5 điều cần tránh khi bị viêm âm đạo
Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm âm đạo là phải chú ý chuyện vệ sinh. Tuy nhiên, chị em cũng cần tránh một số yếu tố sau đây để bệnh không bị nặng thêm.
Thưa bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, mới kết hôn. Em có chuyện này mong được bác sĩ tư vấn giúp em.
Em kết hôn được hơn tháng nhưng từ khi kết hôn em thường xuyên bị ngứa ở “vùng kín”, thậm chí còn có dịch âm đạo màu vàng và hôi nữa. Em đã đi khám thì được bác sĩ kết luận là viêm âm đạo và kê thuốc cho để đặt và uống. Lần thứ nhất điều trị em đã gần khỏi hẳn rồi (chỉ còn lại ngứa) nhưng sau đó không hiểu sao bệnh trở lại như trước. Em dùng hết thuốc thì đi khám lại, bác sĩ vẫn kê đơn thuốc như vậy và dặn rằng phải giữ vệ sinh sạch sẽ.
Em dùng hết đợt thuốc thứ 2 mà bệnh vẫn không khỏi. Em đang rất hoang mang, không biết có nên đi khám lại không hay chỉ cần mua thuốc đó về dùng tiếp là được. Hơn nữa, khi em đi khám, không thấy bác sĩ dặn phải kiêng gì, em ngại nên cũng không dám hỏi.
Bác sĩ cho em hỏi tại sao tình trạng bệnh của em lại lâu khỏi như vậy? Trong quá trình điều trị em có cần kiêng gì không? Em xin cảm ơn! (M. Lê)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn M. Lê thân mến,
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến mà hầu hết chị em nào cũng có thể gặp trong đời. Chỉ cần không chú ý đến chuyện vệ sinh, rối loạn trong ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt, tâm trạng stress kéo dài… đều có thể làm xuất hiện viêm âm đạo. Nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm âm đạo là do sự mất cân bằng vi khuẩn bên trong âm đạo (bao gồm vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu).
Hầu hết các trường hợp người bị viêm âm đạo thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho uống hoặc đặt bên trong âm đạo. Tuy nhiên, khả năng khỏi bệnh nhanh đến đâu còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, sự tích cực của người bệnh trong việc dùng thuốc và khả năng kiêng khem các tác nhân gây bệnh tốt đến đâu…
Tránh một số yếu tố có thể làm cho bệnh thêm nặng như dưới đây cũng là điều cần thiết. Ảnh minh họa
Trong trường hợp của bạn, bệnh viêm âm đạo liên tục tái phát, mãi không khỏi có thể là do bạn đã không thực hiện tốt việc kiêng khem trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm âm đạo là phải chú ý chuyện vệ sinh, tránh dùng các loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ khi đang bị viêm, chỉ nên rửa bằng nước sạch. Tuy nhiên, việc tránh một số yếu tố có thể làm cho bệnh thêm nặng như dưới đây cũng là điều hết sức cần thiết.
Video đang HOT
- Tránh uống rượu, hút thuốc lá: Chất kích thích nicotin trong thuốc lá có thể làm cho lượng oxy trong máu giảm đi nên lượng máu cung cấp cho “vùng kín” cũng bị giảm mức oxy cần thiết. Hơn nữa, rượu lại làm cho “vùng kín” của người phụ nữ thường xuyên trong tình trạng nóng ẩm nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển, gây bệnh viêm âm đạo.
- Tránh ăn nhiều hải sản: Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua… có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và làm cho âm hộ càng ngứa ngáy khó chịu, càng vi khuẩn gây viêm nhiễm cũng phát triển nhiều hơn.
- Tránh ăn đồ cay nóng: Thực phẩm cay, nóng sẽ làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, làm cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, và tạo môi trường cho các vi khuẩn gây viêm âm đạo càng phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh thức ăn ngọt, béo nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, thịt lợn… và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem… cũng khiến nhiệt độ ở vùng sinh dục cao hơn một chút nvà làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị viêm âm đạo.
- Tránh quan hệ tình dục: Có quan hệ tình dục khi đang bị viêm âm đạo góp phần làm cho các vi khuẩn có cơ hội tiến sâu vào trong và “phá hủy” bên trong cơ quan sinh sản. Kết hợp với các loại vi khuẩn khác xâm nhập từ bên ngoài, bệnh viêm âm đạo của bạn không nhưngcàng lâu khỏi mà còn có nguy cơ lan rộng và nặng thêm.
Bạn nên chú ý những điều cần tránh nói trên để bệnh nhanh khỏi hơn. Hơn nữa, bạn nên đi khám lại để được chẩn đoán và kê đơn thuốc mới chứ không nên tự ý mua thuốc về tiếp tục uống.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Theo VNE
"Xóa sổ" 9 bệnh thường gặp của phụ nữ
Các chuyên gia đã thống kê được 9 loại bệnh phổ biến mà chị em thường gặp trong cuộc đời mình. Và để giảm thiểu rủi ro các bệnh này, chị em nên tham khảo những gợi ý dưới đây.
Kinh nguyệt khó chịu: uống sữa nóng, thêm mật ong
Trong kì kinh nguyệt, không ít phụ nữ gặp các triệu chứng đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng không ổn và các triệu chứng khác... Để giúp chị em giảm thiểu các triệu chứng này, các chuyên gia sản khoa và phụ khoa có lời khuyên, trong thời gian kinh nguyệt, trước khi đi ngủ hàng đêm, chị em nên uống một ly sữa nóng, có thể pha thêm mật ong.
Hỗn hợp này giúp làm thông máu, làm dịu tâm trạng, giảm đâu bụng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Magie có trong mật ong có thể giúp chị em giữ được bình tĩnh, giảm căng thẳng và áp lực trong những ngày khó chịu này.
Đau bụng kinh (thống kinh): ăn một quả chuối
Chuối rất giàu vitamin B6, vitamin B6 góp phần giữ cho hệ thần kinh của chị em được ổn định, nhất là trong những lúc chị em bị chứng thống kinh. Ngoài ra, ăn chuối còn là biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Đau nửa đầu: ăn các loại thực phẩm có chứa magiê
Những chị em trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những người làm việc liên quan nhiều đến trí óc thường hay bị chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng một số bệnh nhân bị đau nửa đầu thường là do lượng magiê trong máu thấp. Một chế độ ăn giàu magiê có trong các loại thực phẩm như kê, mì kiều mạch, đậu, chuối, các loại hạt và hải sản có thể làm giảm sự khởi đầu của chứng đau nửa đầu.
Trầm cảm: ăn cá
Do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố, phụ nữ có khả năng rơi vào trầm cảm cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn cá hồi, cá mòi và các axit béo khác giàu omega 3 có thể giúp làm giảm trầm cảm ở phụ nữ, hoặc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm.
Lượng estrogen giảm: ăn thực phẩm từ đậu nành
Estrogen là hormone giới tính nữ quan trọng trong cơ thể. Khi lượng estrogen trong máu ở dưới mức bình thường sẽ làm cho chức năng sinh sản của phụ nữ và chức năng tình dục bị ảnh hưởng, mà còn "đe dọa" sự an toàn của tim. Các isoflavone có trong đậu nành là một chất estrogen, có thể bù đắp cho sự thiếu estrogen trong cơ thể. Uống 500 ml sữa đậu nành hoặc ăn nhiều hơn 100 gram các sản phẩm đậu nành sẽ có hiệu điều chỉnh chức năng nội tiết, để thúc đẩy estrogen trở lại mức bình thường.
Viêm âm đạo, nấm âm đạo: ăn tỏi
Thường xuyên ăn tỏi là cách nhiều phụ nữ chọn lựa để tránh bị viêm âm đạo do nấm. Bởi vì tỏi rất giàu allicin, và các chất khác như lưu huỳnh, các chất diệt khuẩn tự nhiên... có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ức chế nấm Candida trong âm đạo tăng trưởng quá mức và gây ra viêm nhiễm. Ăn nhiều loại thực phẩm ngũ cốc giúp ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về vú.
Một nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên ăn nhiều hơn chế độ ăn uống gồm các thực phẩm nguyên hạt, để làm cho estrogen trong máu lưu thông và duy trì một mức độ estrogen thích hợp, tránh các mức estrogen cao gây ra nhiều bệnh vú.
Ung thư phụ khoa: ăn nhiều trái cây và rau màu đỏ
Táo đỏ, ớt đỏ, các loại quả màu đỏ khác và các loại rau có chứa một thành phần hoá học thực vật tự nhiên có hiệu quả trong việc ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư phụ khoa và và do đó có một vai trò trong việc phòng chống ung thư phụ khoa.
Ung thư buồng trứng: ăn thức ăn giàu canxi
Rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung đủ lượng canxi cho cơ thể thì sẽ có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn tới 54%. Vì đầy đủ canxi sẽ giúp kiểm soát sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Do đó, phụ nữ nên chú ý đến các loại thực phẩm thích hợp bổ sung canxi cao, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ lớn tuổi. Hàng ngày lượng canxi cần bổ sung là 1000 mg. Chị em có thể bổ sung canxi từ sữa, các sản phẩm đậu tương, tôm khô nhỏ, cá, rong biển...
Ung thư cổ tử cung: Tăng cường axit folic
Thiếu axit folic không chỉ gây ra các khuyết tật ống thần kinh cho bào thai trong bụng mẹ mà còn làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Do đó, phụ nữ nên được bổ sung đầy đủ axit folic, bao gồm cả các chế phẩm bổ sung acid folic, và lượng của thực phẩm giàu axit folic, chẳng hạn như gan và thận động vật, rau bina, cải bắp, hẹ, rau dền, cá, trứng, ngũ cốc, đậu nành, các loại hạt... để có hiệu quả ngăn chặn và giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.
Cảnh báo: Vì axit folic không chịu được nhiệt nên nếu nấu ăn ở nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, do đó, thời gian nấu ăn không nên quá dài.
Theo VNE
Cách phòng ngừa viêm âm đạo tái phát Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa do vi khuẩn gây ra nên có nhiều khả năng tái phát nếu chị em không biết cách bảo vệ "vùng kín", giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh. Thưa bác sĩ, em năm nay 23 tuổi. Trong thời gian nghỉ Tết, em và bạn trai em trót quan hệ tình dục khá nhiều lần. Hậu...