5 điều bố mẹ nên làm để tránh bị trao nhầm con tại viện
Ghi nhớ rõ các đặc điểm của bé giúp bố mẹ phòng tránh sự cố trao nhầm con khi sinh nở tại bệnh viện.
Nhận nhầm con ở bệnh viện là ác mộng của mọi phụ huynh trên thế giới. Để tránh rơi vào tình huống trớ trêu này, bạn hãy thử tham khảo năm điều nên làm dưới đây do Famifi gợi ý.
Tìm hiểu bệnh viện
Chọn bệnh viện là khâu cực kỳ quan trọng. Bên cạnh những dịch vụ y tế, bạn nên tìm hiểu cả các biện pháp an ninh tại viện.
Đến gần ngày vượt cạn, hãy chủ động đề nghị nhân viên bệnh viện dẫn đi tham quan. Như vậy, bạn vừa có cơ hội làm thân với họ, vừa nắm rõ cách bày trí của cơ sở y tế.
Sau khi trẻ chào đời, bố mẹ nên chụp lại ảnh con đồng thời để ý các dấu hiệu nổi bật, dễ nhận biết như vết bớt, nốt ruồi trên cơ thể bé.
Video đang HOT
Em bé chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Theo sát
Đứa trẻ sẽ không bị trao nhầm cho gia đình khác nếu bạn luôn ở bên con. Hãy hỏi y bác sĩ những loại xét nghiệm, kiểm tra nào có thể làm ngay tại phòng để tiện theo sát con. Trường hợp trẻ phải được đưa tới nơi khác, hãy nhờ người thân đi cùng.
Ghi nhớ thông tin của trẻ
Trẻ mới chào đời luôn được đeo vòng tay. Khi nhận lại bé từ y bác sĩ, gia đình cần kiểm tra thông tin trên vòng tay trẻ có khớp với mẹ không.
Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên các đặc điểm khác như giới tính, màu tóc bé… Bạn cũng có thể yêu cầu y bác sĩ cân và đo chiều dài cho bé thêm lần nữa.
Lưu ý nhân viên y tế
Hãy quan sát tất cả những người bế con bạn, từ bề ngoài đến bảng tên và ảnh của họ. Nếu thấy cần thiết, bạn hãy nhờ các y bác sĩ khác xác nhận xem những người đó có thật sự là nhân viên bệnh viện không.
Minh Nhật
Theo vnexpress.net
6 năm nuôi con mới phát hiện bệnh viện trao nhầm
Sáng 11/7, Bộ Y tế cho biết vừa tiếp nhận đơn kiến nghị của anh Phùng Giang Sơn (SN 1990, trú tại Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) cho rằng Bệnh viện Đa khoa Ba Vì trao nhầm con cho gia đình sau khi sinh. Đến nay, em bé đã 6 tuổi, không cón nét giống bố mẹ và cũng đã có kết quả xét nghiệm ADN không cùng huyết thống.
Theo gia đình anh Sơn, sự việc đã xảy ra cách đây 6 năm. Khoảng hơn 7 giờ sáng ngày 1/11/2012, vợ anh Sơn sinh con tại Khoa Sản, BV Đa khoa huyện Ba Vì.
Khi bác sĩ trao con cho vợ anh Sơn, vợ anh đã thấy tã lót khác với tã mình chuẩn bị nên đã hỏi bác sĩ đỡ đẻ nhưng bác sĩ vẫn khẳng định là con của chị.
Đón con, anh chị yêu thương, nuôi dưỡng cháu Phùng Thanh H., cũng quên đi băn khoăn có thể nhầm con và tin hoàn toàn vào lời khẳng định của bệnh viện không có chuyện giao nhầm trẻ.
Tuy nhiên, cháu Phùng Thanh H. càng lớn lại càng có nhiều nét không giống vợ chồng anh Sơn nên nỗi băn khoăn của hai vợ chồng anh càng lúc càng lớn và đã quyết định cho cháu đi xét nghiệm tại Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và cho kết quá không cùng huyết thống với vợ chồng anh.
"Khi nhận được kết quả, chúng tôi sốc và thấy thương vô cùng hai đứa trẻ. Tất cả chúng tôi đều bị tổn thương quá nhiều vì sự sai sót của BV đã gây ra cho gia đình", anh Sơn bức xúc trong lá đơn gửi Bộ Y tế.
Trong đơn gửi Bộ Y tế, anh Sơn cũng cho biết sự việc đã được phản ánh đến lãnh đạo BV Đa khoa huyện Ba Vì. Bệnh viện cũng thừa nhận sai sót trong chuyên môn, thống nhất cùng gia đình phối hợp giải quyết trong thời gian ngắn nhất.
Bệnh viện cũng đã rà soát lại hồ sơ, tìm ra người có khả năng cao bị trao nhầm con là một phụ nữ ở Phú Sơn, Ba Vì.
Bệnh viện đã gặp gỡ hai gia đình vào ngày 14/4/2018 và cả hai gia đình cùng thống nhất đưa hai trẻ đi kiểm tra ADN chéo, kết quả cho thấy, có sự sai sót trao nhầm con giữa hai gia đình.
Anh Sơn cho biết, khi khẳng định có sai sót, lãnh đạo BV cam kết sẽ nhận toàn bộ trách nhiệm để xảy ra sự việc. Đồng thời cam kết trong thời hạn 2 tuần sẽ bằng mọi cách tìm và làm các thủ tục trao trả lại con cho hai gia đình
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 tháng nhưng các cháu của hai gia đình vẫn chưa thể đoàn tụ với nhau.
Gia đình anh Sơn mong mỏi, lực lượng chức năng sớm vào cuộc để sữa chữa việc nhầm lẫn trong quá trình giao con. Yêu cầu BV Ba Vì bồi thường tổn hại về tinh thần và vật chất theo yêu cầu và sớm có hình thức xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm cũng như trao nhầm con của BV...
Ngay sau khi tiếp nhận đơn, Bộ Y tế đã chuyển đơn đến Sở Y tế Hà Nội, yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) của kíp trực tại BVĐK huyện Ba Vì. Bên cạnh đó, BVĐK Ba Vì và các đơn vị liên quan phải giải quyết dứt điểm vụ việc, các sự cố liên quan, tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Hồng Hải
Theo Dân trí
4 lý do ngày xưa bà đỡ luôn giục đun nước nóng khi đỡ đẻ, lý do thứ 2 sẽ khiến bạn bất ngờ Ngày xưa, nước nóng là yếu tố cần thiết, không thể thiếu trong những lần sinh đẻ của phụ nữ khi điều kiện y học chưa phát triển như bây giờ. Chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ với hình ảnh người thân cuống quýt đun nước sôi mỗi khi trong nhà có phụ nữ sinh đẻ nếu thường xuyên theo dõi các...