5 điểm nhấn thị trường ôtô Việt nửa đầu 2021
Trong bức tranh ảm đạm của thị trường do dịch Covid-19, các hãng vẫn chăm ra mắt ôtô mới, xe Hàn duy trì đà tăng trưởng.
Thị trường ôtô trong nước vừa đi qua một nửa chặng đường với nhiều biến động. VnExpress điểm lại 5 điểm nhấn quan trọng:
Lao đao vì Covid-19
Covid-19 là yếu tố ảnh hưởng nhất thị trường ôtô Việt 6 tháng đầu 2021. Dịch bệnh lắng xuống đầu năm giúp sức mua bắt đầu phục hồi từ tháng 3, nhưng một lần nữa khiến ngành xe quay cuồng khi bùng phát từ cuối tháng 4.
Nếu không kể tháng 2 trùng Tết Nguyên đán, doanh số trong tháng 5 là thấp nhất từ đầu 2021. Nhu cầu mua sắm giảm sút vì kinh tế trì trệ, nhiều mẫu xe “hot” rơi vào tình trạng khan hàng vì thiếu chip, linh kiện lắp ráp do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh ảm đạm này, các mẫu ôtô phần lớn được hãng hoặc đại lý giảm giá, ưu đãi dịch vụ, quà tặng đi kèm nhằm kích cầu.
Một đại lý treo biển tạm ngưng hoạt động hôm 26/6 ở TPHCM. Ảnh: Thành Nhạn
Nửa cuối tháng 6 tại TP HCM, một trong hai thị trường tiêu thụ ôtô nhiều nhất cả nước, đại lý của nhiều hãng phải đóng cửa tạm thời theo chỉ thị của UBND để chống dịch. Dịch hiện lan ra hầu khắp cả nước kéo theo sức mua giảm sút, thị trường trong 1-2 tháng tới nguy cơ tiếp tục sụt giảm.
Xe mới ồ ạt ra mắt
Nhờ nền tảng công nghệ thời đại 4.0, việc ra mắt sản phẩm mới của các hãng đều có thể thực hiện online bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. Nửa năm qua, xe mới vẫn đều đặn ra mắt khách Việt, trải đều từ phân khúc phổ thông đến cao cấp.
Xe điện VinFast VFe34. Ảnh: VinFast
Bản nâng cấp của Toyota Vios, Hyundai Santa Fe, Isuzu D-Max, Mitsubishi Attrage, Volkswagen Tiguan, Mercedes C-class, E-class, BMW Series 5 là những cái tên hâm nóng thị trường. Trong khi những Mazda CX-30, CX-3, VinFast VFe34, Lexus IS, LM350, Aston Martin DBX, Mercedes-Maybach GLS600, bộ đôi Ferrari Roma, SF90 Stradale lần đầu chạm ngõ khách Việt.
Video đang HOT
Xe Hàn duy trì đà tăng trưởng
Doanh số tăng trưởng cao trong 2020 tiếp tục được Hyundai và Kia duy trì trong gần nửa đầu 2021. Xu hướng xe Hàn một lần nữa chứng tỏ được sức hút lớn trên thị trường chứ không phải lên nhanh, chóng tàn.
Hyundai Santa Fe, một trong những xe thương hiệu Hàn Quốc bán chạy nhất tại Việt Nam. Ảnh: TC Motor
Tính đến hết tháng 5, Kia tăng trưởng cao thứ hai thị trường, ở mức 115%. Chỉ có Peugeot có tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn Kia, nhưng doanh số của hãng này thì quá nhỏ so với phần còn lại của thị trường. Năm 2019, Kia xếp thứ 7 trong thứ hạng doanh số nhưng liên tiếp 2020 và nửa đầu 2021, hãng xe Hàn vươn lên xếp thứ 3 chỉ sau Hyundai và Toyota.
Ở nhóm các hãng dẫn đầu, Hyundai vẫn duy trì ưu thế trước Toyota như hồi 2020. Không tính xe thương mại (loại trên 9 chỗ), Hyundai (TC Motor lắp ráp) bán 24.449 xe, nhỉnh hơn 372 xe so với Toyota. Cùng kỳ 2020, Toyota là hãng dẫn trước Hyundai nhưng chỉ hơn 40 xe.
Nhập khẩu ôtô vẫn tăng
Các doanh nghiệp ôtô tại Việt Nam vẫn duy trì hình thức nhập khẩu một số dòng xe có sức tiêu thụ cao, đặc biệt từ hai thị trường Thái Lan, Indonesia. Tính đến hết tháng 5, xe nhập khẩu nguyên chiếc các loại về nước hơn 65.700 chiếc, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 78% về lượng và tăng 83,1% về trị giá so với cùng kỳ 2019. Riêng ôtô từ 9 chỗ trở xuống đạt gần 43.500 xe, tăng 53% so với 5 tháng 2020.
