5 dấu hiệu trên mặt cảnh báo sức khỏe lá lách, dạ dày đang xấu đi từng ngày
Tình trạng sức khỏe của lá lách và dạ dày khi gặp vấn đề có thể biểu hiện qua khuôn mặt, việc quan sát để điều chỉnh là việc bạn nên làm ngay.
Theo y học cổ truyền, lá lách và dạ dày là nơi vận chuyển các chất đến tất cả cơ quan trong cơ thể và duy trì hoạt động của chúng.
Khi chức năng của lá lách và dạ dày bị rối loạn, chúng ta sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như béo phì, giảm cân, vô thức chảy nước dãi khi ngủ, chân tay yếu ớt, buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn và đi ngoài phân lỏng, v.v.,
Bên cạnh đó, tình trạng của lá lách và dạ dày còn có thể biểu hiện qua khuôn mặt. Vì vậy, chúng ta có thể tự kiểm tra sức khỏe bằng cách quan sát khuôn mặt của mình với những gợi ý sau đây.
Quan sát sắc mặt có thể nhận biết tình trạng sức khỏe cơ thể (Ảnh minh họa)
1. Sắc mặt
Khi khỏe mạnh, sắc mặt bạn sẽ hồng hào và căng bóng. Nếu lá lách và dạ dày yếu sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển và chuyển hóa, khiến sắc mặt trở nên vàng hoặc trắng nhợt nhạt.
Sắc mặt vàng, khô sạm cho thấy mắc chứng tỳ khí hư, khí huyết không đủ. Sắc mặt tái nhợt, đờ đẫn, môi và lưỡi nhợt nhạt cho thấy tỳ vị thiếu khí huyết. Sắc mặt vàng và đờ đẫn cho thấy tỳ vị tích ẩm.
2. Mũi
Mũi có quan hệ mật thiết với dạ dày. Khi sức khỏe bình thường, đầu mũi có màu hơi vàng và sáng bóng. Nếu đầu mũi sẫm màu và khô sạm chứng tỏ dạ dày bị suy kiệt.
Đầu mũi có màu trắng chứng tỏ lá lách, dạ dày thiếu khí huyết. Đầu mũi sưng đỏ và đau cho thấy dạ dày bị nóng. Mũi thường xuyên chảy máu cam, mũi có màu hơi đỏ và kết cấu mỏng, cho thấy lá lách suy yếu.
3. Mí mắt
Y học cổ truyền cho rằng mí mắt có quan hệ mật thiết với lá lách và dạ dày. Khi sức khỏe bình thường, mí mắt sẽ hồng hào. Nếu mí mắt sưng đỏ là tỳ vị hư nhiệt, mí mắt có màu trắng nhợt là tỳ vị hư nhược, khí huyết không đủ.
Video đang HOT
Mí mắt không nhắm mắt lại được khi ngủ (ngủ vẫn mở hé mắt) vào ban đêm tức là tỳ vị suy dương, mắt mỏi và khô tức là tỳ vị không vận hành tốt. Mí mắt trên sụp xuống và khó nâng lên, chứng tỏ cơ bị nhão do tỳ vị hư nhược.
4. Răng và nướu
Theo y học cổ truyền, răng và nướu là nơi phân bố các đường kinh dương của bàn tay và bàn chân, do đó có thể đánh giá chức năng của đường tiêu hóa bằng cách quan sát răng và nướu.
Nếu răng khô, chứng tỏ dương khí trong dạ dày bị tổn hại; lợi đỏ, sưng đau, chứng tỏ dạ dày hỏa vượng; lợi nhợt nhạt chứng tỏ khí huyết ở tỳ vị không đủ; nướu bị chảy máu và hơi thở có mùi hôi chứng tỏ dạ dày bị nóng; lợi bị co rút, chân răng lộ ra ngoài, chứng tỏ dương khí trong dạ dày không đủ.
Quan sát các biểu hiện trong miệng cũng là cách phát hiện sớm sức khỏe bất thường (Ảnh minh họa).
5. Môi
Môi có màu trắng và không có máu, cho thấy lá lách và dạ dày suy yếu. Môi khô, bong tróc hoặc sưng đỏ cho thấy lá lách và dạ dày bị nóng. Chảy nước dãi vào ban đêm, nước dãi nhạt và không có vị cho thấy lá lách và dạ dày suy nhược. Nước bọt nhớt và có mùi hôi cho thấy lá lách và dạ dày bị nóng.
Mùa hè là thời điểm tốt nhất để điều hòa lá lách và dạ dày. Nguyên tắc của việc điều hòa là loại bỏ ẩm ướt và bồi bổ cho lá lách và dạ dày.
Những người tỳ vị suy nhược nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có tính nóng ẩm như thịt cừu, thịt dê, long nhãn, táo tàu, xoài. Những người tỳ vị và dạ dày tích nhiệt có thể ăn thêm rau quả tươi, chè vỏ quýt hoặc chè lá sen…
Ngoài ra, không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu. Duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi đều đặn cân bằng, hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục hơn 150 phút mỗi tuần, nhờ đó có thể thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, điều hòa lá lách, dạ dày.
Uống nhiều rượu, coi chừng Hội chứng tiêu hoá nguy hiểm
Mallory-Weiss (MW) là một hội chứng đặc trưng bởi chảy máu thực quản thứ phát do vết rách niêm mạc vùng chỗ nối giữa thực quản dạ dày, biểu hiện bởi nôn máu từng đợt sau tình trạng nôn, nấc kéo dài đặc biệt hay gặp ở người lạm dụng rượu.
