5 điểm đến du lịch cởi mở với cộng đồng LGBTQ+
Thế giới dần trở nên cởi mở cũng là lúc cộng đồng LGBTQ thỏa sức tự do du lịch, khám phá đó đây với đúng tính cách của mình.
Cùng điểm danh những điểm đến thiên đường, nơi cộng đồng lục sắc luôn được chào đón và ủng hộ.
Đây là năm thứ sáu liên tiếp Malta đứng đầu bảng xếp hạng. Đảo quốc Địa Trung Hải được biết đến với người dân thân thiện, những bãi biển xinh đẹp và không khí sôi động.
Bờ biển Malta được ví đẹp như tranh vẽ nhờ được bao quanh bởi nhiều bến cảng, vịnh, các con lạch, bãi biển đầy cát và đá. Mất khoảng 2 đến 3 giờ để đến đất nước Malta bằng đường hàng không từ hầu hết các thành phố Châu Âu.
Trong suốt một thập kỷ qua, quần đảo Malta đã không ngừng thay đổi để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về quyền LGBTQ , từ hôn nhân đồng giới và nhận con nuôi bình đẳng, đến luật công nhận giới tính tự do cho người chuyển giới. Thậm chí LGBTQ còn được đánh dấu vào giới tính của bản thân trên những văn bản chính thức.
Và không chỉ xinh đẹp, ngập tràn ánh nắng, đất nước Malta còn là nơi mà cộng đồng LGBTQ có thể sống cởi mở và du khách không cần phải che giấu giới tính của mình, hay lo lắng bị kỳ thị.
Thủ đô Valletta của Malta là thiên đường quốc tế cho khách du lịch LGBTQ
Đan Mạch
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hợp pháp cho quan hệ đối tác đồng giới vào năm 1989. Quốc gia này nổi tiếng với những thành phố đáng sống và phong cảnh tuyệt đẹp.
Video đang HOT
Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từng được Lonely Planet xếp đầu tiên trong danh sách những nơi cởi mở với người đồng tính nhất trên thế giới. Hàng năm, Copenhagen đều tổ chức các sự kiện liên quan đến cộng đồng LGBTQ như Liên hoan phim MIX Copenhagen luôn thu hút sự chú ý và quan tâm đặc biệt của dư luận.
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hợp pháp cho quan hệ đối tác đồng giới
Thành phố này cũng là quê hương của những quán bar đồng tính lâu đời nhất Châu Âu, như Central Hornet vừa mới tròn 100 tuổi vào năm 2017. Vào năm 2014, tòa thị chính của thành phố đã quyết định đặt tên cho quảng trường ngay giữa trung tâm thành phố là “Rainbow Square” để thể hiện sự ủng hộ của mình với cộng đồng LGBTQ
Bỉ
Một quốc gia nhỏ ở Trung Âu là Bỉ được biết đến với các chính sách tiến bộ và thái độ ủng hộ của công chúng đối với cộng đồng LGBTQ . Bỉ là quốc gia thứ hai trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và bầu Thủ tướng đồng tính công khai đầu tiên của họ, Elio Di Rupo, vào năm 2011.
Bỉ luôn là một trong những quốc gia tiến bộ nhất ở Châu Âu và thế giới khi nói đến quyền LGBTQ . Hoạt động tình dục đồng giới đã được hợp pháp hóa vào năm 1795 và Bỉ là quốc gia thứ hai hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2003. Khoảng một ngàn cuộc hôn nhân đồng giới được tổ chức mỗi năm.
Bỉ tổ chức nhiều sự kiện trên khắp đất nước, bao gồm hai cuộc tuần hành Pride (Bỉ Pride ở Brussels vào tháng Năm và Antwerp Pride vào cuối mùa hè).
Nước Bỉ được ví như là thành phố xinh đẹp như trong tranh. Nơi đây có những lâu đài nguy nga, bảo tàng đậm nét văn hóa truyền thống. Ngoài ra, Bỉ còn được biết đến là “Vương quốc Chocolate” và có đến hơn 2500 loại bia.
Luxembourg
Luxembourg là điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi cảnh đẹp nơi đây mà còn do sự cởi mở, chân thành dành cho cộng đồng LGBT. Thủ tướng của Luxembourg là Xavier Bettel, một trong những thủ tướng đầu tiên trên thế giới thuộc cộng đồng LGBT. Chính ông là người hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Luxembourg. Bên cạnh đó, Luxembourg có 87% công chúng tán thành quyền bình đẳng của LGBTQ ở Châu Âu.
Nơi đây đa dạng trong nền văn hóa và ẩm thực. Ngoài ra, Luxembourg còn nổi bật với địa hình rất độc đáo, với nhiều rừng và cao nguyên dày đặc ở phía Bắc, nhiều thung lũng và hẻm núi ở phía Nam và Đông Nam.
