5 đèn cảnh báo trên ô tô, người dùng tuyệt đối không nên bỏ qua
Có rất nhiều biểu tượng đèn cảnh báo được bố trí trên bảng đồng hồ hiển thị thông tin dành cho người lái, trong đó có 5 loại đèn báo liên quan đến động cơ, ắc quy, hệ thống phanh… khi bật sáng, người lái tuyệt đối không nên bỏ qua.
Hệ thống đèn cảnh báo trên trên bảng đồng hồ hiển thị thông tin dành cho người lái là một trong những thông tin quan trong giúp người dùng “bắt bệnh” khi chiếc xe gặp sự cố.
Tuy nhiên, trong thực tế không ít tài xế, đặc biệt là các tài mới thường lơ là, bỏ qua các biểu tượng đèn báo bật sáng, đặc biệt là các đèn báo liên quan đến động cơ, ắc quy, hệ thống phanh… Điều này, có thể khiến xe gặp sự cố chưa kịp phát hiện, đã “lâm trọng bệnh” và tốn nhiều chi phí để sửa chữa. Vì vậy, ngoài việc hiểu rõ các ký hiệu đèn báo, người dùng ô tô cũng nên theo dõi, kiểm tra khi một số đèn báo bật sáng. Đặc biệt, khi phát hiện một trong năm biểu tượng đèn cảnh báo dưới đây bật sáng, người dùng tuyệt đối không nên bỏ qua:
1. Đèn cảnh báo động cơ
Đèn này có biểu tượng hình động cơ ô tô. Khi đèn bật sáng, chứng tỏ ô tô của bạn đang vấn đề về hệ thống động cơ. Một số xe khi đèn cảnh báo động cơ bật sáng vẫn sẽ hoạt động, tuy nhiên cũng có những lỗi khiến xe không thể tiếp tục vận hành. Theo khảo sát của chuyên trang CarMD mới đây, khi đèn cảnh báo động cơ bật sáng các nguyên nhân phổ biến nhất là do cảm biến oxy, bộ chuyển đổi chất xúc tác và bugi hoặc hệ thống đánh lửa có vấn đề…
2. Đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy
Bên cạnh đèn cảnh báo động cơ, khi biểu tượng đèn ắc quy trên xe bật sáng, người dùng tuyệt đối không nên bỏ qua. Đèn cảnh báo ắc quy bật sáng đồng nghĩa với việc hệ thống ắc quy, máy phát điện trên xe đang có vấn đề. Có nhiều lý do khác nhau như cáp đầu cuối bị lỏng hoặc bị ăn mòn, tình trạng pin kém hoặc máy phát điện bị trục trặc. Xe của bạn sẽ không đột ngột dừng lại vì điều này, nhưng nó sẽ không chạy trơn tru trong thời gian dài.
Vì vậy, khi đèn cảnh báo hệ thống bình ắc quy bật sáng nên mang xe đến trạm dịch vụ, garage gần nhất để kiểm tra. Trường hợp đèn báo lỗi ắc quy bật sáng và xe không thể khởi động, nên gọi điện liên hệ với nhân viên kỹ thuật của hãng xe để được tư vấn, hỗ trợ.
Video đang HOT
3. Đèn cảnh báo hệ thống phanh
Loại đèn này thường có biểu tượng hình tròn và dấu chấm than (!) ở trung tâm.
Với một số xe sử dụng phanh tay cơ, khi tài xế chưa hạ, hoặc chưa hạ hết phanh tay… đèn này sẽ nhấp nháy kèm theo âm thanh cảnh báo. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, khi đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng báo hiệu phanh xe đang có vấn đề. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do thiếu dầu phanh. Nếu xe không có đèn cảnh báo ABS riêng, khi đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng, lỗi có thể liên quan đến hệ thống chống bó cứng phanh (ABS).
4. Đèn cảnh báo quá nhiệt
Nếu bạn đang lái xe và nhận thấy đèn tín hiệu cảnh báo có hình nhiệt kế màu đỏ sáng lên. Điều này có nghĩa xe của bạn có vấn đề với hệ thống làm mát, gây ra hiện tượng quá nhiệt.
Trường hợp này tốt nhất nên đỗ xe vào khu vực an toàn để, chờ vài phút để khoang động cơ hạ nhiệt và kiểm tra. Nếu nhận thấy mức nước làm mát thấp nên châm thêm và quan xem xem có bị rò rỉ hay không. Nếu đèn cảnh báo quá nhiệt vẫn sáng, có thể hệ thống tản nhiệt hoặc động cơ đang gặp vấn đề.
5. Đèn cảnh báo hệ thống túi khí
Nhiều người nghĩ rằng cảnh báo túi khí không phải là vấn đề lớn. Nhưng trong trường hợp xảy ra tai nạn, các túi khí có thể không bung ra và gây nguy hiểm đến tính mạng. Khí đèn cảnh báo hệ thống túi khí bật sáng, các nguyên nhân phổ biến có thể xảy ra là cảm biến bị túi khí trục trặc…
5 bộ phận trên ô tô cần kiểm tra khi bước vào mùa mưa
Dành ít thời gian để kiểm tra tình trạng lốp xe, cần gạt mưa, đèn xe hay hệ thống phanh... sẽ góp phần giúp chiếc xe vận hành ổn định, an toàn khi bước vào mùa mưa.
Người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng hoạt động một số bộ phận cần thiết trên xe để góp phần đảm bảo an toàn
Thời tiết tại Việt Nam đang bước vào mùa mưa, việc điều khiển ô tô theo đó cũng gặp một số bất tiện và tiềm ẩn nguy cơ bất an toàn. Vì vậy, ngoài việc trang bị các kỹ năng khi lái xe trong điều kiện đường trơn trượt, lái xe qua các đoạn đường ngập nước... Người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng hoạt động một số bộ phận cần thiết trên xe để góp phần đảm bảo an toàn, ổn định trên mọi hành trình.
Dưới đây là 5 bộ phận cần kiểm tra trên ô tô khi bước vào mùa mưa
Kiểm tra tình trạng lốp xe
Lốp xe là bộ phận duy nhất trên ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Nếu để lốp xe quá mòn, các gai lốp, rãnh thoát nước trên lốp xe bị bào mòn gần hết sẽ tạo ra một lớp nước giữa vỏ xe và mặt đường còn được gọi là hydroplaning (Hydroplaning) - ngăn sự tiếp xúc giữa lốp ô tô và mặt đường khiến xe dễ bị trơn trượt, dẫn đến tai nạn. Theo Cơ quan Quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ, 75% các vụ va chạm xe liên quan đến thời tiết xảy ra trên mặt đường ướt, 47% trong số đó xảy ra khi trời mưa.
Vì vậy, khi bước vào mùa mưa, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng lốp xe. Phải luôn đảm bảo gai lốp, rảnh thoát nước phải có độ sâu ít nhất 3 mm. Bên cạnh đó, nên kiểm tra tình trạng của cao su lốp. Nếu phát hiện lốp quá mòn hoặc có vết nứt, phồng, rách... nên thay thế.
Kiểm tra tình trạng các cánh gạt mưa
Bên cạnh lốp xe, cần gạt mưa kính lái, kính hậu cũng là chi tiết quan trọng góp phần giúp người lái đảm bảo tầm quan sát khi lái xe trong điều kiện trời mưa. Vì vậy, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra chi tiết này. Nên bật thử các cần gạt mưa, nếu phát hiện lưỡi gạt nước vẫn còn để lại những bệt nước nhỏ trên kính lái bạn nên kiểm tra chất lượng lưỡi gạt nước. Nếu chi tiết này quá mòn, hay lớp cao su bị chai cứng... nên thay thế. Ngoài ra, nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính, nếu mức nước quá cạn nên châm thêm.
Kiểm tra hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn trên ô tô cũng là một trong những chi tiết quan trọng giúp bạn phát tín hiệu và để các phương tiện khác nhận biết xe của bạn khi lưu thông trong thời tiết trời mưa, tầm nhìn hạn chế. Do đó nên kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đèn xe, gồm các loại như đèn pha, xi nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn lùi, đèn sương mù, cũng như đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime Running Light). Đảm bảo chắc chắn không có một bóng đèn nào bị hỏng hoặc tắt.
Kiểm tra tình trạng của hệ thống phanh, phanh ABS
Đây là mộ trong những bộ phận quan trọng nhất trên ô tô, góp phần hỗ trợ người lại trong các tình huống giao thông. Vì vậy, trước mọi chuyến đi, nên chú ý kiểm tra hệ thống phanh. Nếu phát hiện có tiếng kêu phát ra mỗi khi đạp phanh, có thể do má phanh bị mòn hoặc đĩa phanh không đều... Trường hợp này nên mang xe vào gara, trung tâm dịch vụ chăm sóc ô tô để kiểm tra, thay thế má phanh.
Ngoài ra, hiện này hầu hết các mẫu ô tô đều có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp. Đây là một chức năng quan trọng giúp cải thiện độ an toàn trên đường ướt. Người dùng cũng nên kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống phanh ABS. Khi đạp phanh gấp ở tốc độ trên 20km/giờ, nếu đèn ABS bật sáng cùng với cảm giác rung bàn đạp phanh... chứng tỏ hệ thống chống bó cứng phanh ABS vẫn hoạt động ổn định. Trường hợp khi thắng gấp phát hiện tiếng kêu chúng tỏ hệ thống chống bó cứng phanh ABS đang gặp vấn đề. Nên mang xe vào gara, trung tâm dịch vụ chăm sóc ô tô để kiểm tra.
Chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết
Ngoài việc kiểm tra các bộ phận quan trọng, người dùng ô tô cũng nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết trên xe như ô dù, khăn giấy, nước sạch (trường hợp cần thiết châm thêm nước rửa kính) cũng như các giấy tờ cần thiết như hợp đồng bảo hiểm... khi sử dụng ô tô trong mùa mưa bão.
5 vật dụng tuyệt đối không nên để trong ô tô mùa nắng nóng Giữa thời tiết nắng nóng gay gắt, việc để một số vật dụng dễ biến dạng, cháy nổ trong khoang nội thất ô tô có thể làm hư hỏng nội thất thậm chí còn nguy cơ gây hỏa hoạn. Việc để một số vật dụng dễ biến dạng, cháy nổ trong khoang nội thất ô tô mùa nắng nóng có thể làm hư...