5 điểm mới về đăng kiểm ôtô từ tháng 10
Thông tư 16/2021 của Bộ GTVT hướng dẫn nhiều điểm mới về chu kỳ kiểm định xe kinh doanh vận tải, thêm trường hợp được đăng kiểm tạm.
Thay cho Thông tư 70/2015, Bộ GTVT ngày 12/8 ban hành Thông tư 16/2021, hiệu lực thi hành từ 1/10 tới. Dưới đây là 5 điểm mới về quy định đăng kiểm ôtô áp dụng đầu tháng 10 tới:
Ôtô chưa đóng phạt “nguội” được đăng kiểm tạm 15 ngày
Một xe làm đăng kiểm ở Hà Nội hôm 26/9. Ảnh: Văn Lộc
Theo quy định của Thông tư 16/2021, các xe cơ giới bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định số 100/2019, vẫn được tiếp nhận và đăng kiểm tại các trung tâm đăng kiểm nhưng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định chỉ có hiệu lực 15 ngày.
Điều 80 Nghị định số 100/2019 quy định, với những xe bị phạt nguội, nếu quá thời hạn hẹn nhưng chủ xe không đến giải quyết vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho Cục Đăng kiểm để đưa vào danh sách cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Khi chủ xe hoàn thành trách nhiệm nộp phạt hành chính do vi phạm giao thông, người có thẩm quyền xử phạt thông báo ngay cho Cục đăng kiểm để xóa khỏi danh sách “cảnh báo” phương tiện thuộc Chương trình Quản lý kiểm định. Xe này sau đó được kiểm định bình thường.
Bỏ yêu cầu xuất trình bảo hiểm TNDS khi đăng kiểm
Video đang HOT
Từ 1/10, các chủ xe không cần phải xuất trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc như trước đây khi đưa ôtô đi đăng kiểm lần đầu cũng như định kỳ.
Khi đăng kiểm ôtô lần đầu, thủ tục gồm: xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính hoặc giấy hẹn đăng ký được cấp bởi phòng cảnh sát giao thông, hoặc bản chính đang thế chấp của tổ chức tín dụng, ngân hàng), tiếp đó là bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý), nộp bản chính chứng nhận kiểm định cải tạo đối với trường hợp xe hoán cải.
Đối với ôtô đăng kiểm định kỳ, chủ xe chỉ phải xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính, giấy biên nhận thế chấp bản chính tại tổ chức tín dụng, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe với trường hợp xe sang tên đổi chủ).
Bảo hiểm TNDS không còn cần đối với thủ tục đăng kiểm nhưng đây vẫn là giấy tờ bắt buộc để xe lưu hành hợp lệ trên đường.
Tem kiểm định phân biệt xe kinh doanh vận tải
Thông tư 16/2021 của Bộ GTVT ban hành tem kiểm định mẫu mới để phân biệt giữa ôtô kinh doanh vận tải và ôtô không kinh doanh vận tải.
Thiết kế mẫu tem đăng kiểm cho ôtô từ 1/10 theo quy định tại Thông tư 16/2021 của Bộ GTVT. Ảnh chụp từ Thông tư 16/2021
Theo đó, trong hình bầu dục, nếu tem có màu vàng và xanh lá cây (như ảnh trên) là xe kinh doanh vận tải, nếu xe có màu xanh dương và xanh lá cây (hoặc toàn bộ màu vàng với tem kiểm định trước 01/01/2022) là xe không kinh doanh vận tải (xe cá nhân thông thường), in chữ số của tháng và năm đến hạn kiểm định. Giữa số tháng và năm in biển số xe.
Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định được các trung tâm đăng kiểm cấp cho xe cơ giới trước ngày 1/10/2021 vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực.
Xe kinh doanh vận tải phải khai báo
Thông tư 16/2021 quy định chủ xe phải khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Tăng chu kỳ kiểm định xe kinh doanh vận tải
Xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ kiểm định lần đầu có chu kỳ 24 tháng, tức tăng 6 tháng so với quy định tại Thông tư 70/2015. Các chu kỳ tiếp theo là 12 tháng/lần (tăng 6 tháng). Dẫu vậy, việc này chỉ áp dụng đối với xe mới hoặc sử dụng chưa đến 5 năm.
Với xe sử dụng trên 5 năm, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 6 tháng/lần như hiện nay.
7 trường hợp xe ôtô không chịu phí sử dụng đường bộ
Trường hợp xe ôtô bị hủy hoại do tai nạn, thiên tai hoặc không thể tiếp tục lưu hành... sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định), bao gồm: Xe ôtô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ôtô).
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều này, xe ôtô được quy định tại Khoản 1 sẽ không chịu phí sử dụng đường bộ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
1. Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
2. Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
3. Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
Trong một số trường hợp, xe ôtô sẽ không chịu phí sử dụng đường bộ. Ảnh: LĐO
4. Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
5. Xe ôtô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định và không cấp tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).
6. Xe ôtô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
7. Xe ôtô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Trong trường hợp xe ôtô đã nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ôtô bị hủy hoại; bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ôtô vẫn tiếp tục được lưu hành) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ.
Xe kinh doanh vận tải không đổi sang biển vàng có bị xử phạt không? Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 1.8.2020 phải đổi sang biển số màu vàng trước ngày 31.12.2021. Xe kinh doanh không đổi sang biển vàng có bị phạt không? Theo Bộ Công an, quy định đổi xe ôtô kinh doanh vận tải sang biển số màu vàng nhằm tạo sự bình đẳng giữa các doanh...