Na Uy
Na Uy thường được coi là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, cũng có quyền LGBT. Có lẽ đây là một bài học cho các quốc gia khác – cởi mở và chấp nhận là con đường phía trước cho tất cả mọi người! Na Uy là quốc gia thứ hai ở Châu Âu cung cấp thuốc PrEP ngăn ngừa HIV miễn phí thông qua dịch vụ y tế quốc gia vào năm 2016, giúp giảm tới 86% nguy cơ nhiễm HIV.
Na Uy là điểm đến cởi mở dành cho cộng đồng LGBTQ
Đất nước này cũng giúp người chuyển giới dễ dàng thay đổi giới tính hợp pháp hơn bằng cách ký chỉ một hình thức và nó cũng mở cửa cho trẻ em với sự đồng ý của cha mẹ. Hôn nhân đồng giới đã hợp pháp ở Na Uy từ năm 2009, thậm chí chấp thuận đám cưới trong nhà thờ Tin Lành-Lutheran, một bước tiến lớn.
Na Uy nổi tiếng là một trong những quốc gia Bắc Âu có đường bờ biển dài nhất thế giới. Đến với nơi đây, bạn sẽ được trải nghiệm những vịnh hồ tuyệt đẹp cùng những cao nguyên hoang sơ, cánh đồng xanh mướt tận chân trời.
Ở ven rừng Phja Oắc có Hoài Khao
Đi mãi chúng tôi cũng đến Hoài Khao, một xóm cổ nhỏ xinh của đồng bào người Dao Tiền nằm bên sườn núi ở ven rừng Phja Oắc (Phia Oắc).
Hoài Khao mới làm du lịch cộng đồng được vài tháng. Cứ tưởng ở đây chưa có gì mấy, hóa ra đi sau nhưng xóm nhỏ này lại có nhiều thứ đáng để đến, để trải nghiệm hơn những nơi đã phát triển du lịch cộng đồng từ lâu.
Khách du lịch trải nghiệm in sáp ong ở Hoài Khao Ảnh: ĐÌNH KIÊN
Mà cũng có lẽ vì đi sau nên Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) lại có những bước đi khá vững chắc, cẩn trọng, bài bản trong làm du lịch cộng đồng.
Ước mơ phát triển du lịch xanh và bền vững
Trong câu chuyện với chúng tôi, Bí thư huyện ủy Nguyên Bình Nông Quốc Hùng liên tục nhắc đến quyết tâm phát triển du lịch ở Nguyên Bình, trong đó có du lịch cộng đồng ở Hoài Khao. Trước hết để người dân có việc làm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, giới thiệu cảnh đẹp ở Nguyên Bình tới du khách trong nước và quốc tế, phát triển du lịch xanh và bền vững. Với những mơ ước ấy, huyện Nguyên Bình đã nhiều lần tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp du lịch, đi học tập mô hình ở các địa phương khác để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ ở địa phương.
Nằm ngay trong khu vực Vườn quốc gia Phja Oắc- Phja Đén giữa những rộng bậc thang uốn lượn, màu sắc văn hóa dân tộc Dao Tiền đậm đặc, ẩm thực địa phương phong phú, nghề truyền thống độc đáo... Hoài Khao có quá nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng, thể thao... Nhìn những ngôi nhà cổ, mái ngói âm dương trên các sườn đồi ở Hoài Khao, người dân vẫn mang trên mình bộ trang phục truyền thống dù ở nhà hay đi nương, dù tiếp khách hay nghỉ ngơi... mới thấy dường như những ồn ào của cuộc sống ngoài kia với internet, trí tuệ nhân tạo... không phải của thế giới này.
Đường vào Hoài Khao đi dưới những tán cây rừng mịn như nhung Phja Oắc- Phia Đén, giống như ở xứ sở thần tiên vậy. Xung quanh Phia Oắc- Phia Đén là các làng bản, dọc theo các con suối có ruộng bậc thang, những triền đồi được đồng bào trồng lúa, sắn, ngô, chè, sở, trẩu... Nằm trong vùng đệm của rừng, Hoài Khao tận dụng được các lợi thế để làm du lịch. Ở Hoài Khao, ngôi nhà nào cũng nhìn ra thung lũng. Những con đường nhỏ giống như những dải lụa mềm mại uốn quanh làng giữa những hàng rào cúc tần, cẩm tú cầu, gợi vẻ đẹp thanh bình, thuần khiết đến khó tả.
