản thân). Do đó, việc ôm hận ghi thù cũng là chuyện dễ hiểu. Song tùy vào mức độ và tính cách mỗi người mà biểu hiện hận thù này được "hiện thực hóa" như thế nào.
8. Khó hòa nhập. Người không thể hòa nhập vào cộng đồng hoặc tập thể nào đó chưa chắc bị chấn thương tâm lý, nhưng người tự ti và có tâm lý bất ổn chắc chắn rất khó làm được điều này.
9. Dễ lo lắng với mọi thứ. Bất kể chuyện lớn hay chuyện nhỏ cũng đều có thể khiến kiểu người này lo lắng, bồn chồn, từ đó suy nghĩ phức tạp, tự vẽ ra viễn cảnh xấu trong tương lai. Trầm trọng hơn, nhiều người bị quá nhiều tổn thương trong quá khứ còn mắc chứng rối loạn lo âu, tinh thần yếu đuối, ngay cả một tiếng động lớn cũng khiến họ mất bình tĩnh.
10. Hành vi tự làm hại bản thân. Một số người chấn thương tâm lý nghiêm trọng sẽ xuất hiện suy nghĩ chán ghét bản thân, thậm chí làm tổn thương chính mình.
Dù cô đơn đến mấy cũng đừng bao giờ yêu người có 8 dấu hiệu 'nguy hiểm' này Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này, dù chỉ là mơ hồ nhất. Tìm hiểu thêm về các dấu hiệu cảnh báo sớm về một người có xu hướng bạo lực, lạm dụng thể chất có thể giúp bạn hoặc những người thân yêu của mình tránh được những rắc rối. Dễ nổi giận "Phong cách tương tác bùng...