5 địa chỉ bán món ăn Trung Quốc
Các món ăn như há cảo, bánh bao hấp, mỳ vịt quay hay đậu Tứ Xuyên là những gợi ý để bạn đổi bữa.
Quán Anh Béo
Nằm tại địa chỉ 131 Nguyễn Ngọc Vũ, đây là quán ăn được bán bởi vợ chồng người Trung Quốc. Quán có hai tầng, mỗi tầng kê được khoảng 6 bộ bàn ghế. Ở tầng một có bảng menu lớn in giá niêm yết.
Thực đơn ở đây đa dạng với các món ăn như mì trộn, mì bò kho, mì vịt quay, há cảo và bánh bao hấp, giá từ 35.000 đồng đến 100.000 đồng. Nhiều thực khách đánh giá, quán sạch sẽ, chủ quán thân thiện và đồ ăn ngon. Khi đến đây, bạn sẽ được xem người bán nặn, gói và hấp cá hảo, bánh bao trong lồng nhỏ ở tầng 1. Để không ngấy, bạn có thể gọi thêm sữa đậu tự làm. Ảnh: Giioang.
Sủi cảo Đệ nhất Đông Bắc
Nếu bạn yêu thích các món ăn chuẩn vị Trung Quốc cay và nhiều mỡ, có thể đến quán ăn 102, G22 Huỳnh Thúc Kháng. Quán ở gần mặt đường nên dễ tìm. Có diện tích không lớn, quán ghi điểm với thực khách bởi thực đơn đa dạng từ sủi cảo tôm, sủi cảo nhân thịt cải thảo, mì xào Đông Bắc, thịt xào chua ngọt, đậu phụ Tứ Xuyên ăn cùng cơm trắng. Tuy nhiên một số món chao, xào ở đây cay, có thể không hợp khẩu vị với nhiều người.
Quán mở cửa từ 9h đến 21h, khoảng 19h đông khách nhất. Giá các món ăn dao động từ 30.000 đến 80.000 đồng. Khi đến đây, bạn đừng quên gọi thêm một lon trà Vương lão cát, được đánh giá là ngon miệng và đẹp mắt. Ảnh: Tep 2002.
Hẻm Thượng Hải
Nằm trên đường Nguyễn Thị Định, đây là một trong những quán bán món ăn Trung Quốc được nhiều bạn trẻ yêu thích. Từ ngoài bước vào, thực khách sẽ ấn tượng với chiếc cửa kính sơn đỏ, mái hiên ngói treo đèn lồng. Quán có 3 tầng, được trang trí với các bức tranh tường mang phong cách Thượng Hải.
Video đang HOT
Ngoài dimsum, quán còn có các món xiên nướng, lẩu dê khô, lẩu ốc chân vịt, salad, hàu, cá nướng bếp than… Các món ăn được thực khách đánh giá là đậm đà, chuẩn vị Thượng Hải, đỡ cay hơn tuy nhiên hơi ngọt. Giá một bữa ăn ở đây trung bình là 200.000 đồng một người. Ảnh: Dinh Thu Trang.
Tiệm chú Long
Nằm tại địa chỉ 79 Hàng Lược, đây là nơi chuyên bán vịt quay và thịt nướng xá xíu. Ngoài ra, bạn có thể gọi mì ăn kèm. Thịt ở đây được ướp vừa vặn, nướng mềm mà không khô, khi ăn cùng mì và đồ ăn kèm rất ngon miệng. Mỗi bát có giá từ 40.000 đến 50.000 đồng. Tuy nhiên, quán có điểm trừ là diện tích nhỏ, chỉ có vài bộ bàn ghế nhựa trên vỉa hè dành cho thực khách thưởng thức tại chỗ, phần lớn khách đều đợi mua về. Bù lại quán được trang trí đẹp mắt với màu đỏ đen và người bán hàng thân thiện. Ảnh: Linhasrakhan.
Sủi cảo Đài Loan
Nằm ở gần ngã tư Đại La – Bạch Mai, quán có không gian rộng rãi, sạch sẽ. Ở đây chủ yếu bán các món sủi cảo, há cảo chiên, hấp, tiểu long bao, ngoài ra còn có mì bò. Món ăn được nhiều thực khách yêu thích nhất là há cảo với lớp nhân mềm, đậm vị và vỏ bánh dai, thơm mùi gạo nếp. Mì ở đây được đánh giá là không quá ngon nhưng nước dùng thơm, ngọt dễ ăn. Mỗi suất ăn có giá từ 25.000 đến 70.000 đồng. Quán mở cửa từ 9h đến 22h và đông khách nhất vào buổi trưa. Ảnh: Yen.
7 món ăn mang hàm ý may mắn, sung túc của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán
Tất cả những món ăn này đều mang ý nghĩa tốt lành, đem lại may mắn vào năm mới.
1. Cá
Trong tiếng Trung, phát âm của từ cá giống như "dư thừa". Người Trung Quốc luôn thích có một khoản tiền dư vào cuối năm, họ nghĩ rằng nếu cuối năm có thể tiết kiệm được một khoản nào đó, họ có thể kiếm được nhiều hơn trong năm tới.
Tuy nhiên, người Trung Quốc chỉ chọn những loại cá có phát âm mang lại sự may mắn, chẳng hạn như cá diếc, cá chép, cá trê. Họ sẽ ăn 2 con cá, 1 con vào đêm giao thừa, 1 con vào ngày đầu năm mới, giống như một ước muốn năm này qua năm khác dư giả.
Cá nên là món ăn cuối cùng còn sót lại một ít, vì điều này mang ý nghĩa tốt lành cho sự dư thừa hằng năm. Điều này được thực hiện ở phía Bắc sông Dương Tử, nhưng ở các khu vực khác, đầu và đuôi cá không nên ăn cho đến đầu năm, điều này thể hiện hy vọng rằng một năm sẽ bắt đầu và kết thúc với sự dư dả.
2. Sủi cảo
Với lịch sử hơn 1.800 năm, sủi cảo là một món ăn truyền thống được ăn vào đêm giao thừa của Trung Quốc.
Sủi cảo có hình dạng giống thỏi bạc, không phải dạng thanh mà giống chiếc thuyền, hình bầu dục và quay lên ở hai đầu. Tương truyền, càng ăn nhiều sủi cảo trong lễ mừng năm mới, bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Nhân sủi cảo khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Người Trung Quốc không ăn nhân bằng dưa bắp cải, vì nó ám chỉ một tương lai nghèo khó và khó khăn.
Khi làm sủi cảo nên có nhiều nếp gấp. Nếu cách gói sủi cảo quá trơn nhẵn, nó được cho là người nghèo thích sự ổn định. Một số người Trung Quốc đặt một sợi chỉ trắng bên trong một chiếc sủi cảo, nếu ai ăn trúng cái này sẽ trường thọ. Đôi khi một đồng xu, có ý nghĩa trở nên giàu có.
Sủi cảo nên xếp thành hàng ngang thay vì xếp thành hình tròn. Vì hình tròn có nghĩa là cuộc đời của một người sẽ đi theo vòng tròn, lặp lại, chẳng đâu vào đâu cả.
3. Chả giò
Chả giò là một món ăn ngày Tết của Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở miền Đông Trung Quốc. Chả giò là một món dim sum của người Quảng Đông, gồm những chiếc bánh cuốn hình trụ có nhân với rau, thịt hoặc thứ gì đó ngọt. Nhân được gói trong giấy gói bột mỏng, sau đó chiên giòn, khi chín có màu vàng. Vì chả giò rán trông giống thỏi vàng, nên nó có ý nghĩa mong cầu sự thịnh vượng.
4. Bánh tổ
Bánh tổ là một thực phẩm may mắn được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung, bánh tổ có nghĩa là "ngày càng cao lên theo năm tháng". Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, điều này có nghĩa là bạn càng ở trên cao, công việc kinh doanh thuận lợi, cuộc sống được cải thiện. Nguyên liệu chính của bánh tổ là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và hạt sen.
5. Sủi dìn
Sủi dìn có cách phát âm và hình dạng tròn, gắn liền với sự đoàn tụ và ở bên nhau. Đó là lý do tại sao chúng được người Trung Quốc ưa chuộng trong các dịp mừng năm mới.
6. Mì trường thọ
Mì trường thọ tượng trưng cho ước nguyện sống lâu. Chiều dài và sự chuẩn bị kỳ công của nó là biểu tượng cho sự sống thọ. Món ăn này là một thực phẩm may mắn được ăn vào ngày Tết Nguyên Đán ở miền Bắc Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là sợi mì dài hơn mức bình thường, không cắt nhỏ, có thể chiên hoặc luộc, ăn cùng với nước dùng.
7. Quả may mắn
Một số loại trái cây thường được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán chẳng hạn như quýt, cam, bưởi. Chúng có hình tròn, màu vàng, tượng trưng cho sự no đủ và giàu có.
4 tiệm sủi cảo ngon ở TP.HCM Sủi cảo (hay bánh chẻo) là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, phổ biến ở nhiều nước châu Á. Phần vỏ bánh dai mềm, bọc nhân tôm, thịt và quyện với hỗn hợp xì dầu ớt tạo vị đậm đà, hấp dẫn. Ở TP.HCM, không khó để tìm một tiệm sủi cảo chuẩn vị người Hoa. Bạn có thể ghé quán ăn...