Hạnh phúc giản đơn
Xóm Hoài Khao có 34 nóc nhà, nhưng hiện nay mới có 7 nhà làm homestay. Ngoài khu đón tiếp trung tâm, có bãi xe, bản đồ, Hoài Khao cũng có một nhà văn hóa thôn. Buổi tối, sau khi thưởng thức những món ăn đặc trưng của Hoài Khao, chúng tôi được xem một chương trình văn nghệ đặc sắc do chính bà con đồng bào Dao Tiền biểu diễn.
Buổi sáng ở Hoài Khao rất khác biệt. Chủ nhà dậy từ sớm nhổ rau vườn nhà, mổ gà chạy trên đồi làm bữa sáng. Khách thì dạo chơi khắp thôn xóm hít hà không khí miền núi đặc trưng, thoang thoảng mùi bùn đất nồng nồng trộn với mùi trâu bò, lợn gà. Người thì ngồi trên những lán tre chìa ra ruộng, ngắm hoa, thưởng trà, với tay đùa nghịch với những dải mây trắng như bông bay là là ngay trước mặt và đặc quánh ngoài thung lũng phía xa xa. Những gì ở Hoài Khao cho người ta thấy, hạnh phúc không phải là nhiều tiền, là ăn ngon mặc đẹp, là điện thoại thông minh hay biệt thự liền kề, càng không phải là những lời khen nhau trên facebook.
Đường đi từ Hoài Khao sang Nà Rẻo qua con đường nhỏ xuyên rừng tuyệt đẹp. Chỉ vài km nhưng đây là một trải nghiệm mà khách du lịch nào cũng "phê" khi tới xóm nhỏ này. Trên cung đường ấy, có những điểm săn mây đẹp không thua kém gì ở Tà Xùa (Sơn La), Y Tý (Lào Cai), đồi Đa Phú, đỉnh Pinhatt (Đà Lạt)... Cũng trên tuyến đường này, khách du lịch có thể cùng trai bản Hoài Khao tham quan hang động và những tổ ong Khoái khổng lồ. Người dân xóm Hoài Khao có tục cấm phá tổ ong lấy mật nên mỗi hang động có hàng trăm đàn ong bay về làm tổ. Những tổ ong khoái to như tấm chiếu với hàng triệu con ong bám vào. Ong Khoái về làm tổ vào mùa Xuân, lập Thu ong bay đi. Mùa ong bay đi, người dân sẽ lấy vỏ sáp làm nguyên liệu để những người phụ nữ nơi đây đun nấu thành sáp ong sử dụng in trên vải, tạo nên những hoa văn độc đáo lên thổ cẩm truyền thống.
Trưởng xóm Lý Hữu Tăng chia sẻ, người dân trong xóm trước khi làm du lịch cộng đồng hay làm homestay đón khách du lịch chỉ biết đi làm nương rẫy và chăn nuôi. Hai năm qua được tỉnh và huyện quan tâm, vận động, hỗ trợ và hướng dẫn, bà con mới bắt đầu đưa chuồng trại ra khỏi nơi sinh sống, bắt đầu làm du lịch. Chị Lý Thị Hương, chủ của một trong 7 homestay ở Hoài Khao cho biết: "Người dân trước tới nay chỉ quanh quẩn trong xóm, làm nương, trồng ngô lúa, không biết du lịch cộng đồng là gì, càng không nghĩ mình có thể đón khách. Sau khi nghe cán bộ xã, cán bộ huyện vận động, chúng tôi đã biết sửa sang nhà cửa, làm lại vườn tược, trồng hoa, đan giỏ đựng rác, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa dân tộc mình để nói giới thiệu với khách, học nấu các món ăn ngon, học cách chào hỏi khách. Để có vốn làm homestay, ngoài tiền dành dụm, còn lại chúng tôi đi vay ngân hàng và từ hỗ trợ của huyện".
Chủ tịch huyện Nguyên Bình Đào Nguyên Phong cho biết: "Huyện Nguyên Bình xác định phương châm phát triển du lịch xanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Chính vì thế, việc quy hoạch, xây dựng tại Hoài Khao được quản lý, giám sát chặt chẽ để không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, không bị bê tông hóa".
Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nguyên Bình Nông Thị Thủy, người đồng hành với bà con Hoài Khao từ những ngày đầu manh nha làm du lịch cộng đồng: "Người dân Hoài Khao chăm chỉ, ham học hỏi và tiếp thu kiến thức mới rất nhanh. Từ những người làm nông đơn thuần, họ đã biết tổ chức homestay cũng như cách tiếp đón du khách. Tại xóm đã thành lập các tổ, đội phục vụ khách du lịch nhằm cung ứng dịch vụ, sản phẩm trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan".
Quảng Nam phát triển du lịch cộng đồng vùng sâu thành sản phẩm đặc trưng Du lịch cộng đồng ở vùng sâu trong đất liền Quảng Nam đang mở ra hướng phát triển mới trên cơ sở kết nối nền tảng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị...