5 điểm người dân không chào đón khách chụp ảnh
Ngoài hẻm Hào Sỹ Phường, nhiều điểm check-in nổi tiếng trong nước từng đưa ra luật cấm hoặc thu phí rất cao để hạn chế khách.
Một số điểm check-in vốn không dành cho mục đích tham quan, nhưng vẫn thu hút đông người đến chụp ảnh, quay phim. Ý thức của khách rất tồi khiến các điểm này từng cấm khách tới.
Cầu Long Biên, Hà Nội
Trên cây cầu gần 120 tuổi nổi tiếng của thủ đô có một đường ray tàu hỏa, với hàng chục chuyến tàu qua lại mỗi ngày. Du khách thường lên đường ray này để “sống ảo”, bất chấp nguy hiểm và biển báo cấm quay phim, chụp ảnh. Hành vi này bị coi là vi phạm luật Đường sắt nhưng vẫn nhiều người “phá luật”.
Dốc Nhà Bò, Đà Lạt
Video đang HOT
Con dốc bắt đầu nổi tiếng, xuất hiện trong danh sách “check-in” của nhiều du khách trẻ sau khi phim Tháng năm rực rỡ chiếu năm 2018. Ảnh: Nguồn phim Tháng năm rực rỡ
Con dốc dài 480 m, là lối đi tắt của người dân. Việc nhiều người tụ tập làm chắn tầm nhìn điều khiển xe lên, xuống dốc, gây ra một số vụ tai nạn đáng tiếc. Người dân đã làm biển báo cấm quay phim, chụp hình tại con dốc vào tháng 4 vừa qua nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Sau đó, biển cấm bị gỡ bỏ do việc tự ý gắn biển không đúng quy định của chính quyền địa phương.
Chung cư Tôn Thất Đạm, TP HCM
Trước khi hẻm Hào Sỹ Phường tìm cách hạn chế khách đến chụp ảnh, ban quản lý chung cư Tôn Thất Đạm (quận 1) từng có động thái tương tự bằng cách thu phí chụp ảnh, quay phim với giá khoảng 30.000 – 50.000 đồng một người. Tổ trưởng khu dân cư cho biết việc thu phí không bắt buộc, chỉ là hình thức kêu gọi đóng góp cho người dân để vệ sinh khuôn viên vì khách đến đây xả rác nhiều.
Bảng nội quy trước lối vào chung cư có ghi quy định khách đến muốn quay phim, chụp hình phải báo với ban quản lý. Hiện khách vẫn có thể tự do ra vào và ghi hình.
Hẻm Hào Sỹ Phường là nơi sinh sống của người Hoa nhưng sau này, nhiều gia đình chuyển đi nơi khác và bán lại nhà. Khu nhà này được xây dựng từ khoảng năm 1910.
Phố trung thu, TP HCM
Vào dịp trung thu hàng năm, các con phố Lương Nhữ Học (quận 5, TP HCM) và Hàng Mã ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường thu hút “biển người” đến vui chơi, tham quan. Nhiều người thường chụp ảnh ở đây nhưng có quá nhiều khách gây cản trở việc đi lại và ảnh hưởng đến kinh doanh của các gian hàng. Những năm trước, nhiều gian hàng đã dán thông báo yêu cầu mọi người không chụp ảnh tự do. Nếu muốn chụp phải trả phí. Một số tiểu thương ghi số tiền phí cao, mục đích không vì lợi nhuận mà chỉ mong du khách có ý thức khi tham quan.
Đừng làm du khách 'xấu xí'
Hào Sĩ Phường (số 206 Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, TP HCM) nổi tiếng là con hẻm trăm tuổi đẹp nhất nhì TP HCM, mới đây treo bảng cấm quay phim, chụp hình.
Theo nhiều cư dân sinh sống tại con hẻm này, họ treo bảng cấm vì không muốn nơi đây biến thành khu du lịch hay phim trường. Nhiều du khách đến đây chụp hình nhưng lại rất thiếu ý thức, ăn mặc phản cảm, trò chuyện ồn ào... Mỗi ngày có 6-7 đoàn phim, còn người đến chụp hình thì không đếm hết. Từ sáng sớm đến tận đêm khuya, gây ồn ào quá mức. Thậm chí, có đoàn phim chặn đường vào nhà các hộ dân để dựng cảnh hoặc mang cả ê-kíp nấu ăn theo phục vụ.
Không chỉ Hào Sĩ Phường, các chung cư cũ Tôn Thất Đạm, Lý Tự Trọng (quận 1) cũng treo biển cấm hoặc thu phí chụp hình để tránh bị làm phiền bởi du khách thiếu ý thức.
Trước đó, Linh Quy Pháp Ấn, ngôi chùa nổi tiếng ở Lâm Đồng, vốn được biết đến là "Cổng trời" thanh tịnh nằm trên ngọn núi cao, bất ngờ trở thành địa điểm vui chơi và check-in yêu thích sau khi MV của một nam ca sĩ được quay ở đó vào cuối năm 2016. Kể từ đó, nếp sinh hoạt yên bình vốn có của nơi này bị phá vỡ. Nhiều hình ảnh không đẹp được ghi lại như một số bạn trẻ phớt lờ biển cấm, chạy xe máy lên chùa; du khách chụp hình ở nơi có biển cấm, vô tư la hét, cười đùa; rác thải từ hộp thức ăn, chai nước uống bị vứt bừa bãi, hằng ngày các sư thầy phải thay nhau quét dọn rồi thuê người chở đi xử lý.
Hay cánh đồng hoa hơn 4 ha ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận chỉ sau 4 ngày mở cửa hồi tháng 3-2018, chủ nhân đã vội vàng ra thông báo đóng cửa, không tiếp khách du lịch do khách tham quan giẫm đạp, giày xéo lên những luống hoa. Dốc Nhà Bò trên đường Đào Duy Từ (TP Đà Lạt) cũng phải cắm biển cấm chụp hình vì khách du lịch đến check-in làm ảnh hưởng giao thông và cuộc sống người dân xung quanh. Chủ nhân của ngọn đồi Yumonang, một địa điểm lý tưởng để săn mây tại Đà Lạt, đã tạm đóng cửa nơi này vì không ít du khách xả rác bừa bãi, xâm hại cây cối khi đến tham quan, chụp hình. Thậm chí, không ít người còn tự tiện cắm trại qua đêm, ăn nhậu, hát hò rồi gây gổ làm mất trật tự...
Ngày nay, nhờ sự phổ biến của mạng xã hội, những bức ảnh check-in lung linh ở các địa điểm du lịch trở nên "hot" hơn bao giờ hết. Đi du lịch thay vì tận hưởng, nghỉ ngơi, tìm hiểu mọi thứ thì không biết từ lúc nào chụp hình sống ảo đã trở thành điều quan trọng nhất, bất chấp điều này đem lại sự khó chịu cho nhiều người xung quanh, nhất là cư dân địa phương. Vậy nên, đừng vì những đam mê nhất thời mà trở thành những du khách thiếu ý thức, "xấu xí" trong mắt người dân bản địa.
'Du khách đến chụp ảnh, hành xử như nhà này vô chủ' Tương tự hẻm Hào Sĩ Phường, nhiều điểm du lịch trên thế giới cũng treo biển 'no photo'. Tuy nhiên, việc áp dụng, thực hiện quy định cấm trong thực tế lại không hề dễ dàng. Hào Sĩ Phường (số 206 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, TP.HCM), nổi tiếng là con hẻm trăm tuổi đẹp nhất nhì Sài Gòn, mới...