5 điểm đến lý tưởng cho hành trình du lịch tâm linh tại Singapore
Những ngôi đền cổ xưa, những ngôi chùa linh thiêng hay nhà thờ tráng lệ là gợi ý hấp dẫn cho du khách muốn khám phá tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người dân Singapore.
Cùng tham quan các điểm đến tâm linh để chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc độc đáo và tìm hiểu về di sản văn hóa, tôn giáo của Đảo quốc.
Phân khu Roma (Casa Del Rio): Một lần đầu tư – đa tầng lợi ích
Là quốc gia đa sắc tộc, Singapore không chỉ sở hữu các tiện nghi giải trí, mua sắm hiện đại hàng đầu trong khu vực, mà còn thu hút du khách tứ phương bởi những công trình văn hóa, tôn giáo đặc sắc. Các tín đồ du lịch khi đến với Đảo quốc, đừng bỏ qua cơ hội khám phá 5 điểm đến tâm linh dưới đây để hiểu thêm về di sản truyền thống của quốc gia này.
Đền Yueh Hai Ching
Đền Yueh Hai Ching là một biểu tượng văn hóa lịch sử của cộng đồng người Triều Châu ở Singapore. Ngôi đền đạo Lão này được xây dựng vào năm 1826, là nơi thờ phụng nữ thần biển Ma Tổ (Mazu). Trước đây, các thủy thủ thường đến đây để cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn với nữ thần vì những chuyến ra khơi bình an.
Với diện tích 1440 mét vuông, đền Yueh Hai Ching có 2 gian cầu nguyện chính, mỗi gian có lối vào riêng. Gian bên phải thờ Huyền Thiên Thượng Đế – một vị thần tối cao trong tín ngưỡng dân gian của người Triều Châu, và gian bên trái thờ nữ thần Ma Tổ.
Hiện nay, ngôi đền được biết đến nhiều hơn bởi “sự linh ứng” trong việc gieo duyên, giúp nhiều đối tượng độc thân tìm thấy tri kỷ của mình. Nơi đây vì thế còn có tên là “Đền tình yêu” của Singapore, được các cặp đôi tìm đến để cầu nguyện, mong được bên nhau trọn đời.
Địa chỉ: 30B Phillip St, Singapore 048696
Đền Thian Hock Keng
Đền Thian Hock Keng tọa lạc tại khu Chinatown sầm uất, được xây dựng vào năm 1893 và là một trong những ngôi đền Phúc Kiến cổ nhất Singapore. Nơi đây cũng thờ phụng nữ thần bảo vệ ngư dân đi biển Ma Tổ (Mazu).
Ngay khi bước vào cổng đền, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh cửa hình cung với các cột trụ sơn son mang ý nghĩa biểu trưng cho may mắn, thịnh vượng. Trên mỗi chiếc cột đều có hình rồng phượng được chạm khắc theo kỹ thuật tinh xảo của người Phúc Kiến. Bên ngoài sân là hai tượng đá kỳ lân mang ý nghĩa bảo vệ, đồng thời cũng thể hiện sự sung túc và may mắn.
Video đang HOT
Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh và lịch sử, kiến trúc đậm chất Trung Hoa của ngôi đền sẽ mang về một kho ảnh “sống ảo”, giúp bạn lưu lại kỷ niệm về một Singapore đầy tính di sản.
Ngoài ra, trong đại điện còn trưng bày bức thư pháp với dòng chữ viết tay “Bo Jing Nan Ming” (Sóng nhẹ nhàng trên biển Nam) của Hoàng đế Quang Tự nhà Thanh, càng góp phần khẳng định vai trò lịch sử và văn hóa của công trình tôn giáo với người địa phương.
Địa chỉ: 158 Telok Ayer St, Singapore 068613
Chùa Sakya Muni Buddha Gaya
Được xây dựng từ năm 1927, chùa Sakya Muni Buddha Gaya là một trong những công trình Phật giáo bề thế và nổi tiếng nhất Singapore, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm mỗi năm.
Chùa nằm trong khu phố Little India, được xây dựng bởi nhà sư người Thái tên Vutthisara. Chính vì vậy, khi đến đây, du khách sẽ dễ dàng nhận ra sự ảnh hưởng của phong cách kiến trúc đền chùa Thái Lan lên lối thiết kế công trình tôn giáo này.
Theo các tăng nhân, nơi đây đang cất giữ một bản sao bằng gỗ mun và xà cừ in dấu chân của Đức Phật được tìm thấy trên đỉnh Adam’s Peak ở Sri Lanka. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ một mảnh vỏ từ cây bồ đề nguyên thủy mà Đức Phật từng ngồi.
Địa chỉ: 366 Race Course Rd, Singapore 218638
Nhà thờ St. Andrew
Nhà thờ St. Andrew là nhà thờ Anh giáo lớn nhất và lâu đời nhất tại Singapore. Nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 19 và đặt tên theo vị thánh bảo hộ của Scotland. Đây cũng là công trình mang đậm nét kiến trúc neo-Gothic, với hình ảnh ngọn tháp uy nghiêm, các cột trụ vững chãi, cửa sổ đa cạnh và họa tiết chạm khắc tinh xảo, làm nổi bật sự trang nghiêm, ấn tượng.
Khi đến gần, du khách có thể thấy huy hiệu đại bàng của ngài Stamford Raffle đặt cạnh huy hiệu của Bộ trưởng Thường trú đầu tiên, John Crawfurd, và Thiếu tướng William Butterworth, Thống đốc khu vực Straits Settlement. (Ảnh: Wikimedia Commons).
Địa chỉ: 11 St Andrew’s Road, Singapore 178959
Nhà thờ Armenian
Nhà thờ Armenian nằm ở một địa điểm yên tĩnh trên đường Hill Street, thuộc khu phố Bras Basah.Bugis. Đây là nhà thờ Cơ Đốc lâu đời nhất ở Singapore, được xây dựng từ năm 1835, thờ Thánh Gregory – Người Khai Sáng và là tu sĩ người Armenia đầu tiên.
Điểm nhấn của công trình tôn giáo này nằm ở các tòa nhà có đỉnh tháp hình chóp, các cây cột lớn, vững chắc được xây dựng và chạm khắc theo lối kiến trúc Hy Lạp cổ tạo nên một diện mạo tráng lệ và lôi cuốn. Nhà thờ được sơn màu trắng, nổi bật trong khu vườn xanh mướt khiến tổng hòa khung cảnh vừa cổ điển lại vừa nên thơ, quá lý tưởng cho một khung ảnh chek-in tuyệt đẹp để khoe ngay trên Instagram.
Đến thăm nhà thờ, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, mà còn được khám phá thêm những câu chuyện về Kitô giáo từ thế kỷ 19 và văn hóa truyền thống của người Armenia. Trong đó nổi bật là câu chuyện về Agnes Joaquim, người đã tạo ra quốc hoa Singapore khi đang dạo chơi trong khu vườn tưởng niệm. Mộ của Agnes cũng được đặt trong vườn của nhà thờ. Ảnh: Wikimedia Commons.
A Pa Chải hành trình trải nghiệm điểm cực Tây của Tổ quốc
Chinh phục A Pa Chải (Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), điểm cực Tây của Tổ quốc với điểm đến là Cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào- Trung Quốc luôn là hình trình đam mê với nhiều người Việt Nam.
Theo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Điện Biên, cột mốc A Pa Chải là nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe". Hành trình đến cột mốc A Pa Chải là dịp du khách trải nghiệm về chinh phục thiên nhiên, thể hiện lòng quyết tâm, ý chí, thể lực và mang lại cho du khách niềm tự hào, khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia. Đồng thời, khi đến đây vào buổi chiều mùa hè, du khách có dịp trải nghiệm vẻ đẹp hoàng hôn phiêu bồng của vùng núi cao.
Theo ông Nguyễn Văn Hân, đại diện Vietsky Travel, chương trình khảo sát tuyến điểm đến với cột mốc A Pa Chải là dịp đánh giá về cơ sở hạ tầng, điều kiện dịch vụ, thủ tục hành chính để tổ chức đoàn. Điểm đến là cột mốc A Pa Chải sẽ rất thu hút những người Việt Nam thích trải nghiệm đến 4 điểm cực của tổ quốc. Sau những đoàn phượt thì những đoàn caravan (xe tự lái) đi theo nhóm nhỏ sẽ là loại hình được khách du lịch lựa chọn.
Đường từ Đồn biên phòng A Pa Chải đến điểm cực tây Tổ quốc dài khoảng 11 km, trong đó khoảng 7 km đã được đổ bê tông và 4 km đường đất.
Đoạn 4 km cuối là khu vực rừng già biên giới, nhiều chỗ cây đổ chắn ngang đường.
Du khách đi hơn 500 bậc thang để lên đến đỉnh đặt cột mốc A Pa Chải.
Cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc được dân phượt gọi là cột mốc số 0 hay còn là cột mốc không số, luôn là điểm đến check in của nhiều bạn trẻ.
Là điểm cực tây Tổ quốc nên hoàng hôn luôn tạo nên bức tranh hùng vĩ.
Đây là khoảng thời gian để nhiều bạn trẻ sáng tác những bức ảnh đẹp.
Hoàng hôn lúc chiều tà luôn là thời điểm hấp dẫn với giới trẻ.
Với nhiều người, chụp ảnh lưu niệm với cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào _ Trung Quốc là kỹ niệm khó quên.
Tôi một mình đi khắp Ấn Độ trong 30 ngày Nhiều người nói tôi can đảm, nhưng 30 ngày đi khắp Ấn Độ như một 'quyển sách' kỳ diệu. Người dân niềm nở, cảnh vật hiền hòa và nhiều phong tục khiến tôi không ngừng sửng sốt. Trong mắt tôi, cảnh vật, con người và văn hóa Ấn Độ đều đẹp. "Biết Ấn Độ thiếu an toàn nhưng vẫn đi", "phụ nữ dám...