5 diễn văn nhậm chức xuất sắc nhất lịch sử nước Mỹ
Chỉ còn hơn một tuần nữa là Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức trở thành chủ nhân Nhà Trắng và nước Mỹ đang mong chờ bài diễn văn nhậm chức của ông. Dưới đây là 5 diễn văn nhậm chức xuất sắc nhất của các tổng thống Mỹ đã đi vào lịch sử nước Mỹ theo Telegraph.
1. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Franklin Roosevelt ngày 4.3.1933
Nhậm chức trong bối cảnh Mỹ chìm trong đại suy thoái sau sự sụp đổ của Phố Wall, Tổng thống Franklin Roosevelt đã truyền động lực và sức mạnh cho cả đất nước khi tuyên bố trong diễn văn nhậm chức rằng: “Điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi đó là sợ hãi chính mình”.
Phải lãnh đạo một quốc gia với hàng triệu người đang sống trong cảnh đối nghèo sau khi thị trường tài chính lao dốc tự do, Tổng thống Franklin Roosevelt trong bài diễn văn nhậm chức không chọn lừa dối người dân bằng những lời có cánh mà thẳng thắn thừa nhận viễn cảnh tăm tối này: “Chỉ có những kẻ lạc quan ngu ngốc mới phủ nhận thực tế đen tối vào thời điểm này”.
Nhưng để mang lại niềm hy vọng cho người dân Mỹ, Tổng thống Franklin Roosevelt chia sẻ các biện pháp giải cứu tình hình của mình.
“Tôi đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ hiến pháp của mình để giới thiệu các biện pháp mà một đất nước đang suy sụp trong một thế giới đang suy sụp có thể cần đến”, Tổng thống Roosevelt nhấn mạnh.
2. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống John F Kennedy ngày 20.1.1961
Tổng thống John F Kennedy không chỉ là tín đồ Công giáo đầu tiên được bầu vào Nhà Trắng mà còn là người đàn ông trẻ nhất được bầu làm Tổng thống Mỹ (ở tuổi 43).
Video đang HOT
Tổng thống John F Kennedy đọc diễn văn nhậm chức trong một ngày lạnh cóng nhưng đây là bài diễn văn được nhớ đến nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ vì sự hấp dẫn của nó. Trước toàn dân Mỹ, John F Kennedy tuyên bố: “Đừng hỏi đất nước đã làm được gì cho các bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước”.
Bài diễn văn của Tổng thống Kennedy được cho là sự dự báo về một thập kỷ mới, kỷ nguyên mới của lạc quan và hy vọng mặc dù có những lúc Mỹ và Liên Xô vẫn căng thẳng sau hơn một thập kỷ thù địch và chìm trong Chiến tranh Lạnh. Bài diễn văn của ông đã tìm cách loại bỏ bóng ma của một cuộc chiến tranh hạt nhân và nhấn mạnh kiểm soát vũ khí là một bước để hướng tới một tương lai tương sáng hơn.
“Hãy để cả hai bên cùng tìm kiếm để khám phá ra những điều kỳ diệu của khoa hoạc thay vì chìm trong những nỗi sợ hãi. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những vì sao, chinh phục sa mạc, loại bỏ bệnh tật, khai thác đáy đại dương, khuyến khích nghệ thuật và thương mại”, Tổng thống Kennedy nhấn mạnh.
Đặc biệt, Tổng thống Mỹ còn đưa ra lời kêu gọi không chỉ hướng tới người Mỹ mà mở rộng ra toàn thế giới: “Người dân toàn thế giới, đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm được gì cho bạn, mà hãy hỏi rằng cùng nhau chúng ta có thể làm được gì cho tự do của loài người”.
3. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Gerald Ford ngày 9.8.1974
Gerald Ford là người đầu tiên (và cho đến nay, là người duy nhất) trong lịch sử trở thành Tổng thống Mỹ mà không phải thông qua một cuộc bầu cử vào chức Phó Tổng thống hay Tổng thống. Ông nhậm chức sau khi Tổng thống tiền nhiệm Richard Nixon phải từ chức trong nỗi ô nhục vì liên quan đến vụ Watergate. Tổng thống Gerald Ford chưa bao giờ là người có tài diễn thuyết nhưng bài diễn văn nhậm chức của ông rất ấn tượng và đáng nhớ.
“Nếu các bạn không lựa chọn tôi bằng việc bỏ phiếu kín, cũng như tôi đã không nhậm chức bằng bất cứ lời hứa bí mật nào. Tôi không tranh cử cho chức Tổng thống hay phó Tổng thống. Tôi không quyên tiền dưới bất cứ nền tảng đảng phái nào. Tôi không mắc nợ người nào ngoại trừ một người phụ nữ duy nhất – vợ tôi – khi tôi bắt đầu nhận công việc khó khăn này”, Tổng thống Gerald Ford nhấn mạnh.
Khi đưa ra quyết định gây nhiều tranh cãi nhấ là xá tội cho Tổng thống tiền nhiệm Richard Nixon, ông nhấn mạnh, ông hy vọng việc này sẽ hàn hắn những chia rẽ trong đất nước và kêu gọi người Mỹ hãy cao thượng.
4. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Ronald Reagan ngày 20.1.1981
Lên nhậm chức trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ suy yếu và chính quyền tiền nhiệm Carter bất lực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng con tin Iran, Tổng thống Ronald Reagan được kỳ vọng sẽ đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và ngoại giao.
Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Ronald Reagan đã báo hiệu rằng Mỹ sẽ chuyển động theo một hướng hoàn toàn khác sau khi ông trở thành chủ nhân Nhà Trắng khi ông sẽ theo đuổi chính sách điều tiết tích cực trong nước và mạnh tay tăng chi tiêu quân sự để tái khẳng định sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài.
“Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính phủ không phải là giải pháp của vấn đề của chúng ta, chính phủ chính là vấn đề”, Tổng thống Reagan tuyên bố.
5. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Barack Obama ngày 20.1.2009
Nổi tiếng với tài diễn thuyết, Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Barack Obama đã khiến nhiều người xúc động với bài diễn văn nhậm chức của mình, mở ra một kỷ nguyên hy vọng và lạc quan trong một đất nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng ngân hàng.
“Đây là ý nghĩa của sự tự do và tín ngưỡng của chúng ta – vì sao đàn ông, đàn bà và trẻ em thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo có thể cùng tham gia lễ nhậm chức tại hội trường tráng lệ này; và vì sao một người đàn ông mà cách đây hơn sáu mươi năm trước muốn được thuê làm bồi bàn trong một nhà hàng địa phương còn là điều không tưởng, giờ đây lại có thể đứng trước các bạn để đưa ra lời tuyên thệ thiêng liêng nhất…”, ông Obama nhấn mạnh.
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông hứa hẹn về một tương lai mới huy hoàng, trong đó nước Mỹ sẽ tái thiết lại cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh mẽ các công nghệ xanh…
“Bây giờ một số người nghi ngờ về các tham vọng của chúng ta. Đó là những người cho rằng chúng ta không thể cùng lúc làm được nhiều kế hoạch lớn. Trí nhớ của họ quá ngắn vì họ đã quên những gì đất nước này đã làm được…”, ông Obama nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đệ nhất phu nhân Mỹ tiết lộ lý do ủng hộ ông Trump
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama ngày 20/12 đã tiết lộ lý do bà ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump khi ông chuẩn bị nhận nhiệm sở vào tháng tới, bất chấp những lời chỉ trích trước đó của bà trong chiến dịch tranh cử của tỷ phú New York.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama (Ảnh: TV Guide)
"Những tuyên bố mà chúng tôi đã từng đưa ra, rằng chúng ta phải tiến về phía trước, là một trong những lý do khiến Barack và tôi ủng hộ quá trình chuyển giao quyền lực này, bởi lẽ dù cho chúng tôi cảm thấy thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng vẫn là chúng tôi cần ủng hộ vị tổng tư lệnh mới, vì sự phồn vinh của đất nước", Đệ nhất phu nhân Michelle Obama nói trong cuộc phỏng vấn được phát sóng trên kênh CBS hôm 20/12.
"Vì thế, chúng tôi sẽ ở đây và chào đón ngài tổng thống mới. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng ông ấy (Donald Trump) sẽ thành công, vì khi ông ấy thành công có nghĩa là tất cả chúng ta sẽ thành công", bà Obama nói thêm.
Ngoài ra, bà Obama cũng bày tỏ sự sẵn lòng trong việc hỗ trợ phu nhân của Tổng thống đắc cử Trump, bà Melania Trump, khi tổng thống thứ 45 của Mỹ tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1 năm sau.
"Tôi đã nói với Melania rằng: "Cô thực sự sẽ không biết điều gì sẽ chờ đón mình cho đến khi cô tới đây". Và cánh cửa này luôn rộng mở, như tôi đã nói với cô ấy, cũng như cách mà (cựu Đệ nhất phu nhân) Laura Bush từng nói với tôi hay các Đệ nhất phu nhân khác từng chia sẻ với tôi", bà Obama nói thêm.
Đương kim Đệ nhất phu nhân Mỹ cho biết đội ngũ chuyển giao quyền lực của cựu Tổng thống George. W. Bush đã giúp đỡ nhân viên của bà trong suốt quãng thời gian bà ở Washington, vì thế bà cũng sẽ làm tương tự như vậy cho đệ nhất phu nhân tiếp theo của Mỹ. "Tôi sẽ làm tất cả những gì họ cần để giúp họ thành công, và đó là một trong những điều mà tôi đã nói với Melania", bà Obama nhấn mạnh.
Trước đó, Đệ nhất phu nhân Michelle cũng đã có cuộc gặp riêng với bà Melania Trump tại Nhà Trắng sau khi tỷ phú New York giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu hôm 8/11. Hai người phụ nữ quyền lực của nước Mỹ đã ngồi uống trà cùng nhau trong lúc trao đổi về kinh nghiệm nuôi dạy con cái cũng như làm cha mẹ tốt tại Nhà Trắng.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ông Obama giục ông Trump tiếp tục theo đuổi chính sách quan hệ với Cuba Tổng thống Barack Obama sẽ kêu gọi Tổng thống đắc cử Donald Trump không làm chệch hướng mối quan hệ với Cuba, nhấn mạnh "việc quay ngược kim đồng hồ" sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ và người dân Cuba. Tổng thống Barack Obama sẽ thúc giục ông Trump tiếp tục theo đuổi chính sách quan hệ mới được khôi...