5 điều cấm kị khi lau dọn bàn thờ, đặc biệt là việc dùng nước lã lạnh để lau, nhiều người hay ‘mắc’ phải
Bàn thờ là nơi thờ cúng, tổ tiên và là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất trong mỗi gia đình. Do vậy, khi lau dọn bàn thờ, theo quan niệm dân gian, những điều cấm kị này cần trách.
1. Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Khi lau rửa bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm để lau rửa bài vị. Đặc biệt, khi lau bát hương, không để bát hương chông chênh và không xê dịch bát hương nhiều mà chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát để bớt bụi, tàn nhang bám trên đó.
Nước dùng để lau dọn bàn thờ, lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ đều phải là nước sạch. Hoặc nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể nấu hẳn một nồi nước lá trầu, lá bồ đề để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.
Cụ thể trong nồi nước cần có 5 thứ thảo dược là quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn hoặc rư ợu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước.
Không được xê dịch bát hương nhiều mà chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát để bớt bụi bám trên đó – Ảnh minh họa: Internet
2. Không làm đổ vỡ đồ thờ. Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
3. Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài. Theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Video đang HOT
4. không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
5. Dùng đồ không sạch để lau dọn bàn thờ.
Những đồ lau dọn bàn thờ như chổi quét, khăn lau, khăn khô đều phải là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ tổ tiên.
Ngoài ra, cần hạn chế dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Do đó, gia chủ không nên tùy tiện động chạm di chuyển.
Bàn thờ là nơi vô cùng quan trọng, mang lại tài lộc, an khang, sức khỏe tâm linh cho mọi người trong gia đình. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ được hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông.
- Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Bát hương bằng đồng hay bằng sứ tốt hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai biết
Hiện nay có rất nhiều chất liệu làm bát hương, nhưng phổ biến nhất là bát hương bằng đồng và bằng sứ.
Ý nghĩa của bát hương trong văn hóa thờ cúng
Từ lâu trong văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, bát hương (hay còn gọi là bát nhang) đã trở thành vật không thể thiếu và vô cùng quan trọng trên bàn thờ gia tiên. Nó luôn được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ, được coi là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ.
Bát hương không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ cho không gian thờ cúng, mà còn mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Bát hương trên bàn thờ hướng con cháu đến sự giác ngộ, hướng thiện hơn, trong sạch hơn. Gia đình hạnh phúc hay đầm ấm nhiều khi cũng được thể hiện qua hình ảnh bát hương, đồ thờ cúng, tượng phật đồng...
Bát hương còn mang ý nghĩa truyền thống. Người xưa vẫn thường nói "hương hỏa" truyền từ đời này sang đời khác (thời kỳ phong kiến, khi tư tưởng Nho giáo còn đè nặng lên xã hội, tâm lý đẻ con trai để nối dõi tông đường rất phổ biến, các cụ ta thường nói rằng: đẻ con trai để có người "hương hỏa"), thì ý nghĩa của bát hương lúc này không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất hay tinh thần, mà nó còn mang giá trị truyền thống trao truyền, cha truyền con nối, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Nên chọn bát hương bằng đồng hay sứ?
Hiện nay có rất nhiều chất liệu làm bát hương, nhưng phổ biến nhất là bát hương bằng đồng và bằng sứ.
Xét về mặt tổng thể, ban thờ phải đầy đủ ngũ hành:
Kim - đỉnh thờ để đốt trầm, hạc thờ bằng đồng, đèn thờ bằng đồng, mâm bày ngũ quả....
Mộc là ban thờ bằng gỗ
TÀI TRỢ
Thủy là nước trong đựng trong đài thờ, ly nước,
Hỏa có thể là ngọn đèn dầu, nén nhang đang thắp
Thổ là bát hương bằng gốm sứ hoặc bình hoa, đĩa bày hoa quả bằng gốm sứ.
Xét về mặt ngũ hành tương sinh tương khắc với mệnh gia chủ thì lựa chọn bát hương lại có sự khác biệt, nếu gia chủ mệnh thủy hay mệnh kim thì chọn bát hương bằng đồng, và để giữ được đủ ngũ hành trên ban thờ thì có thể thay Thổ - bát hương gốm sứ bằng đôi bình hoa bằng gốm sứ để tạo sự cân bằng ngũ hành.
Bát hương bằng đồng thường có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo, với nhiều hình dáng đẹp như bát hương hình trụ, hình tròn, bát hương có quai rồng... vì thế nhiều gia đình lựa chọn bát hương bằng đồng hơn gốm sứ.
Việc chọn bát hương loại nào là phù hợp cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như không gian thờ cúng, tuổi, mệnh gia chủ, không gian gia đình,... Xét cho cùng trong việc thờ cúng, cho dù lựa chọn loại bát hương nào thì cái tâm của gia chủ và lòng thành kính, nhất tâm cúng bái là quan trọng nhất.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo
Trong nhà bàn thờ có 4 điều này: Gia chủ cần hóa giải vận xui kẻo vận đen đeo bám Khi bàn thờ có xuất hiện những điều này dễ tán lộc, cuộc sống khó lòng thăng bình an, phát tài. Bát hương chông chênh, xê dịch Bàn thờ là nơi linh thiêng, luôn cần sự kiên định vững chắc. Chính vì vậy, nếu bạn thấy bát hương nhà mình bị chông chênh lệch bên trái hay bên phải thì cần phải đặt...