1. Các nguyên nhân và dấu hiệu của Hội chứng tiêu hóa Mallory-Weiss (MW)
Tất cả các nguyên nhân làm tăng áp lực trong dạ dày, nôn và nấc kéo dài, đều có thể gây ra hội chứng Mallory-Weiss.
Bệnh nhân nghiện rượu hoặc trước đó có uống rượu với số lượng lớn đi đến bệnh viện cấp cứu vì triệu chứng nôn ra máu.
Ngoài việc lạm dụng rượu, nguyên nhân gây ra hội chứng này cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra nôn, nấc kéo dài như: viêm dạ dày - ruột, rối loạn nhu động ruột; viêm gan, sỏi mật; suy thận; các nguyên nhân làm tăng áp lực nội sọ; nhiễm toan xê tôn trong bệnh đái tháo đường; hoặc do tác dụng phụ khi dùng thuốc như aspirin...
Tất cả các nguyên nhân làm tăng áp lực trong dạ dày, nôn và nấc kéo dài, đều có thể gây ra hội chứng Mallory-Weiss.
Biểu hiện kinh điển là:
Nôn ra máu sau nôn, nấc kéo dài.Đi ngoài ra phân đen, đau bụng vùng thượng vị.
Các biến chứng liên quan có thể gặp như:
Nôn nhiều dẫn tới rối loạn điện giải đặc biệt là tình trạng hạ kali máu;Viêm phổi do trào ngược;Thiếu máu cơ tim;Thủng thực quản;Chảy máu nặng dẫn tới sốc giảm thể tích;Nặng hơn dẫn đến sốc mất máu, thậm chí tử vong.
2. Phát hiện và xử trí khi bị hội chứng MW
Nếu có các dấu hiệu nêu trên bệnh nhân cần được chỉ định nội soi thực quản dạ dày sớm để phát hiện và xử trí kịp thời. Thương tổn thường gặp trên nội soi thường là các vết rách đơn độc, chiều dài từ 0.5 - 4 cm, ở vị trí thực quản gần tâm vị hoặc dưới tâm vị phía bờ cong nhỏ, có thể đang chảy máu hoặc có cục máu đông bám trên bề mặt, thậm chí có trường hợp có thể thấy máu đọng trong dạ dày mà không tìm thấy tổn thương.
Cần quan sát và tìm các thương tổn phối hợp thường gặp khác gặp trong hội chứng MW như loét, viêm dạ dày...
Lạm dụng bia rượu là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất
Cảnh báo rủi ro do lạm dụng bia, rượu
Các xét nghiệm khác cần làm để đánh giá mức độ mất máu và các bệnh lý phối hợp: như công thức máu, nhóm máu, xét nghiệm đông máu cơ bản, chức năng thận, điện giải đồ...
Cần làm điện tâm đồ và các men tim, đặc biệt khi thiếu máu nhiều và nghi ngờ thiếu máu cơ tim.
Chụp X-quang có thuốc cản quang thường không được áp dụng thường qui do giá trị chẩn đoán thấp.
3. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa
Việc đầu tiên là xác định tình trạng nặng nhẹ để có thái độ xử trí phù hợp. Cần căn cứ vào mức độ mất máu, đánh giá nguy cơ chảy máu lại, biến chứng và các bệnh phối hợp.
Các biện pháp điều trị bao gồm, ổn định chức năng sống, bù dịch và điện giải, truyền máu nếu thiếu máu nhiều. Chảy máu có thể tự cầm, nếu máu chảy cần can thiệp điều trị qua nội soi. Nội soi không những hữu ích cho chẩn đoán mà còn giúp can thiệp hiệu quả.
Nội soi điều trị Hội chứng tiêu hóa Mallory-Weiss.
Có nhiều phương pháp can thiệp điều trị thương tổn do hội chứng MW, tuy vậy lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào phương tiện và kinh nghiệm của bác sĩ nội soi. Có thể dùng các phương pháp như: đốt nhiệt; tiêm cầm máu bằng dung dịch epinephrine.
Sau tiêm epinephrine cần chú ý theo dõi các biến chứng tim mạch, đặc biệt chú ý cân nhắc sử dụng phương pháp này ở người có bệnh tim mạch.
Tiêm xơ bằng cồn tuyệt đối hay polidocanol cũng là phương pháp được lựa chọn, cần chú ý biến chứng hoại tử và thủng. Ngoài ra có thể sử dụng kẹp clip, laser...
Điều trị nội khoa cần chú ý điều trị dùng thuốc ức chế tiết acid, thuốc bảo vệ niêm mạc với mục tiêu hàn gắn thương tổn, thường chỉ định từ 1 - 2 tuần; thuốc bảo vệ niêm mạc nên dùng nhóm sucrafate do tác dụng kháng acid, pepsin và muối mật. Điều trị chống nôn giúp kiểm soát yếu tố khởi phát, nên dùng nhóm prochlorperazine.
Điều trị ngoại khoa cần cân nhắc khi chảy máu nhiều, tái phát hoặc sau điều trị nội soi thất bại.
Như trên đã nói, lạm dụng rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng MW, vì vậy việc phòng bệnh cần chú ý đến việc tiết chế uống rượu, đồng thời phát hiện và chữa trị sớm các bệnh lý phối hợp.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lỡ nuốt đồ nhựa, cơ thể sẽ thế nào? Trong quá trình sử dụng vật dụng bằng nhựa, chúng ta đã vô tình đưa chúng vào dạ dày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm bài viết: Nếu bạn ăn phải đồ nhựa, điều gì sẽ xảy ra? Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài...