5 điều cần nhớ khi sinh con mùa hè
Sinh con mùa hè, mẹ bầu cần chú ý không nên nằm lì trong phòng và để nhiệt độ phòng dưới 26C.
Sinh con khi thời tiết nóng nực, các bà mẹ thường rất vất vả, băn khoăn không biết nên ăn uống, nghỉ dưỡng thế nào cho đúng cách, để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giúp vượt qua những ngày hè oi bức. Dưới đây là 5 lời khuyên cho các mẹ có thể tham khảo!
1. Hai ngày đầu sau sinh, các mẹ chỉ nên ăn cháo
Sau sinh và cho con bú, các mẹ rất cần bồi bổ để lấy lại sức khỏe. Nhưng trong hai ngày sau sinh, không nên quá vội vàng, các mẹ chỉ nên ăn cháo, mì và những đồ ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa; tránh việc ăn ngay những đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Ngoài ra, những món canh hầm cũng chưa thích hợp cho thời điểm này. Hai ngày sau sinh, các tuyến sữa vẫn chưa hoàn toàn được thông, nếu như sữa được sản sinh ra quá nhiều dễ dẫn đến tức, đau ngực.
Sau sinh, dạ dày cũng cần một, hai tuần để trở lại trạng thái bình thường, lượng đồ ăn cũng nên được bổ sung từ ít tới nhiều. Cháo rất phù hợp cho các mẹ vào thời điểm này, bởi trong gạo có chứa hàm lượng cao các chất vitamin, amino acid, carbohydrate, chất béo để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hơn nữa lại dễ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới dạ dày. Các bạn cũng có thể bổ sung canh bí xanh, sinh tố… để giải nhiệt mùa hè.
Ngoài ra, những mẹ bầu chọn phương pháp mổ đẻ cũng được khuyên rằng, 6 giờ sau sinh không nên ăn gì, nếu quá đói thì nên ăn chay, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng.
Đồ ăn tanh như cua, rau đay, cá, ốc, hay các thực phẩm gây đầy hơi như đường, sữa đậu nành… cũng nên tránh sử dụng ngay sau sinh để ngăn ngừa đầy hơi, ngưng tụ máu.
Khi bú các mẹ chú ý cho bé ngậm hết quầng đen, việc cho bé chỉ ngậm đầu núm vú trong thời gian dài dễ khiến da bị nứt, gây đau rát. (ảnh minh họa)
2. Sớm ra khỏi giường, chóng hồi phục sức khỏe
Video đang HOT
Sau sinh, các mẹ thường cảm thấy rất mệt mỏi, hai ngày đầu nên nghỉ ngơi dưỡng sức trên giường, nhưng cũng nên năng giở người, hoạt động tay chân để tránh mỏi người. Nếu sản phụ sức khỏe tốt, vết mổ không đau, 24 giờ sau sinh có thể bắt đầu ra khỏi giường. Tùy vào tốc độ hồi phục của cơ thể, các mẹ nên tăng dần các bài tập thể dục trên giường, tại nhà giúp tử cung, trực tràng, bàng quang sớm lấy lại trạng trái bình thường.
Sớm ra khỏi giường và năng vận động nhẹ nhàng cũng giúp máu lưu thông, sản dịch được bài trừ khỏi cơ thể, chân tay hết tê mỏi. Tránh động tác đứng lên ngồi xuống đột ngột, dễ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
3. Chú ý vệ sinh cơ thể trong những ngày hè
Thời tiết mùa hè thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, chính vì thế giữ vệ sinh cơ thể là điều rất cần thiết. Ở nhiều địa phương có tập quán: sản phụ đầy tháng mới được gội đầu, tắm rửa. Điều này rất phản khoa học. Sau sinh, sản phụ thường ra rất nhiều mồ hôi, đi tiểu nhiều, vì thế trong vòng vài ngày sau sinh nên tắm rửa sạch sẽ để tránh mùi cơ thể và vi khuẩn gây bệnh.
Trong những ngày này, sản dịch cũng được bài tiết rất nhiều qua đường âm đạo, mỗi ngày nên dùng nước ấm làm sạch vùng kín 3 lần tránh viêm nhiễm. Các mẹ cũng không nên nằm bồn tắm, nước bẩn có thể xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo. Đối với sản phụ khi sinh mất nhiều máu, vết thương hở, nên nhờ tới sự giúp đỡ của người khác khi vệ sinh cơ thể. Sau khi tắm, lau khô người bằng khăn sạch và tránh ra gió ngay lập tức.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, 6-8 tuần sau sinh các mẹ mới nên sinh hoạt chăn gối, sau sinh đẻ, màng tử cung và âm đạo đều bị tổn thương, cần thời gian để phục hồi.
Việc vệ sinh ngực khi cho con bú cũng rất quan trọng, trước và sau khi cho con bú các mẹ đều nên dùng khăn thấm nước sạch làm sạch đầu ngực. Khi bú các mẹ chú ý cho bé ngậm hết quầng đen, việc cho bé chỉ ngậm đầu núm vú trong thời gian dài dễ khiến da bị nứt, gây đau rát.
Cũng có những vùng quan niệm rằng, trong thời gian “nằm ổ”, các mẹ không nên đánh răng, sau này răng sẽ sớm “lung lay”. Theo các bác sĩ, điều này cũng hoàn toàn không nên, sau sinh 2 ngày, các mẹ có thể tiến hàng vệ sinh rằng miệng một cách bình thường.
4. Không cần “ủ” cho bé quá kỹ
Trời hè nóng bức nhưng sau sinh nhiều mẹ quá lo cho con, thường đắp cho bé nhiều chăn, mặc nhiều quần áo, điều này là không cần thiết. Chỉ cần giữ bé đủ ấm là được, vì trẻ sơ sinh dễ sinh nóng khi nhiệt độ có thể lên tới 37-38 độ. Đừng quên đội mũ cho bé nếu đem bé ra ngoài. Nó sẽ giúp bé ngăn chặn ánh nắng mặt trời bỏng rát rọi vào khuôn mặt và giúp giảm nhiệt cho bé.
Bạn cũng nên tắm cho bé mỗi ngày khi mùa hè đến. Tắm bằng nước ấm và chú ý những vùng da có nếp nhăn, tránh bụi bẩn, mồ hôi còn lưu lại trên da bé. (ảnh minh họa)
Để tránh bệnh ngoài da và chứng hăm tã mùa hè, các mẹ chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện.
Bạn cũng nên tắm cho bé mỗi ngày khi mùa hè đến. Tắm bằng nước ấm và chú ý những vùng da có nếp nhăn, tránh bụi bẩn, mồ hôi còn lưu lại trên da bé. Việc tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm khi mặt trời chưa mọc cũng rất quan trọng. Mùa hè từ 6h30 đến 7h30 là thời điểm thích hợp nhất để cơ thể bé hấp thụ vitamin D chống chứng bệnh còi xương.
5. Không để nhiệt độ phòng dưới 26C
Rất nhiều mẹ thắc mắc rằng, sau sinh có nên bật điều hòa trong phòng? Khi còn trong bụng mẹ, bé luôn được sưởi ấm ở nhiệt độ 37,5 – 38C. Mới chào đời, bé chưa thể lập tức có khả năng tự điều hòa thân nhiệt. Chính vì vậy, khi cho bé ở phòng máy lạnh, nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26-28C, mặc quần áo dài, găng tay, vớ chân, mũ, đắp mềm nhẹ, ấm cho bé. Các mẹ cũng chú ý thay tã kịp thời khi bé đi tiểu, tránh để bé bị cảm lạnh; giữ phòng thoáng, sạch, tránh vi khuẩn gây bệnh.
Theo Khám Phá
Lo lắng vì 'núi đôi' không có núm
Em 20 tuổi, bắt đầu dậy thì năm 13 tuổi nhưng đến giờ "núi đôi" của em vẫn không có núm ti.
Em đọc nhiều bài báo về vấn đề này và hầu hết đều nói rằng đến khi lấy chồng và mang bầu thì nó sẽ có. Tuy nhiên, em thấy giờ nó vẫn không hề có một biểu hiện nào của núm vú cả, chỉ có một lỗ hở. Em nghe nói phần này bị tụt sâu vào trong và cố tìm để lôi ra ngoài nhưng không hề thấy. Vậy em có nên đi khám không hay đợi tới khi mang bầu xem sao? Liệu sau này khi làm mẹ, việc không có núm vú có ảnh hưởng gì không ạ? (Hường)
Ảnh minh họa: Indiatvnews.com.
Trả lời:
Em thân mên,
Tôi hiêu va thông cam vơi nhưng băn khoăn cua em. Thông thương, khi cac em gai bươc vao tuôi dây thi, vu co kich thươc lơn dân, num vu cung đông thơi xuât hiên va lơn dân lên.
Trương hơp như em nên đi kham đê co điêu tri phu hơp nêu cân thiêt chư không nên chơ đơi đên khi lây chông, co con mơi quan tâm em a.
Chuc em tư tin và sớm khắc phục được vấn đề của mình.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Bích Thủy
Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation
Theo VNE
Bé chỉ chịu ăn khi ru ngủ Bé nhà tôi được 5 tháng tuổi nặng 6 kg. Hằng ngày bé không chịu ăn mà phải ru ngủ rồi mới cho bé ăn, khi thức thì bé khóc ghê lắm. Ảnh minh họa: Kidspot.com.au. Có cách nào để cải thiện tình hình này không thưa bác sĩ? (Liên) Trả lời: Chào bạn, Bé 5 tháng tuổi mà nặng như vậy là...