5 điều bạn chắc chắn cần phải biết khi lái xe số tự động
Xe số tự động ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn hơn xe số sàn do tài xế chưa hiểu hết tính năng.
Lái xe số tự động mang đến nhiều ưu điểm khi cầm lái, các vị trí chân trái và tay phải của người lái cũng rảnh rang hơn. Dù vậy, để điều khiển dòng xe này cho hợp lý và an toàn cần lưu ý một số điều sau.
Không nên lái hai chân
Một vài người có khả năng và sở thích điều khiển xe số tự động bằng hai chân. Chân phải ga, chân trái phanh. Các chuyên gia khuyên tuyệt đối không đi bằng cách này.
Với số tự động, chỉ dùng chân phải để kiểm soát ga và phanh là đủ, để đảm bảo không đạp cả hai cùng một lúc.
Không nên lái hai chân với xe số tự độngĐạp phanh khi chuyển chế độ
Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay D1(L), D2 (S), D3), tài xế cần đạp phanh để đảm bảo an toàn.
Để chế độ nào khi dừng đèn đỏ?
Theo các chuyên gia, giống số sàn, tài xế nên về mo (N) và kéo phanh tay. Điều này liên quan tới tình huống xấu là có xe đâm từ phía sau. Nếu không chuyển mà giữ nguyên ở số tiến D và phanh, chân bạn không đủ khỏe để hãm. Trong tình huống đó, xe sẽ vọt lên phía trước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, dùng phanh chân còn làm lóa mắt xe sau do đèn phanh sáng, đặc biệt vào thời điểm thời tiết xấu, sương mù hay mưa.
Video đang HOT
Chuyển sang số đỗ P (Parking) cũng không nên vì có thể hỏng hộp số khi bị xe sau húc.
An toàn nhất là chuyển về N và kéo phanh tay. Khi đó, xe không bị lao về phía trước, hộp số cũng không bị hỏng.
Dừng đèn đỏ với xe số tự động tài xế nên về mo (N) và kéo phanh tay
Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống an toàn nhất. Còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế để bạn ra quyết định chuyển về chế độ nào cho thuận tiện. Chẳng hạn với thời gian chờ ít, phía sau không có xe thì chỉ cần giữ phanh chân là đủ.
Linh động, tỉnh táo là điều quan trọng khi cầm lái. Bởi chỉ có thế, bạn mới đối phó được các tình huống xảy ra trên đường.
Lên và xuống dốc với số tự động
Theo kinh nghiệm từ xe số sàn, thông thường, bạn lên dốc số nào thì xuống với số đó. Hầu hết số tự động đều có chế độ số tay (bán tự động M hoặc dấu (tăng số) và – (giảm số)).
Người lái có thể chủ động chọn số cho phù hợp với điều kiện thực tế, như tốc độ, tải trọng, điều kiện đường… Chẳng hạn khi chọn số 3, xe sẽ lên cao nhất là số 3. Giảm tốc, xe tự động về số 1 hoặc 2.
Cách lên và xuống dốc với số tự động
Nếu không có cơ chế bán tự động, hộp số có các ký hiệu như D1 (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, số cao nhất sẽ là 3. Giảm tốc, xe về số 1 hoặc 2. Điều kiện địa hình càng khó thì bạn có thể chuyển về D2 hoặc D1.
Với số sàn hay tự động, điều khiển tốt chân ga là quan trọng bậc nhất. Nhưng có sự khác biệt giữa hai loại này.
Ở số sàn, khi nhả chân ga, xe có xu hướng chậm lại (ngoại trừ lúc xuống dốc). Đây là hiện tượng “hãm bằng động cơ”.
Học cách điều chỉnh ga với xe số tự dộng
Trên số tự động, nhả chân ga trong một số tình huống còn làm tăng số. Điều này dẫn tới tình trạng mất kiểm soát vì bất ngờ. Vì vậy, cần tập luyện phản xạ ga thật nhuần nhuyễn trước khi lái xe ra đường.
Theo Cartimes.
Người Ấn Độ trượt bằng lái ôtô vì không biết lái số sàn
Nhiều công dân ở thành phố Pune (bang Maharashtra, Ấn Độ) chỉ học lái xe số tự động nhưng đi thi phải lái xe số sàn.
Trong vài tháng qua, số thí sinh trượt kỳ thi sát hạch lái xe ở Pune tăng cao, theo Hindustan Times. Mỗi ngày, Cơ quan giao thông vận tải khu vực Pune (RTO) tổ chức 220 lượt thi. Nhưng ít nhất 10-20 thí sinh không đạt kết quả.
Nguyên nhân là những người này trước đó chỉ học lái với xe số tự động dù theo quy định, người thi bằng lái phải biết lái cả xe số sàn. Đến lúc thi, họ được yêu cầu lái xe số sàn và gần như tất cả không thể vượt qua các bài thi thực hành.
Đường thi thực hành tại một Viện Nghiên cứu và huấn luyện lái xe ở Ấn Độ. Ảnh: Hindustan Times
Thực tế, sự phổ biến của ôtô số tự động ngày càng lan rộng. Nhiều người khi bắt đầu học lái xe đã lập tức ngồi lên xe số tự động và hoàn toàn không có ý định làm quen với xe số sàn. Trong khi đó, quy định chung là các tài xế phải biết lái cả xe số sàn. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay đã cho phép học, thi và cấp hai loại bằng lái riêng biệt.
Khi được kiến nghị, rằng nên cho phép người dân chọn loại xe để thi lấy bằng theo nguyện vọng, một ủy viên hội đồng giao thông bang Maharashtra cho biết "sẽ xem xét và tìm giải pháp".
Nhưng không chỉ ở Pune hay riêng bang Maharashtra, cơ quan quản lý giao thông ở một số bang khác tại Ấn Độ cũng từng gặp tình trạng tương tự. Nhiều người sử dụng chính chiếc ôtô có sẵn của gia đình để học lái, và đó thường là một chiếc xe số tự động. Đến khi đi thi, việc phải điều khiển xe số sàn là hoàn toàn xa lạ và bị đánh trượt.
Hiện không chỉ người dân, kể cả các trung tâm đào tạo lái xe ở Ấn Độ cũng kiến nghị chính phủ thay đổi quy định để phù hợp với thực tế.
Theo Vnexpress.net
8 lưu ý khi lái xe trời mưa, đường ngập tài xế Việt cần nhớ Khi lái xe qua khu vực ngập nước, tuyệt đối không đạp thốc ga mạnh, quán tính lớn sẽ làm nước dễ tràn vào khu vực lưới tản nhiệt và ống hút gió gây hiện tượng chết máy. 1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu phải đối mặt với vùng ngập nước, việc đầu tiên là phải xác định mức nước và chiếc...