5 dấu hiệu ung thư phụ khoa
Phần lớn phụ nữ không nắm rõ dấu hiệu của các dạng ung thư phụ khoa, đặc biệt là các triệu chứng không liên quan tới cơ quan sinh sản.
Đó là kết luận của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) sau khi khảo sát 132 phụ nữ ở độ tuổi 40-60. Họ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 7-9 thành viên để thảo luận với nhau trong 2 tiếng.
Trước cuộc thảo luận, mỗi người được nhận một tờ danh sách mô tả 8 triệu chứng của ung thư phụ khoa nhưng không được cho biết chúng là dấu hiệu của căn bệnh nào. Các thành viên có nhiệm vụ chọn ra những triệu chứng họ quan tâm nhất và thảo luận nguyên nhân của từng triệu chứng.
Kết quả cho thấy hiện tượng chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường được chú trọng nhất, với mức độ đánh giá là “nghiêm trọng” hoặc “dấu hiệu của ung thư”.
Ngứa, nóng rát âm đạo là dấu hiệu của ung thư phụ khoa
Video đang HOT
Xếp thứ 2 là những thay đổi trên vùng da ở âm hộ. Mặc dù đánh giá yếu tố này cũng “nghiêm trọng” không kém nhưng khá ít người coi đây là dấu hiệu của ung thư. Một số khác cho rằng dấu hiệu ung thư là cảm giác đau và áp lực lên vùng chậu.
Trong khi đó, có 5 dấu hiệu mà phần lớn phụ nữ coi nhẹ: cảm giác ngứa và nóng rát ở âm đạo, đau lưng hoặc đau bụng, mệt mỏi triền miên, khó đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều, đầy bụng.
Sở dĩ các dấu hiệu này bị coi nhẹ vì chúng còn xuất hiện ở một số tình trạng bệnh khác. Chẳng hạn như có nhiều phụ nữ thường xuyên bị mệt mỏi do thiếu ngủ, thường thấy đầy bụng vào ngày “đèn đỏ” hoặc phụ nữ mãn kinh thường đi tiểu nhiều hơn.
Theo nhóm nghiên cứu, để phân biệt triệu chứng ung thư hay các bệnh thông thường, phụ nữ phải nhận thức được mức độ của từng triệu chứng. Chẳng hạn như trong “chu kỳ” thì thường đau lưng tới mức nào, ăn có bị no quá nhanh?…
Theo ước tính của Viện ung thư quốc gia Mỹ, năm 2012, tại nước này sẽ có khoảng 90.000 trường hợp ung thư phụ khoa, với hơn 1 nửa là ung thư cổ tử cung. Trong đó, khoảng 30.000 phụ nữ sẽ tử vong. Căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất là ung thư buồng trứng, ước tính gây ra một nửa số trường hợp tử vong vì ung thư phụ khoa.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Bài thuốc hay chữa bệnh thủy đậu
Cần phát hiện sớm
Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, bỏ chơi, ngứa... Một số trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp, và 2-3 ngày sau thủy đậu mọc.
Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi, mọc khắp nơi ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương, nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da có thể gặp đủ loại nốt đậu: to, nhỏ, đỏ, phỏng, hay nốt đã đóng vảy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính, một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, không chăm sóc điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Một số bài thuốc
Cây bạc hà. - Ảnh minh họa
Với trường hợp nhẹ - thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, cam thảo đất 8g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chi tử - Ảnh minh họa.
Nếu nặng hơn - thủy đậu mọc nhiều, màu sắc tím tối, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ (tà vào phần khí và phần dinh), thì bài thuốc gồm các vị: bồ công anh 16g, kinh nhân 12g, tế sinh địa 12g, liên kiều 8g, xích thược 8g, chi tử sao 8g. Nếu khát nước nhiều, miệng khô thì thêm: thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn (mỗi loại 8-12g). Sắc uống ngày 1 thang - ban đầu cho 3 chén nước, sắc các vị thuốc còn lại 1,5 chén nước hai cho tiếp 3 chén nước vào, sắc còn lại 1 chén. Hòa hai nước lại, chia dùng 3 lần trong ngày.
Sau cùng, cần tham khảo thêm ý kiến từ nhà chuyên môn để có hướng điều trị tốt hơn cho từng trường hợp.
Theo SKDS
Nói "không" với khó tiêu Khó tiêu là hội chứng hay gặp ở nước ta cũng như các nước khác, tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Khó tiêu là hiện tượng đau tức, nặng bụng, nóng rát, chủ yếu là vùng bụng. Khó tiêu còn có các dấu hiệu kèm theo như: Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn hoặc cảm giác ăn nhanh...