Ôtô Trung Quốc tăng mạnh lượng xuất khẩu sang Việt Nam nhưng chủ yếu xe thương mại và chuyên dụng. Lượng xe con còn thấp so với hai quốc gia Đông Nam Á kể trên, chưa đến 1.000 xe sau 5 tháng đầu 2021.
Corolla Cross, một trong những mẫu xe nhập khẩu bán chạy tại Việt Nam. Ảnh: Toyota
Những mẫu xe nhập khẩu có doanh số cao tại thị trường Việt như: Mitsubishi Xpander (bản lắp ráp doanh số chiếm 6%, số liệu lũy kế đến tháng 5), Toyota Corolla Cross, Ford Ranger (lắp ráp từ tháng 7)…
Xáo trộn vị trí doanh số nhiều mẫu xe
Vios xuyên suốt những năm qua chưa lần nào khiến Toyota đau đầu về vấn đề vị thế xét ở khoản doanh số. Vios đơn giản là số một nhưng đó là câu chuyện trước 2021. Tính đến tháng 5, Hyundai Accent vươn lên chiếm lấy ngôi vương của mẫu xe bán chạy nhất Toyota với khoảng cách gần 1.000 xe. Cùng kỳ 2020, Vios áp đảo Accent với mức bán nhỉnh hơn 3.200 xe.
Vios thất thế trước Accent, bất ngờ lớn nhất trên thị trường. Ảnh: Lương Dũng
Ở nhóm xe đô thị gầm cao, Kia Seltos trở thành ngôi sao mới nổi của phân khúc. Mẫu xe Hàn soán ngôi vương của Hyundai Kona chóng vánh chỉ sau gần nửa năm đầu 2021 với doanh số gấp hơn 3 lần. Kích thước và giá nhỉnh hơn nhưng không quá nhiều, Toyota Corolla Cross (cỡ B /C-) có lượng bán hàng cao hơn tất cả các mẫu CUV cỡ B truyền thống như EcoSport, Kona, HR-V và chỉ xếp sau Seltos.
Những xáo trộn khác còn ở việc Hyundai Sante Fe thay Toyota Fortuner trở thành lựa chọn số một ở nhóm xe gầm cao 7 chỗ hạng D. Trong khi Mazda CX-5 lấy lại vị thế phân khúc CUV hạng C chỉ sau một năm để mất vào tay Honda CR-V. VinFast Fadil đang dần biến Hyundai i10 thành cựu vương nhóm xe cỡ A, lãnh địa vốn thuộc về xe Hàn trong nhiều năm trước.
Bùng nổ xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam
Với kích thước không quá vượt trội và khoảng giá nối tiếp nhau, các mẫu CUV từ cỡ B đến C- tạo nên đoạn thị trường sôi động bậc nhất.
Từ nửa cuối 2020 đến nay, phân khúc xe gầm cao cỡ nhỏ (dưới hạng C) đón nhận liên tiếp các mẫu xe mới ra mắt. Sau Kia Seltos, Toyota Corolla Cross, Peugeot 2008, Renault Kaptur, Trường Hải (Thaco) gia nhập cuộc chơi bằng việc tung ra CX-3 và CX-30 hồi nửa cuối tháng 4/2021. Hiện có 10 mẫu xe tham chiến ở phân khúc này.
Lưng chừng kích cỡ và giá
Cuộc chơi của những mẫu xe "lỡ cỡ" về kích thước, tức không nằm hẳn về cỡ B lẫn cỡ C, được khơi mào bởi chiếc Corolla Cross của Toyota. Mẫu xe nhập khẩu Thái Lan là khoảng "gối đầu" từ cỡ B đến cỡ C cả về kích thước lẫn mức giá. Xe giải quyết hai khía cạnh khách hàng quan tâm, không gian nội thất rộng hơn cỡ B nhưng giá dưới cỡ C (dao động trong khoảng 1 tỷ đồng).
Mazda CX-30 tại sự kiện ra mắt tại Quảng Nam, tháng 4/2021. Ảnh: Đắc Thành
Sau mẫu xe của Toyota, Trường Hải cũng nhập khẩu hai mẫu xe từ xứ chùa vàng là CX-3 và CX-30. Trong đó, CX-3 phát triển dựa trên nền tảng Mazda2, cạnh trạnh Kona, EcoSport. Còn CX-30 cùng khung gầm với Mazda3 nhưng kích thước không thuộc CUV hạng C vì hãng đã có CX-5 từ trước. CX-30 nằm lưng chừng chữa CX-3 và CX-5, lấp đầy dải sản phẩm từ cỡ B đến C của thương hiệu Nhật tại Việt Nam.
Nếu chỉ nhìn vào thông số dài, rộng, cao của các mẫu xe, khách hàng không dễ hình dung chênh lệch về không gian nội thất như thế nào nếu không trải nghiệm thực tế. Ví dụ, Hyundai Kona có kích thước lần lượt 4.165 mm, 1.800 mm, 1.565 mm. Xe rộng hơn đôi chút Ford EcoSport (4.325x1.755x1.665) nhưng kém hơn chiều dài và cao. Kia Seltos (4.315x1.800x1.645) rộng như Kona và đồng thời nhỉnh hơn cả hai thông số còn lại. Nếu so với Corolla Cross ở nhóm xe cỡ B (kích thước 4.460x1.825x1.620), Seltos (cỡ B) rộng tương đương, cao hơn đôi chút nhưng kém về chiều dài.
Tương tự là CX-3 và CX-30 của Mazda. Mẫu CUV cỡ B có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 4.275 mm, 1.765 mm, 1.535 mm. Trong khi của CX-30 4.395 mm, 1.795 mm, 1.540 mm. Ngoài chênh lệch hơn 100 mm chiều dài, hai thông số còn lại tương đương nhau.
Bên cạnh sự phân hóa về kích thước không quá vượt trội, nhóm xe dưới cỡ C tạo ra một khoảng giá dài từ khoảng 600 triệu đến 900 triệu đồng. ZS, EcoSport, Seltos, CX-3, Kona tạo thành một nhóm các mẫu xe giá từ 600 triệu. Các bản cao của những mẫu xe này "gối đầu" lên nhóm xe giá từ hơn 700 triệu như Corolla Cross, 2008, HR-V, Kaptur, CX-30.
Với những mẫu xe tầm giá 600 triệu như Seltos, CX-3, khách hàng còn có những lựa chọn khác ở dòng sedan cỡ B, MPV cỡ nhỏ. Từ khoảng hơn 800 triệu, những Corolla Cross, CX-30 chạm vào mức giá của những mẫu CUV cỡ C thực thụ như Hyundai Tucson (799-940 triệu) hay các bản 2.0 của Mazda CX-5 (839-919 triệu đồng).
Cuộc đua chưa dừng lại
Xu hướng xe gầm cao tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nhiệt. Seltos và Corolla Cross là những sản phẩm mới của Kia và Toyota trong 2020 nhưng cả hai dường như chưa muốn dừng lại.
Toyota Raize tại Nhật Bản. Ảnh: SUVDrive
Sắp tới, Kia nhiều khả năng có thêm Sonet, một mẫu xe định vị dưới Seltos, tức hạng B-. Toyota, thương hiệu có dải sản phẩm nhiều nhất trong các hãng tại Việt Nan có thể đưa về Raize, một mẫu CUV cỡ B sử dụng nền tảng của hãng con Daihatsu (mẫu xe anh em là Rocky) vào cuối 2021. Cả Sonet và Raize đều đã cập bến Đông Nam Á, riêng Sonet lộ ảnh chạy thử tại Việt Nam.
Hãng xe Đức Volkswagen xác nhận sẽ trình làng thêm T-Cross, mẫu CUV cỡ B cạnh tranh cùng những Renault Katur, Hyundai Kona. Thương hiệu Việt VinFast cũng gia nhập cuộc đua bằng mẫu VinFast e34 chạy điện giá 690 triệu đồng. Xe mới lộ ảnh chạy thử trong khuôn viên nội bộ của Vingroup tại Hà Nội. e34 định vị hạng C nhưng kích thước nhỏ hơn, tức C-. Thời gian giao xe dự kiến vào tháng 11/2021.
VF e34 lăn bánh trong một sự kiện nội bộ của hãng tại Hà Nội, Ảnh: VF Club
Với những cái tên sẵn có cùng nhiều tân binh, nhóm xe từ cỡ B đến lưng chừng cỡ C đang chứng kiến cuộc chiến sôi động bậc nhất trên thị trường mà không một phân khúc nào khác có được, xét về số lượng các sản phẩm cạnh tranh. Ngôi vua doanh số liên tục đổi chủ, từ Ford EcoSport đến Hyundai Kona và giờ là Kia Seltos, cho thấy thực tế không một mẫu xe nào có thể ngự trị mãi trên đỉnh cao. Điều này đồng thời cũng mở ra cơ hội cho những mẫu xe mới sắp tham chiến nếu thích ứng tốt với xu hướng thị trường lẫn thị hiếu người dùng.
Toyota CH-R Hybrid 2021 cao cấp hơn Corolla Cross Toyota CH-R 2021 có giá bán chính thức 1.139.000 bath (khoảng 823 triệu đồng) tại Thái Lan đối với phiên bản Hybrid Premium duy nhất và khai tử 3 phiên bản thấp hơn. Toyota CH-R có phong cách trẻ trung, phù hợp với mục đích sử dụng cá nhân Là phiên bản nâng cấp 2021, do đó Toyota CH-R 2021 không có thay...